Mọc răng khôn có sốt không? Cách hạ sốt hiệu quả

Theo dõi: Google New

Mọc răng khôn có sốt không? Chào bác sĩ, em năm nay 20 tuổi, hiện tại em có cảm giác khu vực trong cùng của hàm răng có dấu hiệu sưng lên, tối qua em còn bị sốt nhẹ. Em không biết đây có phải là dấu hiệu của mọc răng khôn hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em mọc răng khôn có hành sốt không, mọc răng khôn sốt mấy ngày và cách khắc phục tình trạng này với ạ. Em cảm ơn bác sĩ! - Bạn Hà Thu ở quận 7 chia sẻ.

Chào Hà Thu! Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, bởi chiếc răng khôn của bạn chỉ mới có dấu hiệu nhô lên chứ chưa tác động gì nhiều đến sức khỏe. Bạn bị sốt nhẹ là do cơ thể phản ứng lại với sự bất thường trong khoang miệng. Chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin hữu ích về vấn đề răng khôn hành sốt trong bài viết này, cùng theo dõi nhé!

mọc răng khôn hành sốt
Mọc răng khôn hành sốt*

Mọc răng khôn có sốt không?

Răng khôn mọc lên sẽ gây ra nhiều vấn đề chứ không giống như những chiếc răng bình thường khác. Mọc răng khôn có sốt không? Câu trả lời là có, tuy nhiên cơn sốt ở mỗi bệnh nhân không giống nhau, mọc răng khôn sốt nhưng không quá 38 độ C.

Cơn sốt do răng khôn gây ra chỉ kết thúc khi răng mọc hoàn thiện, đúng vị trí (thường sau 3-5 ngày). Đối với răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ kéo theo những cơn đau nghiêm trọng. Nhưng sự thật, răng khôn có xu hướng mọc không đúng vị trí, mọc lệch hẳn sang một bên vì chúng mọc sau cùng lúc cung hàm gần như đã hết chỗ. Khi đó, dấu hiệu sốt càng rõ ràng hơn, bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt.

Cơn sốt xuất hiện còn do răng khôn nhô lên ở khu vực có lớp nướu dày, chúng phải phá vỡ màn chắn, xuyên qua lớp niêm mạc mới có thể phát triển hoàn thiện được. Thời gian để chúng nhô lên khỏi nướu lâu hơn so với một chiếc răng bình thường, khiến cho vi khuẩn có cơ hội lan vào gây viêm nướu, xuất hiện tình trạng lợi trùm răng khôn, bệnh nhân bị sốt cao.

mọc răng khôn gây sốt
Mọc răng khôn gây sốt*

Mọc răng khôn bị sốt bạn nên làm gì?

Mọc răng khôn có sốt không đã được giải đáp, chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi của bạn Hà Thu về chủ đề bị sốt khi mọc răng khôn phải làm sao. Hiện tượng sốt cao, xuất hiện cảm giác đau nhức toàn hàm khi mọc răng khôn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vôi răng, vi khuẩn bám lại sau khi ăn uống. Điều này buộc bạn phải nhanh chóng tìm giải pháp để khắc phục tránh tổn hại tới sức khỏe toàn thân.

Như vậy, khi nhận thấy cung hàm có sự thay đổi, vùng nướu bên trong xuất hiện cảm giác đau nhức, cơ thể uể oải, phát sốt thì hãy đến phòng khám nha khoa uy tín gặp trực tiếp nha sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Chung quy lại, mỗi người có cơ địa khác nhau nên tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có hướng giải quyết vấn đề sốt mọc răng khôn ở người lớn.

mọc răng khôn bị sốt phải làm sao
Mọc răng khôn bị sốt phải làm sao*

Bệnh nhân bị sốt dù răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc lên đúng vị trí nhưng bệnh nhân vẫn bị sốt là trường hợp không hiếm gặp. Cơn sốt diễn ra trong vài ngày đi kèm với đó là triệu chứng sưng má, đau nhức ở vùng nướu nơi răng khôn đang nhô lên. Bác sĩ chụp X-quang cho thấy răng khôn không có dấu hiệu mọc lệch sẽ giữ lại chiếc răng này và kê đơn thuốc giảm sưng đau, thuốc hạ sốt,... Bên cạnh đó cũng hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng khôn ngay tại nhà để không mắc phải một số sai lầm đáng tiếc. Bệnh nhân hãy:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những mảng bám thức ăn tồn đọng trong khu vực răng khôn mọc, ngăn chặn phát sinh một số bệnh lý liên quan.
  • Uống đủ nước, giữ khoang miệng có độ ẩm nhất định, cố gắng ăn uống bình thường chứ không nên bỏ bữa.
  • Bệnh nhân vệ sinh răng miệng sau khi ăn nhẹ nhàng, không nên dùng tay sờ vào khu vực răng khôn mọc. Điều này vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào khoang miệng gây ra nhiễm trùng, đau nhức răng khôn dữ dội.
  • Cơ thể của bạn đang trong quá trình chống chọi lại với những thay đổi do răng khôn gây ra. Chính vì thế bạn nên hạn chế vận động quá mạnh và nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Bạn tránh ăn những thực phẩm quá dai cứng, đồ nóng lạnh, chua cay, không nên dùng chất kích thích,... Việc cố chấp dung nạp những món ăn, các chất không tốt cho sức khỏe dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi răng khôn mọc.
mọc răng khôn có bị sốt không
Mọc răng khôn có bị sốt không*

Răng khôn mọc sai lệch

Răng khôn mọc sai lệch trên cung hàm, mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh. Sau khi chụp X-quang bác sĩ đưa ra kết luận nhổ bỏ để tránh làm xô lệch cả hàm răng của bệnh nhân. Đó là chưa kể răng khôn mọc lệch còn có nguy cơ gây ra tình trạng u nang chân răng, viêm lợi, buộc bệnh nhân phải đến nha khoa nhiều lần để điều trị.

Nhổ bỏ răng khôn không đơn giản như những chiếc răng bình thường. Bởi chúng mọc sâu trong cung hàm khó bóc tách từng lớp mô ở trên và gắp chân răng ra bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của nền y khoa hiện đại, bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi loại bỏ răng khôn.

Nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?

Trước khi nói đến vấn đề nhổ răng khôn, bệnh nhân cần biết răng khôn loại bỏ ra khỏi cung hàm sẽ không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cơ bản. Vẫn có nhiều bệnh nhân cả cuộc đời không mọc răng khôn do gen di truyền và cơ địa từng người. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, khiến bạn sốt cao hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, nhổ bỏ. Quá trình nhổ răng khôn đạt chuẩn diễn ra như thế nào? Theo dõi sau đây:

Nhổ răng khôn diễn ra như thế nào
Nhổ răng khôn diễn ra như thế nào*
  • Thăm khám tổng quát

Như đã nói, nhổ răng khôn được xếp vào ca tiểu phẫu khó hơn so với các ca nhổ răng thông thường. Bác sĩ phải kiểm tra tình hình răng miệng tổng quát, đợi khi khu vực nhổ răng khôn trở nên ổn định mới bắt đầu nhổ bỏ.

  • Vệ sinh răng miệng, tiêm thuốc tê

Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước ca phẫu thuật để tránh trường hợp vi khuẩn có hại gây nên tình trạng viêm nhiễm. Sau đó bác sĩ tiêm thuốc tê với liều lượng vừa phải giúp bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật nhẹ nhàng hơn.

  • Làm lung lay chân răng

Bác sĩ dùng thiết bị nha khoa chuyên dụng tác động qua lại khiến cho chân răng bị lung lay.

  • Nhổ răng khôn

Bác sĩ dùng thiết bị sóng siêu âm đưa mũi khoan vào khu vực cần nhổ răng. Chiếc máy này bóc tách từng lớp mô mềm cẩn thận, chuẩn xác, hạn chế đau nhức. Bác sĩ nhẹ nhàng loại bỏ hết chân răng khôn ra bên ngoài và khâu vết thương lại.

  • Cầm máu, hẹn lịch tái khám

Khi răng khôn được nhổ bỏ hoàn toàn ra khỏi cung hàm, vết thương khâu lại nhưng máu vẫn sẽ chảy ra. Bác sĩ cho bạn cắn miếng gạc y tế để đợi máu đông lại, bạn ngồi ở phòng khám khoảng 30 phút - 1 giờ đồng hồ, sau đó bác sĩ kiểm tra tổng quát một lần nữa rồi sẽ cho bạn về. Khoảng 1 tuần sau bạn tới nha khoa để bác sĩ xem vết thương, nếu có vấn đề gì lập tức xử lý.

Các lưu ý sau khi nhổ bỏ răng khôn

Muốn quá trình nhổ răng khôn diễn ra suôn sẻ, khắc phục được tình trạng răng mọc lên gây sốt cao, đau nhức nhiều bạn hãy chú ý những vấn đề sau đây:

  • Sau khi nhổ bỏ răng khôn bạn hãy giữ chặt miếng gạc y tế được bác sĩ đặt sẵn trong khoang miệng để ngăn máu chảy ra quá nhiều.
  • Khi về nhà, không nên đánh răng ngay mà hãy ưu tiên súc miệng bằng nước sạch.
  • Sẽ có trường hợp máu chảy ra dù bạn đã về nhà, nhưng yên tâm cục máu đông sẽ sớm hình thành, bạn không được khạc nhổ quá nhiều lần.
  • Bạn không nên dùng bàn chải lông quá cứng để đánh răng khi vết thương đã ổn định. Muốn vệ sinh răng miệng hiệu quả cần kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Vết thương cần khoảng 7 - 10 ngày tùy vào cơ địa mỗi người mới ổn định hoàn toàn nên bạn không nên dùng tay hay vật nhọn chạm vào khu vực mới nhổ răng.
  • Không được hút thuốc, uống bia rượu và ăn thực phẩm cay nồng, nóng lạnh trong những ngày đầu mới nhổ răng khôn.
  • Trong trường hợp bệnh nhân thấy máu cứ tuôn ra tại vết thương, máu không có dấu hiệu đông lại dù đã thay nhiều miếng gạc hãy đến phòng khám gặp bác sĩ.

Một số dấu hiệu mọc răng khôn khác

Ngoài dấu hiệu bị sốt do mọc răng khôn ra thì còn có nhiều triệu chứng mọc răng khôn khác nữa, cụ thể như:

đau răng khôn có sốt không
Đau răng khôn có sốt không*
  • Nướu sưng lên bất thường: Bệnh nhân có cảm giác vùng nướu trong cùng sưng lên, lúc này vẫn chưa thấy răng khôn nhô lên nhưng nó đã ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của bạn.
  • Sưng má: Răng khôn mọc lên gây sưng nướu ở bên trong và tác động đến một bên má của bạn, gây ra hiện tượng sưng má.
    Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Sự xuất hiện của một chiếc răng mới khiến cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi do cơn đau nhức xảy ra thường xuyên, bạn không ăn uống như bình thường được.
  • Nhức đầu, đau tai: Một dấu hiệu nữa cũng thường hay xảy ra khi răng khôn mọc đó là bệnh nhân có cảm giác đau nhức đầu, đau tai vì răng khôn mọc ảnh hưởng tới dây thần kinh tại vị trí đó.
  • Xuất hiện mủ: Khi bạn nhận thấy khu vực răng khôn mọc xuất hiện mủ hãy tới nha khoa gặp bác sĩ ngay vì đây là dấu hiệu cho thấy răng khôn bị kẹt lại, ổ vi khuẩn đã hình thành và xuất hiện viêm nhiễm trong khoang miệng. Chất dịch này tiết ra đi kèm với máu, bệnh nhân đau nhức dữ dội và có thể còn sốt cao.

Mọc răng khôn có sốt không? Răng khôn nằm ở khu vực đặc biệt, chiếc răng này sẽ gây ra sốt nhẹ khiến bệnh nhân khó chịu. Bạn Hà Thu hãy tới phòng khám Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát răng miệng và kê đơn thuốc giảm đau, hạ sốt đối phó với những triệu chứng này. Trong trường hợp kết quả chụp X-quang cho thấy răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ bỏ để bạn không bị răng khôn hành.

Trả lời