Răng khôn mọc ở đâu? Vị trí nào?

Theo dõi: Google New

Răng khôn mọc ở đâu? Một trong những vấn đề lớn của hàm răng mà nhiều người quan tâm đó là răng khôn mọc lệch. Thật ra không phải ai cũng mọc răng khôn, nhưng mỗi khi chiếc răng này có dấu hiệu trồi lên khỏi nướu sẽ gây đau đớn, khó chịu. Trên thực tế đã có người bị sốt và nhập viện gấp chỉ vì một chiếc răng mọc.

Bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu về chiếc răng “phiền phức” này trước khi chúng trở thành “điểm đen” trên cung hàm. Muốn biết rõ răng khôn mọc ở vị trí nào bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Răng khôn mọc ở đâu
Răng khôn mọc ở đâu?*

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn mọc ở đâu? Câu hỏi được nhiều người quan tâm vì đa phần ai cũng “lo lắng” sợ rằng chiếc răng này mọc lệch gây đau đớn. Răng khôn mọc sau cùng khi cung hàm gần như đã “đầy” do đó trường hợp răng không còn chỗ mọc và chen lấn với răng khác để nhô lên rất hay xảy ra. Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, sau răng hàm số 7 nên còn gọi là răng số 8, thông thường chúng mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25.

răng khôn nằm ở đâu
Răng khôn nằm ở đâu?*

Răng khôn mọc như thế nào?

Sự thật thì răng khôn là một chiếc răng đặc biệt dù chúng có cấu tạo tương tự như những răng hàm khác. Vị trí răng khôn mọc được liệt kê cụ thể dưới đây:

Răng khôn không mọc

Nếu cả đời này không mọc răng khôn thì sao? Không sao cả, khi đã quá tuổi trưởng thành mà răng khôn chưa mọc thì rất có khả năng chúng sẽ mãi nằm yên ở dưới xương hàm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là kích thước xương hàm không đủ lớn, chúng không còn chỗ mọc lên. Hoặc bạn đang thuộc 1 trong những người không mọc răng khôn chiếm 25 - 30% dân số thế giới.

Dĩ nhiên, vẫn có nguy cơ răng khôn không mọc gây đau nhức dữ dội, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như quai bị hoặc viêm nhiễm kéo dài. Nếu không xảy ra triệu chứng gì thì không sao, còn xuất hiện cảm giác khó chịu hãy đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và xử lý dứt điểm, tránh biến chứng sau này.

Răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng tức là chúng mọc thẳng đứng như những chiếc răng bình thường khác trên cung hàm. Hoàn toàn không xâm lấn, không đâm vào răng bên cạnh và thực hiện chức năng ăn nhai như một chiếc răng hàm. Nhiều người nghĩ răng mọc thẳng đứng sẽ không gây đau đớn gì. Nhưng trên thực tế vẫn xuất hiện tình trạng đau nhức khi răng khôn mọc vì các mô nướu phía trong dày và cứng, răng nhô lên đâm xuyên qua khó khăn tạo cảm giác khó chịu. Đôi lúc răng nướu cọ xát khiến cho lớp nướu bị sưng lên, bạn sẽ nghe cộm khi hai hàm răng khép lại.

răng khôn nằm ở vị trí nào
răng khôn nằm ở vị trí nào?*

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn mọc lệch là tình trạng khiến cho bệnh nhân “đau đầu” nhất và thường gặp phải ở những người trưởng thành. Chúng không mọc theo phương thẳng đứng mà mọc nghiêng qua một bên hoặc mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh.

Tìm hiểu thêm về : Răng khôn hàm trên mọc lệch điều trị như thế nào ?

Khi chúng mọc ngầm thì bằng mắt thường bạn không thể quan sát được, phải đến gặp bác sĩ chụp X-quang để phát hiện sớm và xử lý.

Như vậy, dù răng mọc ngầm hay thẳng đứng thì vẫn xuất hiện cảm giác khác lạ trong khoang miệng của bạn. Nếu bạn cảm thấy quá đau đớn hay thậm chí là sưng má, sốt nhẹ hãy đến phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra.

Những biến chứng mà răng khôn gây ra là gì?

Bạn đã biết răng khôn mọc ở đâu rồi, vậy nếu chúng mọc lệch, mọc ngầm sẽ xảy ra những biến chứng gì?

Sâu răng

Vì răng khôn nằm ở trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng diễn ra khó khăn, các mảng bám thức ăn đọng lại tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, lâu ngày dẫn đến sâu răng. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời vi khuẩn lan nhanh sang các răng lân cận, gây viêm tủy, nhiễm trùng, đau đớn nhiều.

Viêm lợi

Vi khuẩn phát triển cũng khiến cho vùng lợi xung quanh răng khôn bị ảnh hưởng dẫn đến viêm sưng. Đi kèm với đó là những triệu chứng khác như hôi miệng, sốt nhẹ, hai hàm đau nhức không khép mở bình thường được. Nếu không chữa trị kịp thời về lâu dài mức độ nguy hiểm càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Hoại tử xương hàm

Khi răng mọc lệch tác động đến răng bên cạnh sẽ khiến nó bị lung lay, rụng sớm, răng mất đi tạo khoảng trống trên cung hàm lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm. Đó là chưa kể răng khôn mọc bất thường còn làm nhiễm trùng, xuất hiện cơn đau nhức ở vùng má, mang tai và gây hoại tử xương hàm.

Có nên nhổ bỏ răng khôn không?

Thật ra với 28 chiếc răng mọc trên cung hàm việc ăn nhai của bạn diễn ra bình thường, đôi khi còn tránh được nhiều phiền phức xảy ra do răng khôn thường có xu hướng mọc lệch buộc bạn phải đến gặp bác sĩ nhiều lần. Với câu hỏi “Có nên nhổ bỏ răng khôn không?” chúng tôi sẽ trả lời cho bạn chi tiết trong từng tình huống cụ thể:

Trường hợp nên nhổ bỏ:

  • Răng khôn mọc lệch hẳn qua một bên gây nhiễm trùng, sưng nướu, đau nhức, u nang, ảnh hưởng tới răng hàm bên cạnh.
  • Răng chưa xuất hiện đau đớn nhưng nó có xu hướng mọc lệch và tác động đến răng kế bên cần nhổ đi để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
  • Răng có hình dạng bất thường, xuất hiện tình trạng nhồi nhét thức ăn, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây sâu răng, viêm nha chu.
  • Trường hợp cần nhổ đi răng khôn khi niềng răng chỉnh nha hoặc bệnh nhân gặp một số bệnh lý khác.
Có nên nhổ bỏ răng khôn không
Có nên nhổ bỏ răng khôn không?*

Trường hợp không cần phải nhổ bỏ răng khôn:

  • Răng mọc bình thường, không lệch lạc hay bị kẹt lại, không xảy ra các biến chứng và bệnh lý nào.
  • Răng khôn mọc lên thực hiện chức năng ăn nhai như răng bình thường, không chèn ép răng khác thì không cần phải nhổ bỏ.

Nhổ răng khôn bị sưng má, chảy máu nhiều phải làm gì?

Răng khôn mọc ở sâu trong cung hàm nên việc nhổ bỏ cần phải cẩn thận và đòi hỏi tay nghề bác sĩ vững vàng. Hiện nay đã có phương pháp nhổ răng hiện đại ít gây chảy máu, đau đớn nên bệnh nhân có thể yên tâm. Sau khi nhổ răng khôn nếu bị sưng má, chảy máu nhiều bạn hãy áp dụng một số cách dưới đây:

Giữ chặt miếng gạc mà bác sĩ đã để sẵn

Sau khi hoàn thành việc nhổ bỏ răng khôn, máu chắc chắn sẽ chảy nhiều. Đó là lý do bạn phải ở lại phòng khám ít nhất 30 phút - 1 tiếng để bác sĩ theo dõi. Khi máu thấm hết vào miếng gạc cần thay qua miếng bông khác. Đợi tới khi máu không còn chảy nhiều nữa, khoang miệng dần ổn định bác sĩ dặn dò và bạn có thể về nhà. Khi về nhà vẫn cần ngậm bông cho đến khi máu không còn chảy nữa, những ngày tiếp theo sẽ có chất dịch màu hồng nhạt xuất hiện, điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không nên khạc nhổ nhiều.

Chườm đá lạnh

Khi hết thuốc tê cơn đau sẽ xuất hiện, bạn nên dùng đá khô y tế cho vào một chiếc khăn (hoặc túi) sạch để bên ngoài má ở vị trí mới nhổ răng. Điều này làm các dây thần kinh bị tê liệt tạm thời, hạn chế đau nhức và giảm sưng má.

Chườm ấm

Nếu bạn cảm thấy ê buốt hãy dùng túi ấm chườm bên ngoài má hoặc nhúng khăn sạch vào nước ấm vắt khô chườm nhẹ nhàng để làm tan máu tụ, giảm cảm giác khó chịu.

Chườm ấm sau khi nhổ răng khôn
Chườm ấm sau khi nhổ răng khôn*

Súc miệng bằng nước muối ấm

Khi mới nhổ răng về bạn chưa được đánh răng ngay, chỉ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm. Bạn súc miệng nhẹ nhàng chứ đừng khạc nhổ mạnh vì dễ làm tổn thương vùng răng mới nhổ. Lưu ý: Bạn không nên súc miệng ngay sau khi rời phòng khám, hãy để khoang miệng được “nghỉ ngơi” vì có vết thương hở, nước muối sẽ làm cho vết thương khó lành.

Uống thuốc theo đơn

Để quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn, vết thương mau lành và hạn chế xảy ra tình trạng viêm nhiễm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Bạn cần uống thuốc đúng liều lượng và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình chữa trị diễn ra suôn sẻ.

Có thực đơn ăn uống phù hợp sau khi nhổ răng

Muốn nhổ răng khôn bác sĩ cần rạch lớp nướu dày cứng nên vết thương sẽ chưa thể hồi phục lại ngay. Bạn hãy ăn những món như cháo, súp, uống sữa, canh hầm,... Ngoài ra cũng cần uống nhiều nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng và tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh.

Vệ sinh răng miệng an toàn và đúng cách

Như đã nói, bác sĩ sẽ cho miếng gạc vô trùng vào vị trí mới nhổ răng để cầm máu, bệnh nhân cần giữ im khoảng 30 phút và thay thế cái khác nếu máu vẫn chảy nhiều. Chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng sau khi mới nhổ răng chứ chưa được đánh răng. Lưu ý khi về nhà mà máu vẫn tiếp tục chảy ra nhiều, không có dấu hiệu dừng lại hãy đến phòng khám ngay để bác sĩ kiểm tra, xử lý.

Tái khám

Nhổ răng xong bác sĩ hẹn lịch tái khám, nhiều người thường bỏ qua bước này nhưng việc tái khám rất quan trọng. Bác sĩ sẽ xem xét, kiểm tra vết thương và khắc phục sự cố (nếu có).

Nhổ răng khôn ở đâu an toàn, chi phí phù hợp tại TPHCM?

Có lẽ các bạn đã biết răng khôn mọc ở đâu và khi nào cần phải nhổ bỏ chiếc răng “đặc biệt” này rồi. Thêm một vấn đề được đông đảo bệnh nhân quan tâm đó là nên thăm khám, nhổ răng khôn ở đâu an toàn, hạn chế xảy ra biến chứng? Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn - Địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn tại TPHCM sẽ là nơi mà bạn có thể tham khảo để nhổ răng khôn. Tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi trực tiếp lên phác đồ điều trị cũng như phẫu thuật nhổ răng khôn an toàn.

Nhổ răng khôn ở đâu an toàn
Nhổ răng khôn ở đâu an toàn?*

Ngoài ra, các cơ sở của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đều được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, hỗ trợ quá trình chẩn đoán, giúp việc điều trị diễn ra suôn sẻ. Chi phí nhổ răng khôn tại Bệnh viện dao động từ 1 triệu - 5 triệu/ ca, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm đã giải đáp cụ thể ở bài viết này. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn các thông tin về việc nhổ bỏ đi chiếc răng khôn mọc lệch lạc. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gửi tin nhắn về hộp thư của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được giải đáp.

Trả lời