Lấy cao răng có đau không? Em chưa lần nào thực hiện lấy cao răng tại nha khoa, hiện nay hàm răng của em có dấu hiệu viêm ở chân răng, khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Điều này làm em vô cùng mất tự tin, đặc biệt khi ăn uống phần nướu rất nhạy cảm. Đồ cay nóng thì làm nướu đỏ và rát hơn, uống đồ lạnh chân răng em rất ê buốt. Theo tìm hiểu em thấy chỉ có cách lấy cao răng mới cải thiện được tình trạng hiện tại. Vì vậy em nhờ nha khoa giải đáp về vấn đề đau nhức, để em tự tin đi lấy cao răng sớm ạ. Em xin chân thành cảm ơn! (My My - Cần Thơ)
Chào bạn My My!
Nha khoa rất hiểu tâm lý của bạn, là một người mới chưa bao giờ dùng đến dịch vụ nha khoa. Trước khi đi vào giải đáp vấn đề “ lấy cao răng có đau không?” thì chúng tôi muốn nhắn gửi đến bạn rằng. Mỗi dịch vụ nha khoa mang đến đều đem lại lợi ích về vấn đề sức khỏe răng miệng. Nếu bạn chọn được một nơi thăm khám uy tín, thì đừng quá lo lắng khi muốn áp dụng dịch vụ nào đó để xử lý vấn đề gặp phải.
Nội Dung Bài Viết
Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản, được thực hiện nhờ vào độ rung của sóng siêu âm. Giúp loại bỏ tốt những mảng bám trên răng, không chỉ là các cao răng ở chân răng, mà những đốm đen, ố vàng có vệt sẽ được loại bỏ. Đặc biệt nhờ sóng siêu âm nên bề mặt răng được bảo vệ tốt.
Bạn hoàn toàn yên tâm khi áp dụng dịch vụ này để vệ sinh toàn bộ hàm răng của mình. Không làm tổn thương mô mềm, không gây ảnh hưởng răng, chỉ đem lại những lợi ích tốt.
Có cần lấy cao răng không?
Có rất nhiều người không muốn lấy cao răng, vì nhiều lý do như: Sợ đau, sợ ê buốt chân răng, sợ vấn đề chảy máu ở nướu, …. Tuy nhiên khi duy trì cao răng quá lâu bạn sẽ gặp các bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng,... Chỉ có cạo vôi răng làm sạch khoang miệng, bạn mới duy trì tốt tình trạng sức khoẻ của toàn hàm.
Khi thực hiện lấy cao răng theo định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ được vấn đề hôi miệng. Các nguy cơ bệnh lý răng miệng. Giúp phát hiện sớm những bệnh lý về răng. Đảm bảo duy trì sức khỏe tốt, không chỉ là hàm răng mà còn là vấn đề toàn thân.
Nên lấy cao răng bao lâu một lần?
Có nhiều người thắc mắc: Nên lấy cao răng bao lâu một lần? Bởi vì việc hình thành mảng bám trên chân răng rất là nhanh nếu như chúng ta không có kế hoạch chăm sóc răng miệng đúng cách. Vì vậy đây là một câu hỏi nên được giải đáp rõ. Hiện nay theo các chuyên gia về nha khoa khuyến cáo cho mỗi người “ cần lấy cao răng định kỳ sáu tháng một lần”. Là một khoảng thời gian khá phù hợp để loại bỏ cao răng. Không gây ảnh hưởng đến men răng, loại bỏ đúng thời điểm tình trạng cao răng tích tụ.
Một số trường hợp đặc biệt hơn như: Bị bệnh viêm nướu răng, thường xuyên khô miệng, hay hút thuốc lá, người bị bệnh lý tiểu đường, … nên đến nha khoa lấy cao răng thường xuyên, ba tháng lấy một lần là hợp lý.
Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng có đau không? Như đã nói ở trên kỹ thuật lấy cao răng không gây xâm lấn sâu, chỉ sử dụng độ rung của sóng siêu âm xử lý mảng bám bên ngoài. Vì vậy hoàn toàn không để lại vấn đề đau nhức trong quá trình thực hiện hay sau khi đã hoàn thành. Một số trường hợp răng nhạy cảm nên lưu ý về cách chăm sóc răng, sử dụng đồ ăn không gây kích ứng cho nướu và chân răng. Ngoài ra những yếu tố sau đây có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề “ lấy cao răng có đau không?”.
Sức khoẻ
Đó là lúc bệnh lý xuất hiện trên răng do quá lâu bạn không thực hiện lấy cao răng gây ra. Đến khi ý thức được tình trạng sức khỏe của răng cần khắc phục. Thì trong quá trình thực hiện cạo vôi răng bạn sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt. Bạn cũng không phải lo lắng quá nhiều, vì sau khi hoàn thành xong lấy cao răng, sức khỏe răng miệng dần hồi phục và khỏe mạnh hơn lúc ban đầu.
Kỹ thuật
Lấy cao răng có đau không? Quá trình đau nhức trong khi thực hiện, áp dụng kỹ thuật cũng là vấn đề nên quan tâm. Nếu bạn thăm khám và điều trị tại cơ sở nha khoa có các thiết bị hiện đại thì không phải quá lo lắng. Với kỹ thuật sóng siêu âm sẽ hạn chế tối đa đau nhức cho người bệnh. Đặc biệt với dạng sóng siêu âm này đảm bảo an toàn tuyệt đối với cơ thể.
Tay nghề
Tuy rằng lấy cao răng là kỹ thuật đơn giản. Nhưng bạn nên lưu ý chọn một cơ sở nha khoa có bác sĩ, nha sĩ kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Khi lấy cao răng đòi hỏi tay nghề cứng, tay không bị run, tỉ mỉ, nhẹ nhàng thực hiện, mới không gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Đặc biệt là phần nướu ở cuối chân răng.
Nha khoa giải đáp “ lấy cao răng có đau không?” giúp bạn yên tâm khi muốn đi vệ sinh răng miệng. Bạn My My thân mến! Đừng quá lo lắng nhé, hãy đến cơ sở nha khoa mà bạn đã chọn lựa để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tình trạng của mỗi người là khác nhau, cũng như cơ địa chịu đau hay vấn đề tinh thần từng người là không giống nhau.
Tìm hiểu quy trình lấy cao răng
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi “ lấy cao răng có đau không?”. Bạn cần tham khảo về quy trình thực hiện, như vậy mới yên tâm không phải lo lắng khi muốn xử lý cao răng.
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra cao răng hình thành ít hay là nhiều. Quan sát phần nướu xem xét có bị viêm nhiễm hay không. Trên hàm răng hiện tại có đang gặp phải bệnh lý gì không. Khi đã nắm bắt kỹ tình trạng sức khoẻ của hàm răng, bác sĩ đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Cũng trao đổi một số vấn đề có thể gặp phải ( tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng). Trường hợp bị ê buốt, chảy máu chân răng, hay ăn uống dễ bị kích ứng khó chịu. Sẽ xảy ra sau vài ngày lấy cao răng. Có trường hợp răng khỏe mạnh thì hạn chế được những vấn đề này.
Bước 2: Xem xét kỹ tình trạng cao răng
Để loại bỏ tốt các mảng bám hình thành trên răng, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ dò tìm từng chiếc răng một, trong kẽ răng mặt trước, mặt sau, đỉnh răng. Thông qua hai cách sau đây:
- Cách 1: Sử dụng dụng cụ rà soát toàn bộ răng. Cao răng là một mảng bám nên sẽ gồ ghề rất dễ phát hiện.
- Cách 2: Hoặc có thể dùng bông gạc thấm hút nước bọt để dễ dàng nhìn thấy cao răng một cách rõ nét.
Ở bước này khi đã xác định được từng mảng bám trên răng, bác sĩ hoặc nha sĩ tiến hành lấy cao răng một cách triệt để. Đem lại hàm răng sáng không còn bị xỉn màu nữa.
Bước 3: Thực hiện lấy cao răng
Bác sĩ, nha sĩ sử dụng máy siêu âm để loại bỏ cao răng. Với đầu rung siêu nhỏ len lỏi vào sâu chân răng, kẽ răng các mảng bám được xử lý tốt.
Bước 4: Đánh bóng bề mặt răng
Ở bước này bác sĩ, nha sĩ sử dụng thuốc để đánh bóng toàn bề mặt răng cho bạn. Có tác dụng hạn chế tốt mảng bám hình thành trên răng. Răng sau khi hoàn thành nhìn sáng bóng và sạch sẽ hơn.
Bước 5: Vệ sinh răng miệng
Hoàn thành bước lấy cao răng, bạn sẽ súc miệng thật sạch với nước lọc. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà.
Như vậy các bước thực hiện lấy cao răng được diễn ra nhanh chóng. Không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ bỏ ra 20 đến 30 phút là có hàm răng khỏe mạnh.
Lưu ý cần biết khi lấy cao răng
Ngoài giải đáp “ lấy cao răng có đau không?” bạn cần nắm bắt thêm một số thông tin sau. Điều này sẽ giúp cho việc lựa chọn thời điểm lấy cao răng phù hợp. Hạn chế gặp phải những hậu quả không đáng có.
Trẻ dưới 10 tuổi
Đối với các bé ở độ tuổi quá nhỏ, chưa thay hết răng vĩnh viễn. Khi lấy cao răng sẽ làm cho tình trạng răng sữa bị lung lay, khiến răng dễ bị mọc lệch ( trường hợp răng mới mọc). Bạn nên bỏ thời gian chăm sóc răng miệng cho bé nhà mình đúng cách. Hạn chế vấn đề sâu răng, cao răng hình thành. Như vậy sẽ không phải lo lắng về trường hợp này. Tuy nhiên nếu tình trạng răng miệng của bé không tốt. Bạn phải đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Vì vậy đừng quá lo lắng nhé.
Một số trường hợp bị bệnh lý răng miệng
Những ca bị viêm tủy, viêm nha chu hay sâu răng nặng, … bác sĩ sẽ chỉ định tuỳ vào tình trạng gặp phải để điều trị. Vì những bệnh lý này khi thực hiện lấy cao răng dễ gặp vấn đề đau nhức cũng như chảy máu. Đây là lưu ý cần thiết cho khách hàng. Hầu như những trường hợp thăm khám là do gặp phải bệnh lý mới ý thức được tầm quan trọng chăm sóc răng miệng theo định kỳ.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường gặp phải bệnh lý răng miệng. Tiêu biểu là viêm nướu, do cao răng hình thành gây ra, nội tiết tố thay đổi do thai kỳ. Không phải phụ nữ mang thai nào cũng có thể áp dụng lấy cao răng. Thông thường bác sĩ khuyên chỉ nên thực hiện lấy cao răng ở giai đoạn mang thai tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Đây là giai đoạn an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Với ba lưu ý đặc biệt này, bạn nên biết trước khi đi thăm khám. Nếu như chưa yên tâm có thể liên hệ với nha khoa uy tín. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc. Từ đó dễ dàng sắp xếp thời gian cũng như đặt lịch hẹn, điều trị đúng thời điểm, đúng tình trạng.
Lấy cao răng có đau không? Là một trong những câu hỏi liên quan đến dịch vụ lấy cao răng. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn thường xuyên đón tiếp các khách hàng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vì vậy nếu bạn muốn giải đáp thêm những thông tin liên quan đến vấn đề răng miệng. Hãy để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn sớm.
Ngọc Doan.