Cách giảm sưng nướu răng khôn hàm dưới hiệu quả

Theo dõi: Google New

Sưng nướu răng khôn hàm dưới là triệu chứng thường thấy và tạo ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu của sưng nướu răng khôn thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách phòng ngừa và giảm sưng nướu răng khôn hiệu quả. Bên cạnh đó cũng chia sẻ thêm thông tin về phòng khám nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi để khắc phục triệu chứng sưng răng khôn.

Mọc răng khôn có sưng không? Tùy vào cơ địa của mỗi người mà răng khôn nhô lên khiến bệnh nhân bị sưng nhiều hoặc ít. Bệnh nhân đang khó chịu vì mọc răng khôn sưng lợi đừng quá lo lắng, các thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn trong việc ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này.

hiện tượng nướu răng khôn sưng đau
Hiện tượng nướu răng khôn sưng đau*

Những dấu hiệu cho thấy răng khôn hàm dưới bị sưng

Nướu răng là bộ phận thuộc nhóm mô mềm trong khoang miệng, chúng có màu hồng nhạt nằm phía dưới chân răng. Nếu như mô nướu khỏe mạnh chúng sẽ bảo vệ răng của bạn, không xuất hiện tình trạng sưng viêm hay có mủ trắng. Tuy nhiên, một khi mô nướu của bạn gặp vấn đề sẽ có những triệu chứng cực kỳ khó chịu. Dưới đây chúng tôi mách bạn các dấu hiệu thường thấy của bệnh sưng nướu răng khôn hàm dưới.

Dấu hiệu cho thấy răng khôn hàm dưới bị sưng
Dấu hiệu cho thấy răng khôn hàm dưới bị sưng*
  • Bạn có cảm giác đau ở phần chân răng khôn, đi kèm với đó là hiện tượng sưng nướu, viêm đỏ, một số trường hợp còn chảy ra chất dịch màu trắng.
  • Nướu răng chuyển qua màu đỏ, không còn hồng nhạt như ban đầu.
  • Khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu do vi khuẩn tồn đọng và phát triển nhiều hơn bình thường.
  • Một vài bệnh nhân còn xuất hiện thêm triệu chứng đau họng.

Mỗi người có tình trạng đau nhức khác nhau, vì thế có bệnh nhân bị đau dữ dội, nhưng cũng có người xuất hiện triệu chứng nhẹ, hơi sưng ở phần nướu hàm dưới, chỉ cần súc miệng bằng nước muối vài lần là khỏi.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng nướu răng khôn sưng đau

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng răng khôn sưng nướu như:

Bị viêm lợi

Bệnh nhân bị viêm lợi sẽ làm cho phần nướu răng sưng lên, khiến bạn có cảm giác cực kỳ khó chịu. Khu vực nướu răng ở trong cùng thường tích tụ nhiều cao răng, tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại hoành hành. Chính điều này đã khiến cho nướu lợi bị kích ứng, thậm chí có mủ và chảy máu.

Những bệnh nhân bị viêm lợi trùm cũng sẽ làm sưng nướu răng số 8, phần lợi không phát triển bình thường mà bao phủ hết hoặc một phần răng. Khiến cho răng không trồi lên được, tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám tích tụ gây nhiễm trùng trong khoang miệng.

Sâu răng khôn

Răng khôn mọc lên ở phía trong cùng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, chính điều này đã làm cho vi khuẩn có cơ hội phát tán gây sâu răng. Răng sâu sẽ làm sưng nướu, nếu không xử lý kịp thời còn khiến cho chiếc răng của bạn bị viêm tủy. Người bệnh có cảm giác đau nhức cực kỳ khó chịu, thông thường bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng khôn bị sâu thay vì trám răng.

Răng khôn mọc lệch

Thêm một nguyên nhân nữa khiến cho phần nướu răng khôn bị sưng đó là do răng khôn mọc lệch. Chiếc răng số 8 mọc lên sau cùng lúc xương hàm của bạn đã phát triển ổn định. Vì không có đủ chỗ để mọc mà chúng hay mọc chen chúc với răng số 7, hoặc mọc ngang, đâm vào răng hàm, mọc ngầm dưới nướu và không nhô lên được. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức nhiều, tình trạng viêm sưng trở nên trầm trọng hơn. Nếu không tìm hướng xử lý nhanh chóng có thể gây xô lệch toàn hàm răng của bạn.

răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch*

Cách khắc phục tình trạng sưng nướu răng khôn hàm dưới

Mọc răng khôn sưng nướu hoặc sưng nướu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến cho bạn khó chịu. Dưới đây là những cách khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo.

Cách giảm sưng răng khôn ngay tại nhà

Nếu như bạn có dấu hiệu sưng nướu răng khôn hàm dưới mà chưa thể đến phòng khám để khắc phục thì đừng quá lo lắng. Dưới đây là các chia sẻ về mẹo giảm sưng răng khôn ngay tại nhà:

  • Bệnh nhân ngậm nước muối pha loãng với chanh, nên dùng nước ấm để pha hỗn hợp này.
  • Thực hiện chườm đá lạnh bên ngoài má ở khu vực bị sưng, cách này sẽ làm tê liệt dây thần kinh tạm thời nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn. Bạn nên dùng chiếc túi sạch cho đá vào và chườm nhẹ nhàng, di chuyển qua lại xung quanh má chứ không nên giữ đúng một vị trí.
  • Sử dụng lá bạc hà hoặc ngậm bông tẩm tinh dầu đinh hương.

Khi thực hiện các cách giảm đau này bạn hãy tránh ăn những món quá khô cứng, quá nóng, lạnh vì sẽ khiến cho nướu bị tổn thương nhiều hơn.

Sử dụng muối và chanh
Sử dụng muối và chanh*

Đến nha khoa gặp bác sĩ

Cách giảm đau nhức tại nhà chỉ là tạm thời, muốn trị dứt điểm bệnh lý này bạn phải đến gặp bác sĩ nha khoa có chuyên môn để được thăm khám, chữa trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình răng miệng của mỗi người, rồi đề xuất phương án điều trị phù hợp. Từ đó bệnh nhân sẽ không còn đau nhức nữa, hàm răng trở nên ổn định, chắc khỏe.

Vệ sinh răng miệng đúng cách phòng ngừa sưng nướu răng khôn

Có thể thấy ngoài tình trạng răng khôn mọc làm sưng nướu thì nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này chính là do bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các mảng bám tích tụ lâu ngày, làm vi khuẩn phát triển tác động lên mô nướu gây sưng tấy. Bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để không xảy ra những triệu chứng này.

  • Bạn hãy thực hiện đánh răng ngày 2 lần sáng - tối với bàn chải có đầu lông mềm dễ len lỏi vào khu vực răng khôn đánh bay các mảng bám dư thừa. Sử dụng kem đánh răng có thành phần kháng khuẩn, giúp hơi thở thơm mát, hạn chế hôi miệng. Đối với bàn chải đánh răng bạn cần thay mới định kỳ 2 tháng/lần để đạt kết quả làm sạch răng miệng tối ưu.
  • Những mảng bám tồn đọng trong kẽ răng khó làm sạch hãy dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
  • Đánh răng nhớ chú ý vệ sinh cả phần lưỡi để tránh xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi.
vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách*

Điều trị răng khôn mọc sưng lợi ở đâu an toàn?

Hiện tại có nhiều phòng khám nha khoa mọc lên trên địa bàn TP HCM. Muốn tìm một địa chỉ để chữa trị răng miệng là điều không hề khó, nhưng bệnh nhân phải xem xét nhiều yếu tố liên quan và lựa chọn nha khoa an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn là nha khoa đạt tiêu chuẩn, được cấp phép bởi Bộ y tế. Chúng tôi có bác sĩ với chuyên môn vững vàng, tay nghề cao, tốt nghiệp trường Y khoa danh tiếng và đã đạt chứng chỉ hành nghề. Bác sĩ không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về lĩnh vực răng hàm mặt bằng cách tham gia khóa học tại Úc, Mỹ, Đức,... Đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe dài lâu.

Bệnh viện còn trang bị nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình thăm khám, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình hình hiện tại của mỗi bệnh nhân. Từ đó có phương án giải quyết dứt điểm, nhanh chóng, bệnh nhân không còn bị đau nhức nữa.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị sưng nướu răng khôn hàm dưới, dựa vào tình hình thực tế bác sĩ sẽ yêu cầu lấy cao răng, uống thuốc giảm đau hoặc nhổ bỏ răng khôn. Vì thế bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra phương án chữa trị phù hợp.

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn nhổ răng khôn nhanh chóng với sóng siêu âm hiện đại. Bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm cũng có thể loại bỏ chiếc răng này một cách nhẹ nhàng và hồi phục nhanh chóng sau vài ngày.

Điều trị răng khôn mọc sưng lợi
Điều trị răng khôn mọc sưng lợi*

Một vài câu hỏi thường gặp

Mọc răng số 8 sưng lợi là điều chẳng ai mong muốn, khi răng khôn hàm dưới bị đau đớn nhiều bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám. Bài viết cũng đã cung cấp cho bạn địa chỉ nha khoa uy tín để bạn gửi gắm hàm răng của mình. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thêm một số vấn đề liên quan đến tình trạng sưng nướu răng khôn.

Sưng mộng răng số 8 uống thuốc gì?

Muốn điều trị dứt điểm tình trạng đau răng khôn sưng lợi buộc bạn phải uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê. Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc thuốc kháng sinh, chống sưng viêm được kết hợp để phần nướu của bạn được ổn định. Bạn chỉ nên uống thuốc bác sĩ nha khoa kê đơn sau khi thăm khám trực tiếp chứ không tự ý dùng thuốc ở ngoài. Bởi bạn không có đủ chuyên môn về từng loại thuốc dễ xảy ra hiện tượng sốc thuốc, kích ứng.

Làm gì khi đang mang thai mà bị sưng nướu răng khôn?

Phụ nữ đang mang thai mà bị sưng nướu răng khôn không thể nhổ bỏ hoặc uống thuốc giảm đau hãy áp dụng các cách giảm đau tại nhà như đã nêu ở trên. Sở dĩ, phụ nữ mang thai hay bị sưng nướu là do lượng máu tăng cao, cơ thể cảm thấy nóng hơn bình thường. Tình trạng sưng nướu diễn ra vài ngày, đợi sau khi sinh xong nếu còn đau nhức nhiều hãy tới phòng khám nha khoa để bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và chỉ định nhổ bỏ nếu răng khôn mọc lệch.

Sưng nướu răng khôn trong cùng có gây ra biến chứng gì không?

Sưng nướu là hiện tượng không hề hiếm gặp, tuy nhiên nếu bệnh nhân chần chừ không tìm hướng điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như áp xe, các mô xung quanh cũng bị tổn thương. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng lan đến màng tim và não, nguy hiểm tới tính mạng.

Sưng nướu răng khôn hàm dưới nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào đã được bài viết của chúng tôi giải đáp cụ thể. Bệnh nhân bị đau nhức quá nhiều do răng khôn mọc sưng nướu, sâu răng khôn,... hãy đến gặp bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được thăm khám và đề xuất phương án giải quyết phù hợp. Mỗi bệnh nhân có tình trạng sưng nướu khác nhau nên bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị riêng cho từng người. Giúp tất cả bệnh nhân khi đến nha khoa đều có hàm răng chắc khỏe, khắc phục nhanh những khuyết điểm không mong muốn.

Trả lời