Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?

Theo dõi: Google New

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Chủ đề răng khôn mọc chưa bao giờ hết “sốt” cả, bởi chiếc răng này gây ra các vấn đề răng miệng phức tạp buộc bạn phải tìm hướng xử lý dứt điểm để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn biết răng khôn đang sưng có nhổ được không bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Lợi đang sưng có nhổ răng khôn được không? Trên thực tế, muốn nhổ bỏ răng khôn bạn phải trải qua xét nghiệm máu và chụp X-quang. Dựa vào kết quả thu thập được bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nhổ bỏ hay giữ lại răng khôn và tìm hướng xử lý hiệu quả giúp bạn đỡ đau nhức khi chiếc răng này mọc.

có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau*

Vì sao răng khôn mọc gây đau nhức?

Răng khôn mọc lên sẽ có dấu hiệu khác với những chiếc răng còn lại, chúng thường gây đau nhức phía sâu trong cung hàm. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể xuất hiện nhẹ hoặc là nặng, kéo dài âm ỉ qua nhiều ngày. Bệnh nhân phải chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức khi răng số 8 mọc lên để từ đó tìm hướng giải quyết dứt điểm.

  • Răng khôn muốn mọc lên được phải đâm xuyên qua lớp nướu dày nên gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức nhiều, bệnh nhân không thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Thật ra, dù xảy ra tình trạng khó chịu nhưng điều này hoàn toàn bình thường, khi nào răng nhô lên hết cơn đau nhức sẽ giảm dần.
  • Xương hàm không còn đủ khoảng trống cho chiếc răng số 8 mọc lên hoàn chỉnh khiến chúng phải tìm cách mọc lệch sang vị trí răng hàm bên cạnh. Điều này gây ra tình trạng răng bị chèn ép, răng không thể phát triển lên được nữa. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều ở xương hàm, đôi khi còn lan đến vùng đầu, gây đau nửa đầu.
  • Răng khôn mọc lên nằm sâu bên trong, bệnh nhân đôi khi không chú ý nhiều đến việc vệ sinh ở khu vực này làm cho vi khuẩn dễ dàng “sinh sôi nảy nở” gây ra các căn bệnh như sâu răng, viêm nướu,... Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ còn làm nhiễm trùng răng khôn, áp xe răng, người bệnh bị đau nhức dữ dội. Trong trường hợp này bệnh nhân cần phải đến phòng khám nha khoa để bác sĩ điều trị dứt điểm tránh tình trạng viêm ổ răng, vi khuẩn lan sang các răng khác hoặc gây viêm tủy, nhiễm trùng máu.
Vì sao răng khôn mọc gây đau nhức
Vì sao răng khôn mọc gây đau nhức?*

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không?

Đi vào giải đáp có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không? Bệnh nhân mắc phải tình trạng răng mọc bất thường trên cung hàm như mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu đang bị đau dữ dội thì bác sĩ sẽ phải xem xét lại mức độ viêm nhiễm của từng trường hợp rồi mới đưa ra quyết định có nhổ hay không.

Răng khôn mọc lên đi kèm với dấu hiệu sưng đau, ổ viêm xuất hiện, nếu tác động dao kéo vào vị trí này dễ gây ra nhiễm trùng. Các dây thần kinh chạy ngang khu vực răng khôn bị ảnh hưởng làm cơ thể của bạn khó chịu hơn. Việc nhổ răng khôn khi chúng đang bị viêm nặng còn khiến cho vi khuẩn lan rộng sang toàn hàm.

Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm sưng, giảm đau,... Đợi khi vết thương ổn định, bác sĩ nạo sạch hết phần bị viêm nhiễm. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan rồi bác sĩ loại bỏ răng khôn bằng phương pháp hiện đại.

răng khôn bị sưng có nhổ được không
Răng khôn bị sưng có nhổ được không?*

Các trường hợp cần loại bỏ răng khôn

Như đã nói, bệnh nhân cần phải loại bỏ răng khôn nếu chúng mọc lên không hỗ trợ chức năng ăn nhai cho toàn hàm. Ngược lại còn gây ra các vấn đề về răng miệng, bệnh nhân bị đau nhức dữ dội, khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt.

Răng khôn mọc sai vị trí

Một chiếc răng bình thường sẽ phát triển theo phương thẳng đứng và không xâm lấn răng bên cạnh. Còn răng khôn nhô lên không đúng vị trí, chúng mọc ngang, mọc ngầm ở dưới nướu, đâm ra ngoài má và ảnh hưởng tới răng hàm số 7. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh trường hợp chúng gây ra áp xe răng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Răng khôn mọc lệch hẳn sang một bên, mọc ngầm ở dưới nướu gây ra nhiễm trùng. Hệ thống dây thần kinh tại vị trí này bị ảnh hưởng nên bệnh nhân cử động hàm khó khăn. Tình trạng này kéo dài và không can thiệp điều trị sớm cơ thể người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, bị sụt cân nhiều.

Răng khôn mọc sai vị trí
Răng khôn mọc sai vị trí*

Răng khôn bị sâu

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho răng của bạn mắc phải một số bệnh lý liên quan gây đau nhức nhiều. Thật ra, cũng rất khó kiểm soát được vấn đề vệ sinh cho chiếc răng khôn của bạn. Bởi chúng mọc trong cùng, nếu đưa bàn chải vào không đúng cách khó loại bỏ sạch mảng bám trên răng. Điều này vô tình tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, lan nhanh sang những khu vực lân cận, gây hôi miệng và đau nhức nhiều.

Bạn cảm thấy răng của mình gặp vấn đề hãy chủ động đến phòng khám nha khoa kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết phù hợp, nếu sâu răng quá nặng không thể hồi phục bằng cách khác thì bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Răng khôn mắc kẹt lại gây viêm nướu

Chiếc răng khôn của bạn chưa trồi lên hết nhưng bị mắc lại ở dưới nướu nên xuất hiện tình trạng đau nhức. Khi ăn uống, thức ăn mắc vào khu vực này gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Nếu bạn không điều trị sớm, vi khuẩn sẽ lan vào chân răng, phá hủy tủy răng và tác động xấu đến xương hàm. Bạn không nên xem thường việc răng khôn mọc gây viêm nướu mà hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và nhổ bỏ chúng càng sớm, càng tốt.

Các trường hợp không nhổ răng khôn

Bạn đã có câu trả lời cho “Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không?” rồi, ngoài trường hợp này ra thì bạn cũng không nên nhổ răng khôn khi:

Đang bị ốm

Người bệnh bị ốm không nên đi nhổ răng khôn bởi hệ miễn dịch vẫn chưa ổn định, cơ thể lúc này vẫn xuất hiện cảm giác mệt mỏi khó chịu. Nếu “cố chấp” đi nhổ răng sẽ không thể nào chịu được cơn đau sau khi thuốc tê tan hết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn thân.

Đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai nếu bị đau răng khôn không nên đi nhổ bỏ. Bởi khi nhổ răng bác sĩ phải gây tê, dù sử dụng thuốc tê với liều lượng cho phép thì cũng chưa có nghiên cứu chỉ rõ nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn nên đợi sinh xong rồi hãy nhổ răng khôn.

Bên cạnh đó, nhổ răng khôn sẽ gây chảy máu nhiều, viêm sưng má, buộc bạn phải uống thêm thuốc giảm đau, kháng sinh. Nhưng bà bầu không nên sử dụng các loại thuốc này vì có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng.

Đang trong kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt đã rất mệt mỏi vì bị mất máu và đau bụng kinh. Lúc này sức khỏe không tốt, cảm giác đau nhức người, uể oải, mệt mỏi xuất hiện nhiều hơn. Nếu bạn nhổ răng khôn trong thời điểm “nhạy cảm” này sẽ khiến vết thương lâu hồi phục.

Tốt nhất, bạn hãy đợi cơ thể trở nên ổn định, kỳ kinh nguyệt kết thúc rồi đã đến nha khoa loại bỏ răng khôn. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X-quang, xét nghiệm máu,... rồi mới đưa ra kết luận có nên nhổ bỏ răng khôn hay không. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chủ động trao đổi với bác sĩ nếu mắc phải một số bệnh nền như máu khó đông, tăng huyết áp, tim mạch,...

răng khôn sưng đau có nhổ được không
Răng khôn sưng đau có nhổ được không*

Chế độ ăn uống phù hợp khi răng khôn mọc

Để giảm bớt cảm giác khó chịu, đau nhức dữ dội khi chiếc răng số 8 mọc lên bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp. Dĩ nhiên, bạn vẫn phải đến phòng khám gặp bác sĩ để giải quyết vấn đề này. Nhưng trước hết hãy ăn các món dễ nuốt, tránh gây áp lực vào vùng răng đang bị tổn thương.

Thực phẩm nên ăn

  • Tiêu thụ thực phẩm mềm, không cần phải nhai nhiều là lựa chọn đầu tiên khi ăn uống trong trạng thái răng khôn mọc gây đau đớn. Các món ăn như cháo, súp, nước canh hầm,... vẫn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến răng khôn.
  • Bạn hãy ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm vitamin cũng như khoáng chất hỗ trợ cơ thể vượt qua cơn đau nhức do răng khôn mọc.
  • Uống thêm sữa, sử dụng các chế phẩm làm từ sữa sẽ giúp bạn giảm đau, hỗ trợ răng chắc khỏe.
  • Dù răng của bạn bị đau nhức nhiều nhưng bạn vẫn phải uống đủ nước để khoang miệng không bị khô.

Thực phẩm nên kiêng

  • Bệnh nhân hãy tránh xa món ăn chứa nhiều gia vị, những món cay nồng, quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến vùng răng đang bị tổn thương. Nếu vẫn ăn các món này sẽ khiến cho cơn đau xuất hiện dữ dội hơn, gây nhiễm trùng trong khoang miệng.
    Không nên gây áp lực lên răng bằng việc ăn nhai thực phẩm cứng, dai, dẻo.
  • Không sử dụng nước tăng lực, nước ngọt, không ăn bánh kẹo quá nhiều.
  • Bệnh nhân không được uống bia rượu, không hút thuốc vì dễ làm viêm nhiễm răng khôn.
  • Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để kiểm tra tình hình chiếc răng khôn đang mọc.

Nếu chúng chỉ gây đau nhức trong một khoảng thời gian do lớp nướu của bạn quá dày, sau đó mọc lên bình thường thì không cần thiết phải nhổ bỏ. Còn kết quả chụp X-quang cho thấy răng mọc ngầm, mọc lệch sang một bên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ, hạn chế tác động xấu đến răng hàm bên cạnh. Nhanh chóng khắc phục tình trạng đau nhức, viêm nhiễm xuất hiện ở khu vực răng khôn mọc.

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không đã được giải đáp cụ thể và chi tiết trong bài viết trên. Tình trạng mọc răng khôn ở mỗi người là khác nhau, nên tốt hơn hết bạn hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, tìm ra giải pháp điều trị và loại bỏ răng khôn nhanh chóng, hạn chế tình trạng đau nhức hay viêm nhiễm kéo dài.

Trả lời