Trồng răng sứ có đau không?

Theo dõi: Google New

Trồng răng sứ có đau không? Theo như thông tin tìm hiểu tôi thấy quá trình trồng răng diễn ra theo quy trình rõ ràng, tuy nhiên có nhiều phản hồi về vấn đề đau nhức, chính vì vậy tôi muốn được các bác sĩ nha khoa tư vấn cụ thể để hiểu rõ về dịch vụ trồng răng. Tôi xin cảm ơn! (Quỳnh Hoa)

Chào bạn Quỳnh Hoa!

Nếu bạn thắc mắc trồng răng sứ có đau không? Hãy tham khảo quá trình bọc sứ do bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn chúng tôi chia sẻ dưới đây cùng với thông tin liên quan bạn sẽ thấy yên tâm khi muốn phục hình.

Trồng răng sứ có đau không?
Trồng răng sứ có đau không?

Trồng răng sứ có đau không?

Trồng răng sứ có đau không? Bạn biết đấy với mỗi dịch vụ nào có sự can thiệp trực tiếp lên răng đều làm cho người bệnh trở nên lo lắng hơn, đặc biệt đối với những người không chịu được cảm giác đau nhức, hay sợ đau quá mức so với người khác. Tuy nhiên có rất nhiều người đã áp dụng kỹ thuật trồng răng sứ đã chia sẻ về cảm giác khi họ trực tiếp phục hình tại nha khoa là quá trình bọc răng sứ diễn ra cực kỳ nhẹ nhàng và hoàn toàn an toàn không đem lại cảm giác đau nhức hay cộm cấn trên khuôn hàm.

Còn về mặt chuyên khoa của bác sĩ thì bọc răng sứ bạn có thể gặp các vấn đề như mão sứ bị kênh lệch gây đau nhức trong quá trình nhai, hoặc bị viêm nhiễm, có thể sưng tấy lợi. Những điều này chỉ xảy ra khi bạn chọn một nha khoa không uy tín dẫn đến quá trình bọc sứ không được áp dụng đúng kỹ thuật. Chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa muốn gửi gắm đến bạn là hãy dành thời gian tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện phục hình mà không phải lo lắng các vấn đề biến chứng khác. Sau đây nha khoa sẽ nói đến một số nguyên nhân gây ra vấn đề đau nhức khi trồng răng sứ để bạn có cái nhìn tổng quát ý thức được rằng việc tìm kiếm và lựa chọn ra địa chỉ uy tín là điều quan trọng mà ai cũng cần cân nhắc tìm hiểu.

Trồng răng sứ vĩnh viễn có đau không?
Trồng răng sứ vĩnh viễn có đau không?

Một số nguyên nhân gây đau khi trồng răng sứ

Trồng răng sứ có đau không? Theo thực tế nha khoa đã giải đáp cho bạn khá kỹ, bạn hoàn toàn yên tâm để thực hiện phục hình tình trạng răng bị khiếm khuyết của mình. Tuy nhiên có một số nguyên nhân ngoài lề sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức mà bạn không thể lường trước được.

  • Những người có bệnh lý răng miệng mà chưa điều trị dứt điểm trước đó, cũng như răng bị yếu do bệnh lý gây ra thì sau khi hoàn thành quá trình phục hình dễ gặp các vấn đề đau nhức ê buốt do chân răng quá yếu. Thông thường vấn đề này chỉ gặp khi bạn chọn một cơ sở thăm khám không uy tín để thực hiện.
  • Tay nghề bác sĩ quá yếu kém, nên trong quá trình thực hiện sẽ gây ra các sự cố ngoài ý muốn, bạn có thể gặp phải vấn đề như bị tổn thương mô mềm do quá trình mài cùi răng không chuẩn xác, hoặc khi trồng răng sứ không được khít sẽ làm cho thức ăn bám ở dưới chân răng gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Một lựa chọn không tốt về cơ sở thăm khám bạn có thể đối mặt với nhiều vấn đề không như mong muốn. Thiết bị không đảm bảo, máy móc không hiện đại có thể dẫn đến kết quả phục hình không như mong đợi.

Để khắc phục tình trạng đau nhức sau khi trồng răng sứ một cách đơn giản nhất bạn cần thực hiện đều đặn những lưu ý sau đây:

Khắc phục tình trạng đau nhức
Khắc phục tình trạng đau nhức
  • Cần uống nước nhiều mỗi ngày ít nhất phải đủ 2 lít nước, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn không có mùi hôi.
  • Súc miệng với nước muối giúp bạn giảm đau rõ rệt, răng trở nên khỏe mạnh nướu chắc hơn.
  • Nếu tại vị trí trồng răng đau sưng nhẹ bạn có thể áp dụng cách chườm đá lạnh để giảm đau tạm thời.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ kê để hạn chế vấn đề đau nhức.

Ngoài ra nếu có vấn đề gì bất thường bạn cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám kiểm tra ngay nhé.

Trên đây là những thông tin mà bạn thực sự cần phải nắm bắt trước khi áp dụng kỹ thuật trồng răng sứ. Với mỗi dịch vụ khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu tham khảo các thông tin cụ thể giúp hạn chế được những vấn để rủi ro.

Quy trình bọc răng sứ được thực hiện như thế nào?

Bạn có thể tìm hiểu kỹ về từng bước thực hiện phục hình bọc răng sứ sau đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn với nội dung cơ bản nhưng dễ hiểu đặc biệt quy trình đúng chuẩn Y khoa. Thông qua quy trình này bạn sẽ phần nào biết được “trồng răng sứ có đau không?” nhé.

Tư vấn và thăm khám

Đây là bước đầu sẽ được kiểm tra kỹ càng, và tư vấn cụ thể nhất để bạn dễ dàng hình dung về kết quả đạt được sau khi bọc răng sứ. Trong bước này bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng răng miệng hiện tại và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất sẽ đảm bảo quá trình ăn nhai lâu dài cho bạn.

Vệ sinh răng miệng

Với dụng cụ chuyên dụng, bạn sẽ được thực hiện làm sạch răng một cách kỹ càng nhất, nếu xuất hiện các vấn đề về bệnh lý như sâu răng bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và xử lý triệt để trước khi áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ. Việc vệ sinh răng miệng cần đảm bảo trước khi áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ như vậy mới đem lại kết quả như mong muốn. Đây là bước quan trọng trước khi áp dụng kỹ thuật phục hình, nếu bạn không được vệ sinh chữa trị các bệnh lý dứt điểm trước khi thực hiện dễ gặp phải các biến chứng về sau.

Mài cùi và lấy dấu răng

Bước mài cùi răng và lấy dấu răng được xem là công đoạn quan trọng, bác sĩ sẽ thực hiện tỉ mỉ để mài cùi răng sao cho phù hợp để bọc răng sứ. Bạn sẽ không gặp các vấn đề cộm cấn hay khó chịu sau khi bọc răng, vì với tay nghề bác sĩ cao sẽ thực hiện quá trình mài cùi hiệu quả không quá nhỏ hình dáng cùi có độ lưu giữ tốt.

Mài cùi răng và lấy dấu răng
Mài cùi răng và lấy dấu răng

Trong quá trình mài răng, khách hàng sẽ thấy khó chịu, nhưng bạn không phải quá lo vì ở bước này bác sĩ thực hiện gây tê cục bộ trước khi áp dụng kỹ thuật mài, nên vấn đề ê buốt hay đau nhức sẽ được giảm đi có người sẽ không thấy đau hay ê ở bước này. Đây là bước có thể nhiều người đã quá lo lắng và muốn giải đáp “trồng răng sứ có đau không?”, nhưng bạn hãy yên tâm nhé việc áp dụng đều nằm trong mức độ cho phép và đúng quy trình. Sau khi mài cùi, công đoạn tiếp theo là lấy dấu răng để chế tạo răng sứ.

Chế tạo răng sứ

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu răng sứ được thiết kế bằng công nghệ CAD/CAM như răng sứ Cercon, răng sứ Zirconia,...giúp tiết kiệm tối đa thời gian và tăng tính chính xác cho quá trình phục hình sứ.

Phục hình răng sứ cố định

Khi đã có được mão răng sứ như ý, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ cùi răng thật để tạo thành một chiếc răng bọc sứ hoàn chỉnh, chuẩn khớp cắn và vừa vặn với khuôn hàm. Đây là công đoạn quan trọng quyết định trồng răng sứ có đau không?

Trên đây là quy trình thực hiện đúng chuẩn khi phục hình với kỹ thuật bọc răng sứ. Bạn còn thắc mắc về bước nào thì có thể hỏi đáp để bác sĩ chuyên khoa dễ dàng giải đáp cho bạn. Thông thường trong quá trình tư vấn cho khách hàng bác sĩ sẽ thực hiện tư vấn cụ thể không bỏ qua các vấn đề mà bạn đang thắc mắc, nên hãy cởi mở khi được bác sĩ tư vấn.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chi phí để có kế hoạch phục hình khi gặp khiếm khuyết: Bảng giá trồng răng sứ cố định.

Đặt hẹn

Cách chăm sóc răng miệng khoa học

Sau khi mọi thao tác bọc sứ đã hoàn thành, bác sĩ sẽ hướng dẫn chúng ta cách chăm sóc răng miệng khoa học để duy trì răng sứ trắng sáng dài lâu và sức khỏe răng miệng trở nên khỏe mạnh hơn.

cách chăm sóc răng miệng khoa học
Cách chăm sóc răng miệng khoa học
  • Đánh răng bằng bàn chải có lông mềm 2 lần mỗi ngày là điều không thể thiếu trong các bước chăm sóc răng miệng. Bạn chỉ nên sử dụng bàn chải trong một thời gian nhất định khoảng 2 tháng cần thay bàn chải một lần giúp vệ sinh tốt hơn cũng như không phải sử dụng một chiếc bàn chải chứa nhiều vi khuẩn bám trụ lâu ngày. Hiện nay có vô số loại bàn chải to, nhỏ, mềm, cứng, giá tiền cũng khác nhau nhưng đa số phù hợp với túi tiền của người dùng.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng một cách dễ dàng mà không gây tổn thương đến răng bên cạnh hay mô mềm, thông thường bạn sử dụng tăm tre trong quá trình vệ sinh răng sẽ vô tình làm cho chân răng bị chảy máu gây viêm nhiễm và làm cho các kẽ răng bị hở nhiều hơn. Vì vậy dùng chỉ nha khoa, tăm nước nha khoa, sẽ là một ưu tiên đối với việc loại bỏ thức ăn bám sâu trong kẽ răng.
  • Súc miệng với nước súc miệng có chứa Flour, giúp cho răng của bạn trở nên chắc khỏe mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc thực phẩm quá cứng để bảo vệ được hàm răng khỏe mạnh, khi sử dụng thường xuyên nhưng đồ ăn này dễ làm cho chân răng của bạn bị ê buốt và trở nên yếu dần theo thời gian, men răng cũng bị ảnh hưởng chính vì vậy bạn cần hạn chế để sức khỏe răng miệng luôn trong trạng thái ổn định. Đặc biệt với chiếc răng bọc sứ những đồ ăn quá cứng sẽ dễ vô tình làm cho răng bị hở, hoặc sứt mẻ gãy vỡ vì vậy bạn cần có lưu ý đặc biệt cho chế độ ăn của mình.
  • Và không quên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ổn định và trong tầm kiểm soát của bạn. Răng miệng khỏe thì dạ dày của bạn sẽ luôn khoẻ.

Như vậy với những cách chăm sóc răng miệng khoa học này nha khoa tin rằng bạn sẽ sở hữu một hàm răng khỏe mạnh cho dù có đang sở hữu một chiếc răng được bọc sứ.

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn Quỳnh Hoa yên tâm hơn về vấn đề “ trồng răng sứ có đau không?”. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ trực tiếp tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được giải đáp cụ thể bạn nhé! Với những hình thức chăm sóc tư vấn khách hàng tốt nhất nha khoa tin rằng bạn sẽ dễ dàng xử lý các khiếm khuyết trên hàm răng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Trả lời