Nhổ răng khôn an toàn không đau

Nhổ răng khôn là dịch vụ phổ biến tại các trung tâm Nha khoa hiện nay. Vậy khi nào cần phải loại bỏ những chiếc răng cấm này và quá trình nhổ bỏ răng khôn diễn ra như thế nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng cấm (răng số 8) là những chiếc răng mọc sau cùng, thường trong độ tuổi từ 17 – 25. Mặc dù, răng khôn giúp tăng lực nhai cơ hàm, tuy nhiên chúng thường tiềm ẩn những biến chứng gây khó chịu và đau đớn cho nhiều người. Chính vì vậy, việc nhổ răng khôn khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Vậy khi nào chúng ta nên nhổ răng khôn?

nhổ răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu cần nhổ để không lây lan sang các răng bên cạnh

Răng khôn biến chứng

Khi răng khôn biến chứng mọc ngầm mọc lệch gây ra các biến chứng đau nhức, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang làm ảnh hưởng đến răng lân cận.

Răng khôn và răng bên cạnh có kẽ hở

Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng và bệnh lý răng miệng.

Răng khôn mọc dài xuống hàm đối diện

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.

Răng khôn có hình dạng bất thường

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

Bên cạnh đó, khi bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng, chúng ta cũng buộc phải loại bỏ răng khôn. Bên cạnh đó, nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Tuy nhiên, không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể giữ lại, chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày là được.

Hơn nữa, nếu các bạn có tiền sử bị các chứng bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…thì không nên nhổ răng khôn vì sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta đừng tùy tiện nhổ răng khôn khi chưa có chỉ định của Bác sĩ Nha khoa.

Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?

Nhổ răng khôn được thực hiện một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng theo các bước nghiêm ngặt dưới đây:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác  sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quan khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn của các bạn.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra hàm mặt

Bạn sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý bằng máy chụp hàm mặt cùng phần mềm quản lý hiện đại, giúp bạn có thể xem toàn bộ quá trình điều trị trước, trong và sau khi nhổ răng khôn.

Bước 3: Tiến hành nhổ răng khôn

Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại, có thể dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường.

nhổ răng khôn an toàn

Chụp phim kiểm tra tình trạng cụ thể của răng khôn

Bước 4: Cầm máu

Bác sĩ sẽ cho bạn cắn bông cầm máu, khoảng sau 10-15 phút máu sẽ ngưng chảy

Bước 5: Tái khám và theo dõi kết quả điều trị

Với quy trình chuẩn Y khoa cùng đôi bàn tay khéo léo của Nha sĩ tại Trung tâm Nha khoa Đăng Lưu, nhổ răng khôn không còn là nỗi ám ảnh của bao người nữa. 

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện theo những dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi. Dưới đây là cách xử lý 4 dấu hiệu thường gặp sau khi nhổ răng khôn:

Sưng

Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để giảm bớt tình trạng sưng, các bạn nên uống thuốc theo kê đơn của Bác sĩ, hoặc chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu và chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.

Đau

Tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu, sau đó sẽ giảm dần.

Sốt

Ngày đầu sau nhổ răng, một số khách hàng sẽ có thể bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Nếu gặp hiện tượng này, các bạn nên uống thuốc theo toa để giảm sốt nhanh chóng.

Chảy máu

Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng.

nhổ răng khôn không đau

Nhổ răng khôn để tránh gây tổn thương cho các răng lân cận

Các bạn nên duy trì cục máu đông bằng cách không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn.

Trên đây là những thông tin Y khoa liên quan đến dịch vụ nhổ răng khôn. Nếu bạn đang có ý định loại bỏ 1 trong những chiếc răng cấm phiền toái này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!

BÀI BÁO VỀ CHÚNG TÔI

Trả lời

tu-van-popup-desktop

zalo-icon