Chữa tủy răng nên kiêng ăn gì?

Theo dõi: Google New

Chữa tủy răng nên kiêng ăn gì? Răng sau khi lấy tủy sẽ giòn và dễ vỡ hơn rất nhiều, do đó việc nên ăn gì, không nên ăn gì là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn bảo vệ những chiếc răng này tốt nhất.

Sau khi lấy hết tủy, chiếc răng xem như đã “chết chỉ còn lại bộ vỏ”, thế nên khi phải chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài, chúng có thể bị vỡ bể bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải thận trọng và nhẹ nhàng trong việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng.

chữa tủy răng nên ăn gì
Chữa tủy răng nên kiêng ăn gì?

Chữa tủy răng nên kiêng ăn gì?

Răng chữa tủy không còn khả năng cảm nhận nhiệt độ của thức ăn và cũng không còn lực ăn nhai như bình thường nữa. Chính bởi lẽ đó, bạn cần chú ý nhiều hơn đến khẩu phần ăn uống hàng ngày và nên từ bỏ một số thói quen sau:

Không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh và quá cứng

Không dùng lực nhai quá mạnh ở vị trí răng lấy tủy

Không sử dụng đồ kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá

Không dùng bàn chải đánh quá mạnh vào răng lấy tủy

Chỉ nên dùng bàn chải lông mềm kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa

Đối với răng lấy tủy, bạn nên ăn thức ăn mềm và nhiệt độ vừa ăn. Và hãy thay thế nước ngọt, nước có ga bằng nước hoa quả các bạn nhé!

Làm gì để bảo vệ răng chữa tủy?

Sau khi lấy tủy răng, cách tốt hơn để duy trì chiếc răng này bền chắc dài lâu đó là tiến hành bọc sứ. Với mão sứ bao bọc bên ngoài, bạn có thể yên tâm ăn uống và sinh hoạt mà không sợ răng chữa tủy bị vỡ bể.

Quan trọng hơn, răng lấy tủy sẽ bị tối màu hơn răng bình thường làm giảm thẩm mỹ khuôn hàm, nhất là khi những chiếc răng mất tủy nằm ở vị trí trung tâm. Sau khi bọc sứ, răng lấy tủy sẽ trở nên đều màu và trắng sáng như răng tự nhiên.

Khi nào cần phải lấy tủy răng?

Lấy tủy răng là điều không ai mong muốn và bác sĩ luôn nổ lực giữ lại tủy răng cho khách hàng bằng mọi cách. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng dưới đây, bác sĩ buộc phải loại bỏ tủy răng nhằm đảm bảo sức khỏe toàn hàm:

hạn chế uống nước có ga
Hạn chế uống đồ có gas sau khi chữa tủy

Răng bị gãy lộ tủy răng do tai nạn hoặc chấn thương

Răng bị sâu nặng, ăn mòn chân răng gây đau buốt dai dẳng cho người bệnh

Chân răng bị viêm, có các ổ mụn mủ trắng gây đau nhức và mùi hôi khó chịu.

Răng đau nhức dữ dội và kéo dài mặc dù không có dấu hiệu khác lạ bên ngoài

Khi tủy răng đã bị viêm nhiễm hoặc gặp vấn đề không thể điều trị thì việc lấy tủy là điều cần thiết để loại bỏ cảm giác đau nhức cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai cho toàn hàm.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Để lấy tủy, các bác sĩ sẽ mở đường đi vào ống tủy của chiếc răng cần điều trị. Thao tác này không làm ảnh hưởng hoặc tác động đến các răng lân cận.

Hơn thế nữa, sau khi lấy hết tủy ra ngoài, bác sĩ sẽ trám bít lại khoang tủy giúp lấp đầy chỗ trống của răng. Vậy nên, bạn không phải lo lắng vấn đề thức ăn hay vi khuẩn sẽ xâm nhập vào răng chữa tủy rồi gây hại đến xương hàm và những chiếc răng khác.

hạn chế đồ cứng
Không nên ăn đồ cứng khi răng đã lấy tủy

Quy trình lấy tủy răng được thực hiện nhanh chóng và nhẹ nhàng, không xâm lấn hay cắt rạch nướu, xương hàm. Khi hoàn thành thao tác chữa tủy, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn và cũng không gặp phải hiện tượng sưng tấy, khó chịu nào.

Lấy tủy răng có đau nhức không?

Bất kì thủ thuật nào tác động đến răng hàm đều ít nhiều gây ra cảm giác ê nhức tại thời điểm điều trị. Thế nhưng, với kỹ thuật chữa tủy răng hiện đại như hiện nay, mọi thao tác từ tiếp cận khoang tủy đến việc đưa tủy ra ngoài được thực hiện một cách đơn giản hơn rất nhiều và bạn hoàn toàn không cảm thấy ê buốt trong suốt quá trình chữa trị.

Sau khi những vấn đề như chữa tủy răng nên kiêng ăn gì? Chữa tủy răng có ảnh hưởng gì không? được giải đáp thì bạn còn điều gì lo lắng? Hãy chia sẻ ngay với chúng tôi – Bác sĩ Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ giúp bạn có được tâm lý tốt hơn để bước vào ca điều trị tủy răng.

 

Trả lời