Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu mới hết?

Theo dõi: Google New

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu? Nhổ răng khôn là điều bắt buộc phải làm nếu răng khôn mọc lên có nguy cơ gây xô lệch cả hàm răng và mọc ngầm tác động đến răng bên cạnh gây đau nhức dữ dội. Nhổ răng khôn xong, máu chảy ra nhiều, bệnh nhân thắc mắc tình trạng này sẽ chấm dứt trong bao lâu và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nhổ răng khôn bao lâu hết chảy máu.

Nhổ răng khôn không cầm được máu là nỗi sợ hãi của nhiều người. Để giúp bạn không bị chảy máu quá nhiều, các nha khoa uy tín đã áp dụng kỹ thuật nhổ răng khôn hiện đại. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện một số biện pháp cầm máu đơn giản tại nhà thì cục máu đông sớm hình thành, vết thương nhanh chóng hồi phục.

nhổ răng khôn an toàn
Nhổ răng khôn an toàn*

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Răng khôn gây đau nhức là nỗi ám ảnh của nhiều người trong độ tuổi trưởng thành. Răng khôn nếu mọc lệch, mọc ngầm bắt buộc phải nhổ bỏ càng khiến bệnh nhân lo lắng hơn. Vì vị trí răng khôn mọc ở sâu trong cung hàm và thân răng to nên khi nhổ răng sẽ gây chảy máu nhiều hơn so với việc nhổ những chiếc răng khác.

Vậy nhổ răng khôn chảy máu bao lâu? Sau khi nhổ răng khôn, thời gian chảy máu kéo dài trong khoảng 30 đến 60 phút, nhưng một số trường hợp có thể chảy máu nhiều hơn tận 2 giờ đồng hồ mới chấm dứt hoàn toàn. Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, máu vẫn sẽ rỉ ra hòa lẫn với nước bọt nên khoang miệng xuất hiện chất dịch nhầy màu hồng nhạt. Đây là tình trạng bình thường khi bạn loại bỏ răng khôn nên không có gì phải lo lắng cả.

cục máu đông xuất hiện sau khi nhổ răng khôn
Cục máu đông xuất hiện sau khi nhổ răng khôn*

Tình trạng máu chảy nhiều hay ít và thời gian máu ngừng chảy còn tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Nhưng nếu sau 24h kể từ lúc nhổ răng khôn máu vẫn chảy ra ướt đẫm miếng gạc và không có dấu hiệu dừng lại thì hãy đến phòng khám gặp bác sĩ. Có thể bạn đã gặp một số tổn thương nào đó khiến máu không đông lại. Bác sĩ sẽ tìm cách xử lý để máu ngưng chảy, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.

Vì sao lại chảy máu khi nhổ răng khôn?

Không cần phải là răng khôn, bạn nhổ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng sẽ gây chảy máu. Hiện tượng này hết sức bình thường khi cơ thể đáp trả lại những thay đổi bất ngờ trên cung hàm. Bạn đã biết nhổ răng khôn chảy máu bao lâu rồi, tiếp đến hãy xác định nguyên nhân khiến nhổ răng khôn chảy máu nhiều hơn bình thường.

Chiếc răng khôn có thân to giống như răng hàm, có nhiều chân bám chắc chắn khiến việc nhổ bỏ trở nên khó khăn hơn. Các dụng cụ nhổ răng dù hiện đại thì vẫn phải tác động lên mô nướu, tách từng lớp nướu mới đưa răng khôn ra ngoài nên sẽ gây chảy máu nhiều hơn so với nhổ những chiếc răng khác.

  • Việc nhổ răng khôn tạo ra vết thương to trên cung hàm, máu chảy ra trong thời gian dài.
  • Bác sĩ nhổ răng khôn nhưng không nhổ sạch chân răng, cần phải tiểu phẫu một lần nữa mới lấy hết chân răng ra ngoài.
  • Bệnh nhân không kiêng khem đồ cứng và vận động mạnh sau khi nhổ răng cũng làm vết thương chảy máu nhiều.
nhổ răng khôn vẫn chảy máu
Bệnh nhân nhổ răng an toàn tại bệnh viện*

Ngoài ra, nhổ răng vẫn chảy máu nhiều, kéo dài còn do một số nguyên nhân bất thường như:

  • Vùng nhổ răng khôn bị viêm do bệnh nhân mắc các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu,...
  • Cơ thể của bệnh nhân đang có những thay đổi bất thường mà vẫn cố chấp loại bỏ răng khôn. Ví dụ phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang phải sử dụng thuốc chống đông máu,...
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, u nang, ung thư, giảm tiểu cầu,...
  • Bác sĩ không làm sạch các vi khuẩn có hại trong khoang miệng nên gây nhiễm trùng, máu chảy ra nhiều hơn khi nhổ răng khôn.

Nếu lần đầu bạn nhổ răng khôn thì hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ về kỹ thuật nhổ răng, các cách cầm máu hiệu quả để tránh tình trạng máu chảy ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn dành cho bạn

Để ngăn chặn một số biến chứng không mong muốn có thể xảy ra thì bác sĩ nha khoa cung cấp cho bạn một số cách cầm máu nhanh chóng khi nhổ răng khôn như sau:

Đặt miếng gạc y tế vào khu vực vừa nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn xong, bác sĩ cẩn thận khâu vết thương lại và đặt vào đó một miếng gạc y tế. Bệnh nhân cắn miếng gạc rồi giữ nguyên như thế thì máu sẽ thấm vào miếng gạc và nhanh đông lại hơn. Khi về đến nhà bạn vẫn để miếng gạc cho tới khi chúng ướt đẫm máu hãy thay miếng gạc mới. Bạn sử dụng một miếng gạc sạch rồi gấp nó lại sao cho vừa với ổ răng. Sau đó nhẹ nhàng đặt chúng vào và cố định ở vết thương, cứ giữ như thế tầm 45 phút.

cắn miếng gạc cầm máu
Cắn miếng gạc cầm máu*

Không tác động vào cục máu đông

Khoảng 24 giờ đầu tiên, cục máu đông sẽ hình thành, lúc này bạn không được tác động gì đến nó. Bởi cục máu đông đóng vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu cũng như hồi phục vết thương.

  • Bạn không khạc nhổ, súc miệng quá nhiều lần trong ngày.
  • Không được vận động mạnh và hạn chế tiêu thụ thực phẩm cứng, dai.
  • Bạn nên sử dụng ống hút để uống nước và không được đụng chạm gì đến khu vực vừa mới nhổ răng khôn.
  • Không chơi các bộ môn đòi hỏi phải sử dụng hơi thở mạnh như kèn, sáo,... khi vừa nhổ răng khôn xong.

Có chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Nhổ răng khôn xong, bạn cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi thì vết thương mới mau hồi phục được. Bệnh nhân không làm những công việc nặng nhọc, cần vận động nhiều ít nhất là 1 - 3 ngày. Khi đi ngủ bạn hãy kê cao đầu để ngăn chặn máu chảy ra nhiều hơn.

Bạn cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh những món ăn quá cứng dai, đồ ăn chứa nhiều gia vị. Thực đơn ăn uống sau khi nhổ răng tốt nhất là các món dễ nuốt, không tốn nhiều sức nhai như cháo, súp,... Đồng thời bạn hãy bổ sung thêm rau củ quả bằng cách ép nước để uống.

Đặc biệt, trong vòng 1 tuần sau khi nhổ răng khôn bạn tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử) vì sẽ có nguy cơ gây ra nhiễm trùng ổ răng.

ăn cháo và uống nước ép
Ăn cháo và uống nước ép*

Biết cách vệ sinh răng miệng

Cơn đau sau khi nhổ răng khôn sẽ xuất hiện lúc thuốc tê tan hết, vậy bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng như thế nào? Trong 2 ngày đầu bạn hãy dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để súc miệng chứ không nên đánh răng. Vào ngày thứ 3, khi bạn nhận thấy vết thương đã ổn định thì có thể sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng lành tính chải nhẹ nhàng, đừng tác động vào vị trí mới nhổ răng.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu máu chảy ra nhiều

Bệnh nhân đã áp dụng hết các cách cầm máu được nêu ở trên mà máu vẫn không có dấu hiệu đông lại thì hãy đến phòng khám gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân, sau đó đề xuất phương án xử lý:

  • Nếu bệnh nhân chảy máu nhiều do rách nướu, tổn thương ổ xương, nhiễm trùng,... thì bác sĩ vệ sinh vết thương rồi cẩn thận khâu lại.
  • Bác sĩ phát hiện còn sót chân răng sẽ tiểu phẫu làm sạch chân răng và xử lý vết thương cho bạn.

Nhổ răng khôn ít chảy máu bằng cách nào?

Nhổ răng khôn thì chắc chắn gây chảy máu, sau khi thuốc tê tan hết bệnh nhân còn có cảm giác đau nhức. Tiểu phẫu răng khôn đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề vững vàng để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, nha khoa uy tín thường áp dụng phương pháp nhổ răng hiện đại bằng sóng siêu âm, ít gây đau nhức và hạn chế chảy máu nhiều sau khi phẫu thuật.

Cách hoạt động của máy siêu âm loại bỏ răng khôn như thế nào? Máy siêu âm nhổ răng khôn là phương pháp nha khoa hiện đại, có thể mở nướu, cắt nướu,... mà hoàn toàn không tác động xấu tới mô mềm xung quanh. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự xuất hiện của phương pháp nhổ răng hiện đại này chính là bước ngoặt mới trong ngành y khoa thế giới.

Cơ chế hoạt động của máy siêu âm này đó là sử dụng bước sóng âm tần với tần số phù hợp để hỗ trợ nhổ bỏ răng khôn, nâng xoang, tạo hình xương,... một cách hiệu quả. Đầu mũi khoan của máy được thiết kế cực kỳ mỏng nhẹ dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách đưa răng khôn ra khỏi cung hàm.

Bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao sẽ đưa đầu mũi khoan tác động nhẹ nhàng, bóc tách từng lớp nướu ở khu vực cần nhổ răng khôn. Hệ thống bơm nhu của máy lúc này sẽ kích hoạt lên để những mô mềm xung quanh không bị tổn thương. Tất cả quá trình đều được diễn ra trong phòng vô trùng, không xảy ra hiện tượng lây nhiễm chéo và ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào huyệt răng.

nhổ răng khôn tại bệnh viện
Nhổ răng khôn tại bệnh viện*

Nhổ răng khôn cầm máu nhanh chóng tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Câu hỏi nhổ răng khôn chảy máu bao lâu đã được bài viết giải đáp cụ thể ở phần trên. Tiếp tục với chủ đề nhổ răng khôn, chúng tôi cung cấp cho bạn địa chỉ nhổ răng khôn an toàn tại TP HCM đó là Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Tính đến hiện tại, bệnh viện đã có trên 10 năm làm việc, chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng và nhổ răng khôn thành công cho hàng nghìn khách hàng.

Khi đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn bệnh nhân sẽ được nhổ răng khôn bằng kỹ thuật hiện đại, không xâm lấn mô mềm và giúp vết thương sớm hồi phục. Các bác sĩ của bệnh viện đều sở hữu giấy phép hành nghề cùng nhiều bằng cấp liên quan khác, đảm bảo giúp bạn loại bỏ răng khôn an toàn, không xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu? Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà thời gian chảy máu kéo dài từ 30 phút - 1 giờ đồng hồ. Tầm khoảng 2 giờ sau cục máu đông chính thức hình thành, bệnh nhân thấy máu không còn chảy ra nữa. Để vết thương sớm ổn định, bạn cần chú ý chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng, tuyệt đối không dùng tay hay vật nhọn tác động vào vết thương. Trong trường hợp bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường nào đó hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Trả lời