Bị tụt lợi khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi: Google New

Niềng răng bị tụt lợi có phải là sự thật? Nếu là thật là thì nguyên nhân do đâu và cách xử lý vấn đề này như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nếu đang trong quá trình niềng răng chỉnh nha các bạn nhé!

Tụt lợi là một trong những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra trong thời gian đeo niềng răng. Vì vậy, để tránh không rơi vào tình cảnh này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân bị tụt lợi khi niềng răng là gì?

niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng bị tụt nướu phải làm sao?

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi là gì?

Mô lợi bị tụt xuống để lộ chân răng khiến răng đứng trước nguy cơ bị lung lay và rụng sớm. Và tụt lợi khi niềng răng được xác định là do những nguyên nhân cụ thể sau:

Mảng bám cao răng

Thao tác vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài khó khăn hơn bình thường, thế nên nhiều người không đủ kiên nhẫn để làm sạch thức ăn ở từng kẽ răng. Lâu dần, những mảng bám thức ăn dư thừa này sẽ kết lại thành cao răng.

Và cao răng chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nướu. Bệnh viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi.

Đánh răng sai cách

Thói quen đánh răng mạnh tay, chà xát vào chân răng bằng bàn chải lông cứng làm tổn thương nướu nghiêm trọng. Khi nướu bị tổn thương sẽ có xu hướng chảy máu và tiêu giảm theo thời gian mà chúng ta rất khó nhận biết ngay từ đầu.

Mắc các bệnh lý răng miệng

Trước khi niềng răng, nếu bạn đã manh nha mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm chân răng nhưng không được chữa trị dứt điểm thì bị lợi khi niềng răng là điều khó tránh khỏi.

cao răng làm tụt nướu

Cao răng là nguyên nhân gây tụt nướu khi niềng răng

Lực siết mắc cài không phù hợp

Thiết lập lực siết mắc cài quá mạnh so với khả năng chịu đựng của răng không chỉ làm răng lung lay mà còn gây áp lực lên nướu. Đây cũng là nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng mà bạn cần đặc biệt chú trọng.

Niềng răng bị tụt lợi phải làm sao?

Trong thời gian đeo niềng răng, bạn cần phải theo dõi và kiểm tra tình trạng răng hàm mỗi ngày. Nếu phát hiện nướu sưng tấy và đỏ ửng lên gây đau nhức thì hãy ngay lập tức đến nha khoa thăm khám.

Sau khi xác định nguyên nhân gây tụt lợi, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất. Trong trường hợp tụt nướu do niềng răng sai cách, bác sĩ buộc phải tháo mắc cài để phục hồi nướu rồi mới tiến hành niềng răng trở lại.

Còn nếu, nướu chỉ mới có biểu hiện viêm nhiễm do cao răng thì bác sĩ sẽ làm sạch vôi răng để ngăn chặn bệnh biến chứng nặng hơn. Bạn vẫn có thể niềng răng bình thường khi cạo vôi răng mà không cần phải tháo niềng.

Làm gì để ngăn chặn tụt nướu khi niềng răng?

Việc chăm sóc răng miệng không phải đến khi niềng răng mới cần được chú ý nhưng trong giai đoạn này, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn bởi răng hàm vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy, các bạn hãy chú ý những vấn đề sau đây để bảo vệ hàm răng khỏe mạnh trong quá trình chỉnh nha:

Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải dành riêng cho người niềng răng để đánh răng

Đánh răng nhẹ nhàng và tỉ mỉ để loại bỏ hết thức ăn dư thừa mà không làm bong sút mắc cài

Dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để tiêu diệt vi khuẩn

Hạn chế ăn uống những thực phẩm nhiều đường nhằm tránh sâu răng và cao răng

hạn chế ăn đồ ngọt khi niềng răng

Hạn chế ăn đồ ngọt khi đang đeo niềng răng

Điều quan trọng nhất là bạn phải đến Nha khoa uy tín để thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát trước khi niềng răng.  Nếu bị vôi răng hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, bác sĩ sẽ chữa trị dứt điểm rồi mới đeo mắc cài. Hơn nữa, Nha khoa niềng răng danh tiếng sẽ đảm bảo niềng răng đúng kỹ thuật giúp chúng ta tránh được những biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình đeo niềng.

Niềng răng bị tụt lợi là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và thẩm mỹ của khuôn hàm về lâu về dài. Do đó, các bạn nhất định phải tìm cho mình một nha khoa tên tuổi để niềng răng đúng cách, đúng tiêu chuẩn nhé!

Trả lời