Lấy tủy răng sữa có mọc lại không? Những lưu ý phụ huynh cần biết

Theo dõi: Google New

Lấy tủy răng sữa có mọc lại không? Trường hợp nào bác sĩ chỉ định phải lấy tủy răng sữa cho bé? Những câu hỏi này được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi có con mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tủy răng. Để biết rõ hơn về vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng sẽ trải qua hai loại răng, răng sữa mọc lúc còn nhỏ, khi trưởng thành nó được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thường thì trẻ em rất ít khi chăm sóc răng miệng đúng cách nên hay gặp một số bệnh lý như viêm tủy, buộc các bác sĩ phải lấy tủy răng sữa và trám lại để giúp bé ăn uống bình thường, không đau nhức nữa.

Lấy tủy răng sữa có mọc lại không
Lấy tủy răng sữa có mọc lại không*

Những trường hợp cần phải lấy tủy răng sữa

Trước khi giải đáp “Lấy tủy răng sữa có mọc lại không?” thì bạn cần biết các trường hợp cần phải lấy tủy răng. Có nhiều nguyên nhân làm tủy răng bị tổn thương như: thói quen ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị tai nạn làm lộ tủy răng,... Khi đến gặp nha sĩ, bé sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ định lấy tủy răng trong những trường hợp sau đây:

  • Nếu sâu răng đã lan đến phần tủy buồng còn tủy ở chân răng vẫn chưa bị ảnh hưởng thì bác sĩ chỉ lấy tủy ở chỗ bị tổn thương, rồi trám lại để giữ răng cho bé.
  • Còn răng bị sâu nặng hoặc các chấn thương nghiêm trọng làm viêm tủy, hoại tử đi kèm với các triệu chứng như sưng, đau nhiều, răng lung lay, có mủ ở nướu răng thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy toàn phần rồi trám lại.
Những trường hợp cần phải lấy tủy răng sữa
Những trường hợp cần phải lấy tủy răng sữa*

Lấy tủy răng sữa có mọc lại không?

Trẻ bị viêm tủy răng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến cho bố mẹ đặt ra câu hỏi liệu lấy tủy răng sữa có mọc lại không. Thật ra, việc lấy tủy răng sữa không gây tác động đến việc mọc răng mới ở trẻ nên bạn không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là tình trạng này cần phải được điều trị dứt điểm, không để nảy sinh các vấn đề khác như viêm lợi, áp xe chân răng,... Vì thế mà bố mẹ phải đưa con đến địa chỉ nha khoa uy tín khám và giải quyết triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy đến.

Làm sao để nhận biết răng sữa bị chết tủy?

Bạn đã có câu trả lời lấy tủy răng sữa có mọc lại không rồi, để kịp thời điều trị cho bé, bạn phải biết răng sữa chết tủy biểu hiện như thế nào.

  • Răng không còn cảm giác: Nếu răng của bé không có cảm giác đau nhức hay ê buốt khi ăn đồ cứng, đồ nóng lạnh thì có lẽ răng đã bị chết tủy.
  • Răng có màu sẫm: Răng chết tủy sẽ có màu sẫm hơn so với răng lân cận vì nó đã mất đi nguồn nuôi dưỡng.
  • Hôi miệng: Trẻ bị viêm tủy thường sẽ có thêm tình trạng hôi miệng do vi khuẩn đang phát triển mạnh mẽ, tiết ra dịch mủ ở khoang tủy.
  • Răng bị lung lay: Tủy chết đi nên răng của trẻ không còn chắc chắn nữa, nó dễ bị lung lay gây khó khăn khi ăn uống.

Viêm tủy, chết tủy làm cho răng mất đi chức năng vốn có, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Đa phần bố mẹ sẽ khó nhận biết răng đã bị chết tủy vì dễ lầm tưởng đây là dấu hiệu sâu răng hay thay răng ở trẻ

Làm sao để nhận biết răng sữa bị chết tủy
Làm sao để nhận biết răng sữa bị chết tủy*

Lấy tủy răng sữa có làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ không?

Điều trị tủy là việc bắt buộc phải làm khi tủy răng đã bị viêm nhiễm. Nhưng liệu lấy tủy răng sữa có tác động xấu lên răng vĩnh viễn của trẻ hay không? Câu trả lời sẽ không ảnh hưởng gì nếu bạn đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ đảm bảo. Ngược lại, nếu như tủy răng đã chết mà bạn không có hướng giải quyết phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng ở trẻ, khiến cho răng mới mọc lên không phát huy được hết chức năng của nó.

Cách để phòng ngừa tình trạng răng sữa chết tủy ở trẻ

Răng sữa chết tủy có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm nếu không được vệ sinh đúng cách. Các bé nhỏ thường không ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nên bố mẹ phải nhắc nhở con.

  • Phụ huynh cần hướng dẫn con thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Hãy để trẻ tự giác chăm sóc răng miệng của mình, tập thói quen tốt ngay từ đầu.
  • Mua bàn chải nhỏ, có đầu lông mềm để trẻ sử dụng.
  • Từ 6 tuổi trở lên có thể cho trẻ làm quen với chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh kẽ răng. Nhưng bố mẹ phải theo sát bên cạnh khi bé sử dụng những sản phẩm này.
  • Bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, hạn chế thức uống có gas,...
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Đưa bé đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời các tình trạng không mong muốn.
Cách để phòng ngừa tình trạng răng sữa chết tủy ở trẻ
Cách để phòng ngừa tình trạng răng sữa chết tủy ở trẻ*

Phương pháp lấy tủy răng cho trẻ

Khi điều trị lấy tủy răng cho bé các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương và tình hình thực tế để đưa ra phương pháp phù hợp.

Phương pháp nhổ răng

Răng sữa đóng vai trò quan trọng, nó thực hiện đầy đủ chức năng trong những năm đầu đời của trẻ, sau đó nó được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Đúng là không nên nhổ răng sữa cho bé quá sớm, nhưng nếu trẻ gặp các trường hợp dưới đây thì phải nhổ:

  • Răng bị vỡ và viêm nhiễm nghiêm trọng, trong răng có xuất hiện mủ.
  • Chụp X-quang cho thấy răng mới sẽ mọc lên sau 3 đến 6 tháng.

Lấy tủy răng

Lấy tủy răng là lựa chọn cần thiết khi trẻ chỉ bị viêm nhiễm một phần tủy, lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc diệt tủy để loại bỏ ổ viêm rồi mới tiến hành lấy tủy răng.

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình hình răng miệng của trẻ để nắm được mức độ viêm nhiễm.
  • Bước 2: Vệ sinh răng cho trẻ, loại bỏ các vi khuẩn ở trong khoang miệng rồi tiến hành gây tê.
  • Bước 3: Đặt đế cao su vào miệng ngăn hóa chất rơi vào bụng. Chiếc đế này cũng hỗ trợ bác sĩ nhìn rõ hơn, giúp quá trình lấy tủy răng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
  • Bước 4: Bác sĩ khoan lỗ nhỏ từ thân răng đến ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng, rồi loại bỏ hết phần tủy bị viêm một cách cẩn thận, sau đó rửa và làm sạch ống tủy.
  • Bước 5: Trám răng lại để lấp đầy buồng tủy, thay thế cho phần tủy răng bị lấy đi trước đó.
Phương pháp lấy tủy răng cho trẻ
Phương pháp lấy tủy răng cho trẻ*

Lấy tủy răng có đau không?

Vì tác động trực tiếp vào răng của bé nên chắc chắn gây đau. Tuy nhiên ba mẹ cần trấn can con, tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Khi lấy tủy răng bác sĩ gây tê tại chỗ nên trong quá trình thực hiện bé sẽ không nghe đau.

Lấy tủy răng sữa có mọc lại không?” đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài viết này. Trong hành trình nuôi dưỡng con trẻ, bố mẹ chắc chắn sẽ gặp phải các tình trạng liên quan đến răng miệng của con. Vì thế, nếu gặp vấn đề gì không thể tự xử lý bạn hãy đưa con đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trả lời