Mọc răng khôn bị sưng má - Cách giảm đau hiệu quả

Theo dõi: Google New

Mọc răng khôn bị sưng má xảy ra ở những bệnh nhân đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Thông thường tình trạng sưng má sẽ kéo dài khoảng vài ngày, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các cách giảm đau, giảm sưng má khi răng khôn mọc.

Răng khôn mọc lên gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong khoang miệng của bạn. Hầu hết những người mọc răng khôn đều sẽ bị đau nhức, nghiêm trọng hơn là sưng má. Muốn biết rõ vì sao xảy ra tình trạng này và cách khắc phục như thế nào bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

mọc răng khôn hàm dưới sưng má
Mọc răng khôn hàm dưới sưng má*

Nguyên nhân mọc răng khôn bị sưng má

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mọc răng khôn bị sưng má, cụ thể là:

Viêm mô xung quanh

Răng khôn khi mọc lên bị chặn bởi xương hàm, lớp nướu dày và các răng khác nên phần mô xung quanh bị tác động dẫn đến viêm nhiễm. Có trường hợp xuất hiện mủ quanh khu vực răng khôn mọc, tình trạng đau nhức kéo dài dẫn đến sưng má.

Phản ứng bình thường của cơ thể

Tình trạng sưng má vẫn hay xảy ra do phản ứng tự nhiên mà cơ thể đáp trả lại những triệu chứng bất thường nào đó. Răng khôn mọc lên khiến cơ thể của bạn phải tự sản sinh ra tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó cũng cung cấp dưỡng chất thiết yếu đến vùng đang bị tổn thương. Lưu lượng máu mở rộng trong khu vực mọc răng khôn khiến má của bạn bị sưng tấy.

mọc răng khôn có bị sưng má không
Mọc răng khôn có bị sưng má không?*

Thức ăn, mảng bám dư thừa tồn đọng

Răng khôn đặc biệt ở chỗ nó không mọc hết một lần mà mỗi giai đoạn sẽ nhô lên 1 ít, khiến cho phần còn lại bị kẹt dưới nướu. Từ đó tạo ra một khoảng trống nhỏ làm thức ăn bị mắc lại, nếu như bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng, sưng tấy lan sang vùng má.

Mọc răng khôn sưng má bao lâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thì tình trạng sưng má do răng khôn mọc lên không kéo dài quá lâu, nó diễn ra trong vòng 2 - 3 ngày. Trong thời điểm này bệnh nhân cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện một số biện pháp giảm đau. Nếu răng khôn của bạn mọc lệch, mọc ngầm phức tạp thì vùng sưng má lan rộng, kéo dài nhiều ngày hơn.

Đau răng khôn sưng má có nguy hiểm hay không?

Bệnh nhân mọc răng khôn bị sưng má cảm thấy lo lắng, tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang đáp trả lại sự thay đổi trong khoang miệng. Dù sưng má khi răng khôn mọc khiến bệnh nhân bất tiện trong hoạt động thường ngày. Nhưng chỉ cần bạn áp dụng đầy đủ cách giảm đau mà bác sĩ khuyến cáo thì cơn đau sẽ đỡ dần.

Các tác hại khi răng khôn mọc gây sưng má

Răng khôn nếu mọc bất thường, mọc theo phương ngang, lệch hẳn sang một bên đâm qua răng hàm số 8 sẽ làm bạn bị sưng má, các tác động xấu do răng khôn mọc đó là:

  • Sưng đau kéo dài dai dẳng: Răng khôn mọc lên sẽ đi kèm với các triệu chứng cực kỳ khó chịu, đau đớn xuất hiện trong khoang miệng làm cho bệnh nhân không ăn uống và sinh hoạt như bình thường được.
  • Tác động xấu vào chiếc răng bên cạnh: Răng khôn không có đủ chỗ nhô lên, chúng mọc chen chúc với răng hàm số 8, thậm chí làm xô lệch cả hàm răng.
  • Gây ra nhiễm trùng: Việc làm sạch khu vực đang bị tổn thương khiến nhiều bệnh nhân “e ngại”, đó là lý do mảng bám tích tụ lâu ngày gây ra nhiễm trùng.
  • Gây áp lực lên khoang miệng: Bệnh nhân không thể há miệng to khi bị sưng má, mỗi khi nói chuyện cơn đau nhức sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Gặp tình trạng răng khôn mọc sưng má bạn cần phải làm gì?

Có hai phương pháp để khắc phục tình trạng răng khôn mọc bị sưng má:

Nhổ bỏ răng khôn

Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc lệch, mọc ngầm và không có khả năng phát triển như bình thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này giúp giảm cơn đau nhức do răng khôn mọc và tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Nếu bạn phải nhổ bỏ răng khôn cũng đừng nên lo lắng, vì hiện nay kỹ thuật nhổ bỏ răng khôn cực kỳ hiện đại, không tác động đến dây thần kinh. Nên sẽ hạn chế xảy ra đau đớn hay chảy máu nhiều, khu vực nhổ răng khôn mau lành.

Nhổ bỏ răng khôn
Nhổ bỏ răng khôn*

Giữ lại răng khôn

Chiếc răng khôn của bạn mọc lên gây sưng má, nhưng theo kết quả chụp X-quang cho thấy răng mọc lên theo phương thẳng đứng, tình trạng sưng má chỉ kéo dài khoảng vài ngày sau đó chấm dứt. Lúc này, bác sĩ không nhổ răng khôn mà kê đơn thuốc giảm đau, để bệnh nhân hạn chế cảm giác đau nhức và chờ đợi răng khôn mọc lên hoàn chỉnh.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, động kinh, tiểu đường,... không thể chịu được áp lực khi nhổ răng khôn. Thì bác sĩ cũng không loại bỏ chiếc răng này để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tổng hợp các cách giảm đau khi mọc răng khôn sưng má

Để giảm bớt đau đớn khi răng khôn mọc gây sưng má bệnh nhân hãy áp dụng các cách xử lý mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây:

Dùng nước muối súc miệng

Nước muối được xem là “vị cứu tinh” khi bệnh nhân gặp các vấn đề về răng miệng. Súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp bạn giảm đau khi răng số 8 mọc mà còn hỗ trợ làm sạch khoang miệng, loại bỏ hết vi khuẩn tồn đọng. Nước muối có khả năng khử trùng hiệu quả, súc miệng bằng nước muối sẽ ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng.

Bệnh nhân nên mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc tây vì loại này đã được pha theo tỷ lệ thích hợp. Hoặc bạn có thể tự tạo ra dung dịch nước muối bằng cách cho một thìa muối vào cốc nước sôi, sau đó đợi nó nguội là sử dụng được. Bệnh nhân súc miệng, ngậm nước muối khoảng 2 phút rồi hãy nhổ ra, mỗi ngày thực hiện 3 - 4 lần.

Chườm đá giảm sưng má

Để giảm bớt tình trạng sưng má gây mất thẩm mỹ thì bạn hãy chườm đá lên má. Cách làm đơn giản, bạn dùng một ít đá cho vào chiếc túi hoặc gói trong khăn sạch, nhẹ nhàng chườm lên má bên ngoài khu vực răng khôn mọc. Các dây thần kinh lúc này sẽ bị tê liệt tạm thời nên bệnh nhân sẽ thấy cơn đau dịu dần, không còn nhức nhối quá nhiều, tình trạng sưng má cũng được cải thiện đáng kể.

Chườm nóng

Ngoài phương pháp chườm đá lạnh thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng mẹo chườm nóng lên má. Cách này giúp các mạch máu giãn nở, máu lưu thông nhiều, tình trạng sưng má được giải quyết tốt.

Sử dụng lá bạc hà

Dùng lá bạc hà để giảm đau được nhiều người áp dụng, bởi thành phần của chiếc lá này chứa các chất có khả năng kháng viêm sưng, hạn chế đau nhức. Đó là lý do bạn thường hay thấy chúng có mặt trong nước súc miệng, nước rửa tay, kem đánh răng.
Bạn dùng lá bạc hà tươi giã nhuyễn rồi lấy nước, sử dụng miếng bông gòn thấm ướt dung dịch này rồi đắp trực tiếp vào khu vực răng khôn đang mọc để giảm đau.

Nhai hành tây

Hành tây chứa nhiều chất có tính kháng viêm hiệu quả, bệnh nhân chịu khó nhai hành tây sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xuất hiện trong khoang miệng. Nhờ đó mà cơn đau nhức do răng khôn mọc cũng sẽ giảm bớt. Bạn không cần phải nuốt hành tây, chỉ cần nhai đến khi mùi hăng xuất hiện rồi nhả ra là được.

Sử dụng lá bạc hà và hành tây
Sử dụng lá bạc hà và hành tây*

Dùng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương được biến đến là một loại thảo dược hỗ trợ giảm nhiễm trùng, sưng đau trong khoang miệng cực kỳ hiệu quả. Bệnh nhân sử dụng trực tiếp lên răng khôn để cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng tinh dầu tràm trà

Một cách giảm sưng đau do răng khôn mọc hiệu quả nữa đó là sử dụng tinh dầu tràm trà. Tinh dầu này được bán tại các quầy thuốc, chúng có khả năng kháng viêm cực kỳ tốt. Bạn mua tinh dầu về, rồi pha loãng chúng với một ít nước, sau đó bôi trực tiếp lên răng. Bôi tinh dầu xong, bệnh nhân không ăn uống, nói chuyện nhiều tránh nuốt hỗn hợp này, đợi tầm 5 - 10 phút bạn súc miệng lại bằng nước sạch.

Dùng tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu đinh hương
Dùng tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu đinh hương*

Dùng tinh dầu kinh giới

Cũng giống như tinh dầu tràm trà, tinh dầu kinh giới giúp giảm sưng viêm, hạn chế đau nhức quá nhiều. Bạn pha loãng tinh dầu ra, dùng bông gòn thấm tinh dầu và đắp lên răng. Mỗi ngày làm ít nhất 2 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Dùng tỏi và gừng

Có lẽ căn bếp nào cũng sẽ có hai loại nguyên liệu phổ biến tỏi và gừng. Không cần phải ra quầy thuốc, bạn hãy vào bếp làm ngay hỗn hợp tỏi - gừng. Bạn nghiền nát chúng ra rồi cho vào một miếng gạc hoặc miếng dán nha khoa, sau đó đắp trực tiếp lên khu vực đang sưng đau. Bệnh nhân thực hiện khoảng 2 - 3 lần thì tình trạng sưng má sẽ thuyên giảm đáng kể.

Dùng gừng tỏi giảm đau
Dùng gừng tỏi giảm đau*

Sử dụng túi trà

Thêm một cách giảm đau răng khôn hiệu quả được nhiều người mách bảo đó là sử dụng túi trà. Trong túi trà có chất chống viêm axit tannic nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau, tình trạng sưng má giảm dần. Bạn ngâm túi trà trong nước sạch rồi cho vào tủ lạnh khoảng 2 - 3 tiếng, lấy ra đắp lên vùng nướu bị sưng.

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định

Bạn cảm thấy đau nhức quá nhiều và áp dụng phương pháp làm đau được kể ở trên nhưng không thấy đỡ. Lúc này sử dụng thuốc giảm đau là phương án bạn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau phải được sự đồng ý của bác sĩ nha khoa. Bạn hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra tình hình, bác sĩ kê đơn thuốc giảm sưng đau, thuốc kháng sinh.
Hãy nhớ rằng, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ, bạn không được lạm dụng nó quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau*

Mọc răng khôn bị sưng má và cách giảm đau hiệu quả đã được cung cấp cụ thể trong bài viết này. Nếu bệnh nhân cảm thấy quá khó chịu khi răng khôn mọc hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn gặp bác sĩ để thăm khám và xử lý. Việc giải quyết dứt điểm tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ hạn chế biến chứng xảy ra, tránh xô lệch toàn hàm răng của bạn.

Trả lời