Bầu mọc răng khôn phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Theo dõi: Google New
Với trường hợp bầu mọc răng khôn bị đau nhức thì không nên sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi bất kỳ sự tác động không đúng nào đến cơ thể người mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu phải làm thế nào khi mọc răng khôn để đảm bảo an toàn? Tất cả những lo lắng của bạn sẽ được bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn chia sẻ cụ thể bên dưới đây!

Quá trình mang thai khiến người mẹ phải đối mặt với nhiều biểu hiện lạ, cơ địa thay đổi và cần phải thích nghi. Nếu mọc răng khôn ở giai đoạn này, những khó khăn bà bầu phải chịu đựng càng tăng cao. Tuy nhiên, nếu nắm rõ cách chăm sóc bà bầu mọc răng khôn như thế nào dưới đây, bạn sẽ trút bỏ được những lo lắng cho mình. 

Bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 25 có khi trễ hơn. Mọc khi những chiếc răng cố định trên hàm đã mọc hết nên sẽ không còn chỗ, xảy ra những trường hợp như mọc lệch, ngầm, đâm ngang qua răng kế cận gây đau nhức cho người bệnh.
Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Vùng nướu trong cùng đau và sưng khi răng khôn mọc*

Với người khỏe mạnh thì sẽ không sau bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ bình thường. Với trường hợp mà mọi người thắc mắc đó là bầu mọc răng khôn có sao không? Bác sĩ khuyên bạn không nên nhổ và đến trực tiếp nha khoa uy tín để đưa ra cách điều trị cho an toàn cả mẹ và bé. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ.

Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi bạn nên đặc biệt chú ý điều này. Nếu bạn thấy đau nhức thì bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, cho lời khuyên và không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, bà bầu không nên căng thẳng hay quá lo lắng mà cần tập trung nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để cho em bé được phát triển tốt hơn.

Nhận biết triệu chứng răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch là tình trạng răng khôn mọc không đúng vị trí, gây ra các vấn đề về răng miệng và sức khỏe. Răng khôn mọc lệch thường gặp ở bà bầu, do lúc này sức đề kháng của bà bầu yếu hơn bình thường, dễ bị viêm nhiễm.

Dưới đây là một số triệu chứng răng khôn mọc lệch cho bà bầu:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của răng khôn mọc lệch. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng răng hàm trong cùng, có thể lan sang vùng tai, má, cổ.
  • Sưng tấy: Khi răng khôn mọc lệch, phần nướu xung quanh răng sẽ bị sưng tấy, đỏ ửng.
  • Khó cử động hàm: Răng khôn mọc lệch có thể gây cản trở cho việc cử động hàm, khiến việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn.
Bầu mọc răng khôn phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Bầu mọc răng khôn gặp nhiều trở ngại
  • Sốt: Khi răng khôn bị viêm nhiễm, bà bầu có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Nôn ói: Răng khôn mọc lệch có thể gây kích thích dạ dày, khiến bà bầu bị nôn ói.
Nếu bà bầu xuất hiện một trong những triệu chứng trên, cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bà bầu mọc răng khôn bị lệch xử lý thế nào?

Khi mọc răng khôn không thuận lợi, bạn không nên căng thẳng mà hãy đến sớm nha khoa để bác sĩ thăm khám chu đáo và đưa ra cách giải quyết cho an toàn. Dựa vào tình hình cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thuốc uống thuốc kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức hiệu quả cho bạn. 

Ngoài, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời bằng các nguyên liệu có sẳn trong nhà từ tự nhiên an toàn như:

  • Chú ý tăng cường các loại vitamin A, C cho cơ thể. Sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp cùng với thịt, cá xay nhuyễn để giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Dùng nước muối ấm: Hòa tan chút muối với nước ấm pha loãng súc miệng 3/ 1 ngày để diệt khuẩn và giảm đau.
  • Dùng lá lốt: Bạn sắc đặc lá này với muối, ngậm vào buổi sáng trưa để xoa dịu cơn đau.
Bầu mọc răng khôn phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Không nên nhổ răng khôn khi đang mang thai*
Dù biết sẽ rất khó chịu và gặp nhiều khó khăn nếu răng không mọc không thuận lợi, song, vì bé yêu của mình, các mẹ hãy cố gắng lên nhé! Hãy tiến hành làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Khi nào bà bầu mọc răng khôn có thể nhổ bỏ?

Mặc dù được khuyên không nên nhổ răng khôn trong quá trình mang thai, song vẫn có rất nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định nhổ bỏ răng này. Bởi, nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm... gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng răng, liên lụy các răng lân cận, suy giảm sức khỏe khiến cơ thể người phụ nữ bị suy nhược. 

Trên thực tế, các chị em vẫn có thể tiến hành nhổ răng an toàn nếu đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa thai kỳ. Việc khuyến cáo không nhổ răng khôn áp dụng với trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Như vậy, nếu răng khôn gây đau nhức do mọc không thuận lợi ở giai đoạn giữa, bạn vẫn có thể tiến hành nhổ răng.

Mọc răng khôn hàm trên bị lệch điều trị thế nào cho hiệu quả?
Nên theo dõi quá trình răng khôn mọc*
Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, thai phụ cần được thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe. Đồng thời, quá trình nhổ răng, bạn sẽ không được áp dụng những phương pháp hạn chế đau nhức như: dùng thuốc giảm đau, gây tê... Việc nhổ răng khôn khi mang thai sẽ không nhẹ nhàng như lúc cơ thể bình thường. Vì vậy, nếu không phải trường hợp cần điều trị gấp rút, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên áp dụng phương pháp này sau khi sinh con. 

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mọc răng khôn

Mọc răng khôn là một trong những giai đoạn khó chịu trong thai kỳ. Bà bầu mọc răng khôn thường gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, khó khăn khi ăn uống. Để giảm thiểu những triệu chứng này, bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
  • Rau củ quả: Rau củ quả là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mỗi chúng ta. Bà bầu mọc răng khôn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương mau lành. Một số loại rau củ quả tốt cho bà bầu mọc răng khôn bao gồm: súp lơ xanh, bắp cải, cà rốt, dâu tây, chuối, cam, bưởi...
  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả răng và nướu. Bà bầu mọc răng khôn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu...
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe. Bà bầu mọc răng khôn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, các loại rau xanh lá đậm...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình lành thương. Bà bầu mọc răng khôn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi, ổi,...
Mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người mọc răng khôn*
Chị em nên bổ sung dinh dưỡng một cách đều đặn, phân bổ thực phẩm khoa học trong mỗi bữa ăn. Nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa để tránh đầy bụng gây khó chịu. Hơn nữa, không nên ăn 1 loại thức ăn quá nhiều mà nên dùng đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất. 

Bầu mọc răng khôn nên kiêng những gì?

Không chỉ chế độ dinh dưỡng khoa học, việc kiêng khem trong giai đoạn mang thai cực rất được để ý. Khi mọc răng khôn, chị em càng phải tuân thủ kiêng khem trong ăn uống.
  • Thực phẩm cứng, dai, dẻo: Thực phẩm cứng, dai, dẻo có thể khiến bà bầu bị đau nhức, khó chịu hơn. Bà bầu mọc răng khôn nên tránh ăn các loại thực phẩm như xương, gân, sụn, thịt dai, bánh mì cứng,... 
  • Thực phẩm cay, chua, nóng hoặc lạnh: Thực phẩm cay, chua, nóng hoặc lạnh có thể kích thích nướu răng, khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Bà bầu mọc răng khôn nên tránh ăn các loại thực phẩm như ớt, chanh, cà ri, đồ ăn cay, đồ uống lạnh,... 
  • Rượu bia, thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bà bầu mọc răng khôn nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá. Những loại thức uống có nhiều đường cũng không tốt trong thời kỳ mang thai, các mẹ nên hạn chế uống nhé. 
  • Các loại đồ uống có gas: Các loại đồ uống có gas có thể gây kích ứng nướu răng, khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Bà bầu mọc răng khôn nên tránh sử dụng các loại đồ uống có gas. 
    Mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì?
    Nên kiêng đồ ăn cứng, cay, chua, nhiều dầu mỡ*

Một số lưu ý khác cho bà bầu khi mọc răng khôn

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, việc vệ sinh răng và giữ cho cơ thể cân bằng trong giai đoạn mọc răng khôn của bà bầu cũng góp phần giúp quá trình này diễn ra nhẹ nhàng hơn. 
  • Chú ý vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau nhức. Bà bầu mọc răng khôn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm nước súc miệng để đảm bảo hơi thở được tươi mát, thơm tho. Bà bầu cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám vào kẽ răng một cách thường xuyên. 
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc, hỗ trợ quá trình lành thương. Việc uống nước lọc nhiều trong quá trình thai kỳ cũng rất tốt cho sự phát triển của em bé. Bà bầu mọc răng khôn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi khoa học: Nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách cũng góp phần giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, giảm stress và căng thẳng. Bà bầu mọc răng khôn nên ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Bạn cũng đừng quên nghỉ trưa 30 - 90 phút để cơ thể luôn khỏe khoắn. 
Dù có đang trong quá trình mọc răng khôn hay không thì việc chăm sóc răng miệng trong quá trình mang thai cũng cần được chú trọng. Theo lời khuyên của nha sĩ, mẹ bầu nên thực hiện cạo vôi răng để ngăn ngừa các viêm nhiễm trong khoang miệng.
 
Mong rằng, những thông trên chia sẻ trên đây sẽ giúp bà bầu mọc răng khôn trút bỏ được những vướng mắc đang gặp phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên theo dõi quá trình mọc răng khôn tại các cơ sở nha khoa uy tín. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về các bệnh lý răng miệng, đừng quên liên hệ tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được giải đáp nhanh nhất!

Trả lời