Răng hàm có thay không? Những điều cần biết

Theo dõi: Google New

Răng hàm có thay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các ông bố bà mẹ đang có con trong giai đoạn thay răng. Răng hàm có nhiệm vụ quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn, vì thế hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.

Thay răng sữa là giai đoạn mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua. Nhưng có phải tất cả các răng đều sẽ rụng và mọc lại răng mới hay không? Dĩ nhiên không phải răng nào cũng trải qua quá trình thay răng sữa, vẫn có răng mọc một lần và vĩnh viễn. Vậy nên bạn phải có kiến thức về điều này để tránh trường hợp làm tổn thương đến răng.

răng hàm có thay không
Răng hàm có thay không*

Tìm hiểu về răng hàm

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về răng hàm trước khi trả lời cho câu hỏi “Răng hàm có thay không?” Theo đó, bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành sẽ gồm có 32 chiếc chia đều ở hàm trên và hàm dưới. Răng hàm là những chiếc răng mọc ở trong cùng. Các răng hàm nhỏ mọc lên thay thế cho răng sữa, còn răng hàm lớn tự mọc lên vĩnh viễn mà không trải qua quá trình thay răng.

Một người trưởng thành sẽ có 20 chiếc răng hàm, hai răng ở vị trí số 6 và số 7 cần được chăm sóc cẩn thận, tránh bị sâu răng hay các tổn thương khác vì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy đến cung hàm.

Nói về cấu tạo của chúng thì răng hàm cũng có các thành phần giống như răng bình thường khác, gồm: men răng, ngà răng, tủy răng. Chức năng của răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, bảo vệ xương hàm làm cấu trúc của khuôn mặt trở nên hài hòa và giúp bạn phát âm rõ ràng.

tìm hiểu về răng hàm
Tìm hiểu về răng hàm*

Răng hàm có thay không?

Răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai của mỗi người. Vậy câu hỏi đặt ra “Răng hàm có thay không?”. Răng sữa đến một thời điểm sẽ rụng đi, sau đó mọc lại răng vĩnh viễn với độ cứng tốt hơn để đảm bảo cho việc ăn nhai. Đối với thay răng hàm sẽ có 2 trường hợp cụ thể là:

Răng hàm tự thay

Răng hàm nằm ở bộ răng sữa đã mọc trước đó khi đến độ tuổi thay răng nó sẽ rụng đi chừa chỗ cho răng mới nhô lên. Vậy độ tuổi thay răng hàm của trẻ là bao nhiêu? Thường thì đến 10-12 tuổi răng hàm lớn số 1, 2 ở cả 2 hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Sơ đồ vị trí các răng
Sơ đồ vị trí các răng*

Răng hàm không thay

Răng hàm không thay là những chiếc răng nằm ở số 6 và số 7 của bộ răng vĩnh viễn. Nó tự mọc không trải qua quá trình thay răng sữa như những chiếc kia nên bạn cần phải bảo vệ cẩn thận. Trẻ từ 13 tuổi trở lên sẽ mọc răng này để đảm nhận vai trò quan trọng khi nhai.

Làm gì khi bị sâu răng hàm?

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Răng hàm có thay không” và biết được tầm quan trọng của nó trong quá trình ăn nhai. Nhưng có trường hợp răng hàm bị sâu, lúc này bạn cần phải làm gì?

Hàn trám răng

Hàn trám răng là cách làm phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh lý sâu răng. Phương pháp này giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng mà không xâm lấn hay tổn thương răng thật. Bác sĩ tiến hành loại bỏ đi các mô răng bị sâu, rồi đưa chất trám vào hàn kín vĩnh viễn. Sau khi trám răng xong sẽ ngăn chặn vi khuẩn tấn công đến kết cấu răng khỏe mạnh, giúp bạn có hàm răng đẹp hơn.

Điều trị tủy

Nếu tình trạng sâu răng của bạn nghiêm trọng hơn, đã ăn vào tủy thì bác sĩ sẽ mở buồng tủy để làm sạch hết phần bị viêm. Sau đó tạo dạng cho tủy răng rồi hàn trám lại phục hình thẩm mỹ. Cách này được áp dụng khi chân răng vẫn còn khỏe mạnh. Điều trị tủy cho răng sâu sẽ giúp bảo toàn răng thật của bạn, ngăn chặn các cảm giác khó chịu, đau nhức, ê buốt dữ dội.

Làm gì khi bị sâu răng hàm
Làm gì khi bị sâu răng hàm*

Nhổ răng

Nếu bác sĩ nhận thấy bạn bị sâu răng nặng và đã ăn sâu vào phần tủy gây nên những biến chứng nghiêm trọng thì lựa chọn nhổ răng là điều hợp lý. Cách này còn giúp bảo vệ các răng khác, ngăn ngừa tình trạng lây lan viêm nhiễm đến xương hàm, tác động lên các dây thần kinh. Sau khi nhổ răng xong, đợi nó ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng giả bổ sung để ngăn tình trạng xô lệch ảnh hưởng các răng khác và tiêu xương hàm.

Cách chăm sóc răng miệng chắc khỏe dành cho bạn

Bạn thấy đấy, răng hàm rất quan trọng nhưng chúng lại dễ bị sâu và hỏng nếu không chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Bạn hãy theo dõi cách chăm sóc răng miệng được bác sĩ khuyến cáo dưới đây để có hàm răng chắc khỏe.

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên những loại thực phẩm tốt cho răng miệng và không nên ăn bánh kẹo, đồ ngọt,... thường xuyên.
  • Bạn cần hạn chế thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay,... dễ làm cho răng bị tổn thương.
  • Nếu nhận thấy sự bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh các hệ lụy sau này.

Răng hàm có thay không đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho mình và biết bản thân cần làm gì để có một hàm răng đẹp. Trong trường hợp bạn gặp vấn đề về răng miệng hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời nhé.

Trả lời