Bọc răng sứ khi mang thai – Nên hay không nên?

Theo dõi: Google New

Bọc răng sứ khi mang thai nên hay không nên? Có rất nhiều câu hỏi từ những mẹ bầu nha khoa chúng tôi nhận được gần đây là vấn đề thẩm mỹ của hàm răng. Thực tế nhu cầu làm đẹp của chị em là điều hoàn toàn chính đáng, thế nhưng trong những thời điểm đặc biệt quan trọng như khi bầu bí, việc thẩm mỹ có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn áp dụng dịch vụ nào.

Sự thay đổi nồng độ hóc môn bên trong cơ thể khiến chị em dễ mắc phải một số bệnh lý răng miệng, nhất là hiện tượng răng bị đổi màu. Do đó, nhiều bà bầu muốn thẩm mỹ răng sứ để giấu đi những khiếm khuyết này. Thế nhưng giai đoạn mang thai chúng ta có nên bọc sứ hay không?

bọc răng sứ khi mang thai nên hay không nên
Bọc rang su toan su khi mang thai nên hay không nên

Bọc răng sứ khi mang thai – Nên hay không nên?

Bọc răng sứ khi mang thai nên hay không nên? Theo bác sĩ nha khoa, chị em không nên bọc răng sứ khi thai nhi đang ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Đây là thời điểm cần phải “nói không” với các loại thuốc chuyên dụng và thuốc gây tê bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

giải đáp bọc răng sứ khi mang thai
Giải đáp bọc rang toan su khi mang thai

Như vậy, mẹ bầu chỉ nên tiến hành bọc sứ ở giai đoạn thứ 2 tức là từ tháng thứ 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, chị em cần phải đến nha khoa thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe kỹ lưỡng để biết có đủ điều kiện bọc sứ hay không? Điều này còn phụ thuộc vào việc đưa ra tiêu chí chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.

Bạn biết đấy bọc răng sứ cần phải mài cùi răng và nếu thao tác mài răng không được thực hiện chính xác, tỷ lệ mài răng vượt quá sự cho phép thì sẽ làm ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng. Tình trạng này sẽ dẫn đến cảm giác ê buốt và đau nhức sau khi bọc răng sứ. Với cơ thể mẹ bầu hiện tại thì việc chịu đựng đau nhức sẽ một phần ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, làm mất cảm giác ăn ngon miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Vậy nên, điều quan trọng mẹ bầu muốn bọc răng sứ khi mang thai đó là cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, công nghệ bọc răng sứ tân tiến và kỹ thuật chế tác răng sứ hiện đại sẽ cho kết quả răng sứ như mong muốn và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho chị em mang thai

Dù bạn có phục hình răng sứ toàn sứ hay không thì cũng nên đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng được ổn định. Để giữ được hàm răng chắc khỏe và trắng sáng trong suốt thời gian mang thai, chị em nên thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và hiệu quả ngay tại nhà như sau:

Sử dụng kem đánh răng có chứa flour giúp ngăn sâu răng

Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, thực hiện nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám. Và cần lưu ý là nên thay bàn chải sau một thời gian sử dụng duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Tuy là bước chăm sóc răng miệng thông thường nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hại đảm bảo nướu khỏe mạnh và bề mặt răng sáng, có nhiều mẹ bầu với cơ thể mệt mỏi bị ốm nghén không chỉ là mùi thức ăn mà cả mùi của kem đánh răng cũng không thể chịu được. Chính vì vậy bạn có thể đánh răng với nước muối để loại bỏ những vi khuẩn gây hại, nước muối pha loãng sẽ giúp hàm răng của mẹ bầu trở nên khỏe mạnh hơn đấy.

sử dụng kem đánh răng có chứa flour
Sử dụng kem đánh răng có chứa flour

Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng

Có rất nhiều mẹ bầu bị gặp trường hợp ợ chua, hay ốm nghén thường xuyên nôn ói, nếu không súc miệng loại bỏ axit trong khoang miệng thời gian kéo dài sẽ gây ra tình trạng răng bị vàng, men răng bị ảnh hưởng. Việc súc miệng sau khi ăn sẽ một phần loại bỏ những thức ăn dư thừa bám trên răng, các bạn sẽ phòng tránh được sự tấn công của vi khuẩn, mảng bám và giữ được màu sắc trắng sáng. Đây là cách tốt nhất để giúp mẹ bầu có được hàm răng khỏe đẹp mà không cần phải thực hiện các phương pháp thẩm mỹ nha khoa. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cung cấp canxi và khoáng chất cho sự phát triển hệ xương, răng và nướu của thai nhi.

Cần có kế hoạch ăn uống

Đối với mẹ bầu trong quá trình mang thai chế độ ăn uống cũng thay đổi liên tục và theo nhu cầu của mẹ bầu. Chính vì vậy bạn cần có một kế hoạch ăn uống cụ thể vừa giúp sức khỏe mẹ bầu đảm bảo mà hạn chế được các bệnh lý về răng miệng. Kế hoạch ăn uống bạn cần thực hiện nghiêm khắc: không ăn quá khuya, sau ăn cần vệ sinh răng miệng, hạn chế các thức ăn dễ bám trên răng, thức ăn từ tinh bột, những thức ăn từ đồ ngọt cần hạn chế vừa tốt cho thai kỳ của mẹ bầu mà hạn chế các bệnh lý như sâu răng.

cần có kế hoạch ăn uống
Cần có kế hoạch ăn uống

Thăm khám theo định kỳ

Thông thường các bà bầu hay gặp những bệnh lý về viêm nướu, răng bị chảy máu, … nếu bạn đã áp dụng các bước vệ sinh răng hàng ngày mà không đảm bảo thì nên đi thăm khám tại nha khoa uy tín. Hoặc trong quá trình mang thai bạn có thể thăm khám định kỳ 6 tháng một lần giúp hàm răng khỏe mạnh loại bỏ được những mảng bám cứng đầu, hỗ trợ thêm súc miệng hàng ngày giúp nướu khỏe mạnh từ đó không phải lo lắng các vấn đề viêm nhiễm gây sâu răng.

Quy trình bọc răng sứ tiêu chuẩn an toàn cho mẹ bầu

Khi thực hiện quy trình bọc răng toàn sứ, mẹ bầu hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện theo quy chuẩn và hạn chế gặp các rủi ro ngoài mong muốn:

Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ nha khoa trực tiếp thăm khám, kiểm tra tình trạng răng và tư vấn cho bạn mẫu sứ phù hợp để bọc răng sứ cho mẹ bầu. Ở bước này bác sĩ kiểm tra kỹ để xem xét tình trạng sức khỏe răng của bạn, thông thường các mẹ bầu sẽ gặp rắc rối về bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, … bác sĩ sẽ xử lý triệt để các bệnh lý mới thực hiện những bước tiếp theo.

quy trình bọc răng sứ tiêu chuẩn an toàn cho mẹ bầu
Quy trình bọc răng sứ tiêu chuẩn an toàn cho mẹ bầu

Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng (nếu có) rồi lấy dấu răng hàm để làm răng tạm bằng chất liệu nhựa trong những ngày chờ răng sứ Cercon hoàn thiện. Bạn sẽ cực kỳ yên tâm và hài lòng với bước này, tuy là răng tạm nhưng cũng khá thẩm mỹ đấy.

Mài men răng

Răng sẽ được mài bớt để khi răng sứ gắn vào sẽ bám dính vững chắc vào răng thật. Hiện nay, với những mẫu sứ siêu mỏng thì kích thước răng cần mài sẽ là rất ít giúp bảo tồn răng thật tối đa. Bạn không phải lo ngại quá nhiều về vấn đề ê buốt răng sau khi mài nhé.

Lấy dấu hàm

Thao tác lấy dấu cao su và mẫu hàm đối giúp bác sĩ phục hình răng vừa vặn và cân đối giữa hai hàm, đảm bảo thẩm mỹ cũng như chuẩn khớp cắn của hàm răng. Nếu thực hiện ở một địa chỉ nha khoa không uy tín dễ gặp tình trạng không khớp sẽ gây mất thẩm mỹ và không đảm bảo cho kết quả sau khi thực hiện.

Gắn răng tạm

Răng tạm được làm bằng nhựa cứng được gắn vào sau khi thực hiện xong quá trình lấy mẫu hàm đối giúp khách hàng ăn nhai và sinh hoạt bình thường.

Tiến hành bọc răng sứ

Trong 1 tuần đầu, Bác sĩ sẽ gắn bằng keo để khách hàng ăn nhai và giao tiếp thử nghiệm. Nếu chưa hài lòng hoặc không khớp cắn chưa ăn nhập với nhau, thì bác sĩ sẽ chỉnh lại một cách chính xác rồi mới tiến hành gắn cố định.

Lưu ý bọc răng sứ khi mang thai

Bọc răng sứ khi mang thai bạn cần lưu ý các thông tin sau đây vừa đảm bảo được tình trạng sức khỏe cho mẹ bầu mà không phải lo ngại các biến chứng hay vấn đề rủi ro khác.

lưu ý bọc răng sứ khi mang thai
Lưu ý bọc răng sứ khi mang thai
  • Khi thăm khám bạn cần nói rõ tình trạng hiện tại của mình, như đang mang thai tháng thứ mấy, sức khoẻ có ổn định hay không, bạn được bác sĩ phụ sản đồng ý để thực hiện phương pháp bọc răng toàn sứ hay không. Sau khi bác sĩ nắm thông tin cụ thể dễ dàng thăm khám và đưa ra những chỉ định phù hợp nhất cho bạn.
  • Tìm hiểu cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, đính kèm là cơ sở vật chất hiện đại, với tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp bạn sớm đạt kết quả như mong muốn.
  • Nếu bạn đang tham khảo thời điểm nào có thể thực hiện bọc răng sứ toàn sứ, thì lưu ý mà nha khoa muốn đem đến cho bạn là sau tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 6 có thể áp dụng được nhé.
  • Đặc biệt với giai đoạn cuối thai kỳ bạn không nên áp dụng bất kỳ phương pháp nào, vì thời điểm này rất nhạy cảm, bạn nên chú tâm vào bồi dưỡng sức khỏe để chuẩn bị chào đón còn yêu.
  • Vì quá trình mang thai thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ sở thích ăn uống, chính vì vậy bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách để không phải đối mặt với những bệnh lý.
  • Sau khi thực hiện răng toàn sứ bạn hết sức lưu ý về cách chăm sóc để duy trì độ bền lâu dài cho chiếc răng này. Cần lưu ý trong cách chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày hạn chế sử dụng thức ăn quá cứng, quá nóng, những thực phẩm dễ bám màu trên răng cũng cần lưu ý ít dùng đến.

Như vậy với những lưu ý về bọc răng sứ khi mang thai sẽ giúp bạn có lượng thông tin hữu ích. Hy vọng các mẹ bầu sẽ tìm hiểu kỹ để tránh được những rủi ro không mong muốn, vì là có bầu nên cần phải kỹ càng hơn trong mọi quá trình chọn lựa và thăm khám nên bạn hãy tham khảo nhé.

Tóm lại chia sẻ của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn về vấn đề “bọc răng sứ khi mang thai” giúp bạn có thông tin cần thiết. Nếu chưa tìm cho mình được một địa chỉ chất lượng, an toàn thì có thể tham khảo các địa chỉ hệ thống bệnh viện để chọn lựa một nơi thăm khám gần nhất. Đừng lo lắng khi gặp các bệnh lý răng miệng trong quá trình mang thai, bạn có thể đặt câu hỏi để được tư vấn online trước khi kiểm tra trực tiếp nhé.

Trả lời