Trám răng cửa bị sâu là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện thẩm mỹ. Sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những chia sẻ của nha khoa về bệnh lý sâu răng cũng như quá trình điều trị hiệu quả!
Việc phục hình răng cửa đòi hỏi vật liệu trám hoặc bọc sứ phải đáp ứng hai tiêu chí quan trọng là tính thẩm mỹ và độ bền vững. Sự lựa chọn vật liệu phù hợp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả, tuổi thọ của phục hình, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của hàm răng.
Nội Dung Bài Viết
Trám răng cửa bị sâu có được không?
Răng cửa được ví von như những "viên ngọc" của gương mặt. Thế nhưng, sâu răng hay những khoảng trống nhỏ trên răng cửa lại có thể khiến chúng ta mất tự tin. Đừng lo lắng! Trám răng cửa bị sâu là giải pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sẽ giúp chúng ta lấy lại nụ cười tươi vốn có. Với vật liệu composite có màu sắc tự nhiên, miếng trám sẽ hòa hợp hoàn hảo với răng thật, mang đến cho hàm răng đều đẹp.
Trám răng cửa không đơn giản chỉ là quá trình là "bịt kín" lỗ sâu mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ. Miếng trám sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây hại, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Đặc biệt, với composite - chất liệu thân thiện với răng, người bệnh có thể yên tâm về độ an toàn cùng tính thẩm mỹ của phương pháp này.
Tuy nhiên, trám răng không phải là "phép màu" biến hóa được mọi vấn đề. Trong những trường hợp răng bị vỡ quá lớn, khoảng cách giữa các răng quá rộng hoặc sâu răng quá nặng, trám răng cửa bị sâu có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Lúc này, các phương pháp phục hình khác như bọc răng sứ sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Để có quyết định chính xác, khi bị sâu răng, người bệnh nên đến nha khoa để thăm khám, điều trị hiệu quả. Nha sĩ sẽ dựa trên mức độ sâu răng, độ bền chắc của men răng để đưa ra phương án khắc phục tối ưu.
Quá trình trám răng cửa bị sâu
Trám răng cửa bị sâu được chỉ định sau khi chiếc răng sâu được điều trị, nạo sạch lớp sâu và không bị hư hỏng quá nặng. Việc áp dụng trám răng có thể giúp giữ lại chiếc răng này. Dưới đây là những bước thực hiện trám răng quan trọng, giúp bảo vệ răng sau điều trị sâu răng:
Kiểm tra răng
Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như tăm bông, gương nha khoa để kiểm tra tình trạng sâu răng, xác định kích thước, vị trí của lỗ sâu. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ sâu răng, nha sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh loại vật liệu trám phù hợp.
Hiện nay, composite là vật liệu trám được sử dụng phổ biến nhờ khả năng kết dính tốt, màu sắc tự nhiên và dễ tạo hình. Nha sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân về quy trình trám răng cửa bị sâu, thời gian thực hiện, chi phí dự kiến.
Làm sạch và tạo hình khoang trám
Thao tác gây tê tại chỗ được thực hiện nhằm đảm bảo người bệnh được trải nghiệm quá trình trám răng nhẹ nhàng, không đau đớn. Thuốc gây tê sẽ được xem xét cho từng cơ địa nên đảm bảo an toàn, không gây hại tới cơ thể.
Bằng dụng cụ khoan nha khoa, nha sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn phần mô răng bị sâu, tạo ra một khoang trám sạch sẽ và có hình dạng phù hợp. Đồng thời dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tạo hình khoang trám sao cho miếng trám có thể bám dính chắc chắn, khít sát với răng.
Áp dụng vật liệu trám
Nha sĩ sẽ trộn vật liệu composite theo tỉ lệ thích hợp để đạt được màu sắc, độ cứng mong muốn. Dùng dụng cụ chuyên dụng đặt từng lớp vật liệu composite vào khoang trám và sử dụng đèn chiếu để làm đông cứng từng lớp.
Sau khi hoàn thành việc đặt vật liệu, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để tạo hình miếng trám sao cho phù hợp với hình dạng của răng. Điều này nhằm giúp miếng trám hòa hợp với răng thật, đảm bảo thẩm mỹ hàm răng.
Hoàn thiện và đánh bóng
Bác sĩ làm mịn bề mặt miếng trám răng bằng phương pháp đánh bóng với dụng cụ chuyên dụng, giúp miếng trám hòa hợp với răng thật và dễ dàng vệ sinh. Cuối cùng kiểm tra xem miếng trám có ảnh hưởng đến khớp cắn của bệnh nhân hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, nha sĩ thực hiện điều chỉnh lại.
Bọc răng cửa cho răng bị sâu nặng
Bọc răng sứ được sử dụng rộng rãi để phục hình răng bị sâu nặng, vỡ hoặc thay đổi màu sắc. Quy trình này diễn ra tỉ mỉ với nhiều thao tác. Bắt đầu từ việc mài cùi răng thật, chế tác mão sứ và chụp nó lên cùi răng đã mài sẵn. Mão sứ được chế tạo từ sứ nguyên khối, cao cấp như: Zirconia, sứ E.max, có màu sắc tự nhiên, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, giúp phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng.
Ưu điểm của bọc răng sứ cho răng sâu
- Khắc phục triệt để tình trạng sâu răng: Mão sứ đóng vai trò như một lớp áo bảo vệ chắc chắn, bao bọc hoàn toàn phần răng bị tổn thương, ngăn chặn hiệu quả quá trình sâu răng tiếp tục diễn tiến và tái phát.
- Bảo vệ răng thật: Mão sứ hoạt động như một lớp khiên vững chắc, bảo vệ phần mô răng còn khỏe mạnh, giúp răng chịu lực tốt hơn, kéo dài tuổi thọ.
- Tái tạo hình dáng và màu sắc răng: Với công nghệ chế tác hiện đại, mão sứ được thiết kế tỉ mỉ để tái tạo hoàn hảo hình dáng, màu sắc của răng thật, mang đến một hàm răng đều đẹp, hài hòa với khuôn mặt.
- Độ bền cao: Được chế tạo từ các loại sứ cao cấp, mão sứ sở hữu độ bền vượt trội, có thể đồng hành cùng khách hàng trong nhiều năm mà không lo bị mẻ vỡ.
- Thẩm mỹ cao: Với mão sứ, khách hàng sẽ có một hàm răng đều đẹp, tự nhiên, giúp bạn tỏa sáng mọi lúc mọi nơi.
Hiện nay, với phương pháp bọc răng sứ, người bệnh có thể linh hoạt trong phần chi phí với nhiều loại răng khác nhau. Dựa trên nhu cầu dùng, điều kiện tài chính cùng những tư vấn của bác sĩ, việc lựa chọn loại răng sứ phục hình cũng vô cùng đơn giản. Sau bọc răng sứ, một hàm răng thẳng đều, khỏe khoắn, trắng sáng chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
Chăm sóc răng miệng khoa học sau trám răng
Dù sử dụng phương pháp trám răng cho răng sâu hay bọc răng sứ thì sau phục hình, người bệnh cũng cần thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc để đảm bảo hàm răng luôn khỏe mạnh. Ngay sau khi trám răng cửa bị sâu hay bọc sứ, nha sĩ hướng dẫn tận tình từng mục chăm sóc răng, bao gồm cả việc vệ sinh răng, chế độ kiêng khem, ăn uống.
Chải răng sạch sẽ mỗi ngày
Việc chăm sóc sức khỏe nha khoa không chỉ đơn giản là dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám hay các tác nhân trên bề mặt răng mà còn cần đảm bảo răng được chăm chuốt kỹ lưỡng. Theo đó, hãy lựa chọn bàn chải lông mềm, kem đánh răng không gây mòn men răng. Thực hiện động tác đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc. Chải kỹ cả những góc khuất, mặt răng bên trong và lưỡi.
Súc miệng bằng nước súc miệng Fluor
Cùng với việc chải răng, nước súc miệng cũng vô cùng hữu ích trong công cuộc chăm sóc răng miệng. Chúng ta có thể dùng nước muối hoặc nước súc miệng. Nên lựa chọn có chứa thành phần Fluor - mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho khoang miệng. Khi vi khuẩn bị ngăn chặn tối đa, các vấn đề về răng miệng cũng bị đẩy lùi, hơi thở trở nên thơm mát, tự tin.
Dùng chỉ nha khoa
Cũng như nước súc miệng, chỉ nha khoa bổ trợ cho quá trình làm sạch diễn ra trơn tru hơn. Chỉ nha khoa nhẹ nhàng gạt sạch đi các mảng bám trên bề mặt răng, làm sạch những vụn thức ăn thừa nơi kẽ răng để chúng không còn là nguy cơ gây hại cho răng - nướu. Việc dùng chỉ nha khoa nên được áp dụng đều đặn mỗi ngày (1 - 2 lần) để đảm bảo răng luôn sạch tinh tươm.
Chế độ ăn uống khoa học
Răng sứ dù có tự nhiên tới đâu cũng chỉ là những chiếc răng giả, độ nhạy cảm với nhiệt độ không cao bằng các răng thật. Do đó, việc dùng các thức ăn quá nóng, quá lạnh có thể khiến chúng ta bị rát lưỡi, bỏng nướu. Thay vì sử dụng các loại thức ăn "có thể gây nguy hiểm" này, hãy kiểm tra độ nóng, lạnh của chúng trước nhé.
Đối với răng sứ, người dùng có thể thoải mái ăn uống, nhai - cắn thức ăn như răng thật. Song, bạn cũng đừng sử dụng răng cắn các thực phẩm quá cứng, không cho răng tác động với ngoại lực mạnh để tránh làm răng bị gãy. Một số loại quả chua cũng có thể gây ê buốt răng, tác động không tốt sức khỏe răng miệng, hãy hạn chế sử dụng chúng.
Không chỉ nên chăm chăm vào những thứ kiêng khem mà quên mất răng, hàm răng của chúng ta cũng cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt để luôn được chắc khỏe. Theo đó, hãy đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất mỗi ngày cho cơ thể bằng các loại thực phẩm xanh, giàu vitamin, khoáng chất và canxi. Ngoài ra, hãy uống nước thật đều đặn 1.5 - 2 lít mỗi ngày để cân bằng trạng thái cho cơ thể.
Việc thực hiện thăm khám nha khoa thường xuyên cũng giúp sức khỏe răng miệng được duy trì ổn định. Cứ mỗi 3 - 6 tháng, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra vôi răng, loại bỏ các mảng bám. Tại đây, các vấn đề răng miệng không thể phát hiện bằng mắt thường sẽ được tìm ra và điều trị an toàn.
Trám răng cửa bị sâu hay bọc răng sứ thẩm mỹ thì hiệu quả hơn? Điều này được xem xét dựa trên từng hoàn cảnh, trường hợp. Song, cả 2 phương pháp điều khắc phục các khiếm khuyết trên răng, bảo vệ răng sau khi điều trị sâu răng hiệu quả, giúp lưu giữ lại chiếc răng thật. Để biết chính xác phương án điều trị tối ưu cho từng trường hợp bệnh lý, bạn nên trực tiếp đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được nha sĩ hỗ trợ.