Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Răng hàm là chiếc răng đóng vai trò nhai nhuyễn thức ăn. Mỗi người có 8 răng hàm nhỏ, 12 răng hàm lớn (đã tính răng khôn). Thật ra, việc nhổ răng hàm là điều bất đắc dĩ cần phải thực hiện khi chiếc răng này bị hư tổn nặng. Hoặc nhổ răng để phục vụ cho vấn đề thẩm mỹ nha khoa. Bởi vì răng hàm mất đi trên cung hàm xuất hiện khoảng trống, dễ ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai.
Nhổ răng hàm là chỉ định bác sĩ bắt buộc phải đưa ra khi các phương pháp điều trị khác không thể áp dụng lên chiếc răng của bạn. Khi được chỉ định nhổ răng hàm, bạn đừng quá lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ về phương pháp nhổ răng, cũng như chi phí nhổ răng hàm là bao nhiêu?
Nội Dung Bài Viết
Khi nào phải nhổ răng hàm?
Những chiếc răng hàm khỏe mạnh sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân ăn nhai tốt. Lực nhai được chia đều cho các răng nên quá trình ăn uống dễ dàng hơn. Trước khi nói đến nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu khi nào phải nhổ răng hàm?
Răng hàm bị sâu nặng
Chiếc răng hàm bị sâu nặng, vi khuẩn đã phá hủy toàn bộ thân răng. Các kỹ thuật khác như trám răng hay bọc sứ không thể cải thiện được tình trạng này. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng hàm để sâu răng không lan ra những chiếc răng lân cận.
Răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch
Răng số 8 chính là chiếc răng khôn, nếu như răng mọc thẳng hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ nhai thức ăn như những chiếc răng hàm lớn khác. Nhưng răng số 8 mọc sau cùng, rất ít khi chúng mọc thẳng hàng và thực hiện nhiệm vụ nhai thức ăn. Đa số chúng bị mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu gây đau nhức dai dẳng, sưng nướu, sưng má. Thậm chí, răng số 8 còn chèn ép dây thần kinh, khiến bệnh nhân khổ sở tìm cách xử lý.
Cho nên, việc nhổ bỏ răng số 8 rất cần thiết để bảo vệ răng lân cận cũng như tránh tình trạng xô lệch toàn hàm răng. So với những chiếc răng khác thì xử lý răng số 8 có phần khó khăn hơn. Vì chiếc răng khá to, mọc phức tạp và vị trí mọc phía trong cùng. Đòi hỏi bác sĩ phải nhổ răng và khâu vết thương cẩn thận để tránh xảy ra nhiễm trùng.
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?
Vì những chiếc răng hàm có kích thước to nên khi nhổ răng bệnh nhân sợ bị chảy máu nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng thật ra, khi đến nha khoa uy tín, bạn sẽ trải qua ca nhổ răng hàm an toàn, nhanh chóng. Bác sĩ ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau, kết hợp với tay nghề vững vàng. Chiếc răng hàm bị hư tổn của bạn được đưa ra khỏi cung hàm dễ dàng. Quá trình nhổ răng không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
Nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm, mắc bệnh máu khó đông. Hãy trao đổi với bác sĩ, thực hiện kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi nhổ răng hàm. Tránh các vấn đề như chảy máu mất kiểm soát, làm ảnh hưởng tới tính mạng.
Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền?
Bạn thắc mắc nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Thật ra chi phí nhổ răng không cao, chỉ có nhổ răng khôn là giá cả có cao hơn một chút vì tính chất phức tạp của nó. Thế nên, bạn cứ tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để bác sĩ kiểm tra, rồi đưa ra phương án nhổ răng hàm phù hợp. Cũng như tư vấn giá cả để bạn không còn lăn tăn suy nghĩ nhiều về phí nhổ răng. Còn nếu bạn chưa thể tới bệnh viện ngay, có thể tham khảo giá nhổ răng ở bảng sau:
Bảng giá nhổ răng tổng quát
– Chụp Phim | 50.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Bôi | 50.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Chích - Cấp 1 | 100.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Chích - Cấp 2 | 150.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 1 | 200.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 2 | 250.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 3 | 300.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 1 | 500.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 2 | 700.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 3 | 800.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 1 | 700.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 2 | 900.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 3 | 1.000.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 1 | 800.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 2 | 1.300.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 3 | 1.500.000 / răng |
TIỂU PHẪU | |
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 1 | 800.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 2 | 1.300.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 3 | 1.500.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 1 | 1.500.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 2 | 2.000.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 3 | 2.500.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 1 | 2.000.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 2 | 2.500.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 3 | 3.000.000 / răng |
Bảng giá nhổ răng của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn
Mức giá nhổ răng hàm theo thống kê của bảng trên không quá cao, nó chỉ dao động từ 800.000 - 3.000.000 VNĐ tùy vào vị trí nhổ răng và tính chất phức tạp của răng. Thế nên, bạn đừng quá đắn đo về vấn đề chi phí nếu bác sĩ yêu cầu nhổ răng hàm nhé.
Nhổ răng hàm như thế nào?
Nhổ răng hàm có chi phí không quá đắt đỏ, nhưng quá trình nhổ răng phải diễn ra an toàn. Đảm bảo không được xảy ra sai sót nào làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.
Bước 1: Kiểm tra, chụp X-quang răng miệng
Trước khi tiến hành nhổ bỏ răng hàm thì phải kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng của bệnh nhân. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu có mắc bệnh máu khó đông, tim mạch. Bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, xác định vị trí nhổ răng, đưa ra chẩn đoán và kỹ thuật nhổ răng thích hợp.
Bước 2: Sát khuẩn - Gây tê
Bác sĩ sát khuẩn vị trí cần nhổ răng, đảm bảo loại bỏ vi khuẩn có hại. Giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn ở khu vực mới nhổ răng. Tiếp đến, bác sĩ tiêm thuốc tê với lượng thuốc vừa đủ. Để bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi trải qua quá trình nhổ răng hàm.
Bước 3: Nhổ răng hàm
Bác sĩ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đã được sát trùng tiến hành nhổ răng. Thời gian nhổ răng hàm tùy vào vị trí răng cần nhổ và mức độ phức tạp của nó. Đối với răng khôn mọc lệch, bác sĩ sẽ chú ý hơn để không tác động vào dây thần kinh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bước 4: Khâu vết thương
Đưa được chiếc răng ra khỏi cung hàm, bác sĩ sẽ làm sạch ổ răng bằng nước tinh khiết. Tiếp đến dùng chỉ khâu vết thương để nó mau lành và tránh nguy cơ chảy máu nhiều. Bác sĩ đặt một miếng bông gòn ở vết thương để cầm máu, bệnh nhân sẽ ngưng chảy máu khoảng 45 phút. Vì lúc này, cục máu đông đã hình thành ở miệng vết thương.
Nhổ răng hàm có đau không?
Nếu nói nhổ răng không đau thì không đúng, bởi vì nhổ răng tác động trực tiếp lên cung hàm. Cho nên bạn sẽ cảm thấy đau, đặc biệt lúc thuốc tê tan hết. Đối với các răng hàm nhỏ, bác sĩ có thể không kê thuốc giảm đau cho bạn. Nhưng với răng khôn, sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sưng viêm để vết thương sớm lành.
Cảm giác đau sau khi nhổ răng hàm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Có người chỉ đau khoảng 2 - 3 ngày, nhưng cũng có người đau tới tận 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bạn yên tâm, bạn chọn nha khoa nhổ răng an toàn, thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách thì vết thương sẽ nhanh lành.
Chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng hàm như thế nào?
Nhổ răng hàm xong sẽ xuất hiện một vết thương hở trên cung hàm. Lúc này, bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng thích hợp, để giúp miệng vết thương khép lại, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Vừa mới nhổ răng về, bạn đừng ăn uống ngay, hãy đợi máu ngừng chảy mới được phép ăn uống.
- Bạn ăn uống từ tốn, lựa chọn các thực phẩm mềm, lỏng, không chứa nhiều gia vị. Tránh để thức ăn rơi vào ổ răng mới nhổ, gây đau và viêm nhiễm.
- Súc miệng nhẹ nhàng, khi đánh răng đừng tác động vào vết thương.
- Không sử dụng chất kích thích, tránh nguy cơ những chất này làm hại tới răng miệng của bạn.
- Không dùng tay hay tăm nhọn tác động vào vết thương. Hành động này dễ khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập gây nhiễm khuẩn.
- Đối với răng khôn, hoặc những chiếc răng có khâu vết thương. Bệnh nhân tới phòng khám để cắt chỉ như lịch hẹn bác sĩ đưa ra.
- Các trường hợp đau nhức răng quá nhiều, vết thương vẫn rỉ máu và khó chịu sau 2 - 3 ngày. Đi kèm với đó là sưng má, sưng nướu nặng, thậm chí có mủ chảy ra. Bệnh nhân hãy tới phòng khám để bác sĩ xử lý, đừng để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi những hiện tượng này cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng.
Nhổ răng hàm có cần trồng lại không?
Nếu bạn nhổ răng số 8 thì không cần thiết phải trồng lại bởi vì răng khôn mất đi không ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai. Còn đối với những răng khác, đặc biệt là răng số 6 - 7 đóng vai trò ăn nhai chính cần trồng lại. Bởi vì mất đi răng hàm chức năng nhai bị suy yếu, bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiều vì lực nhai không phân bổ đều được. Vậy nên chọn kỹ thuật trồng răng hàm nào để khôi phục chức năng ăn nhai?
Hiện tại, đối với vấn đề trồng răng hàm riêng lẻ, chúng tôi khuyên bạn nên chọn kỹ thuật cấy ghép implant. Phương pháp trồng răng này không cần phải mài răng tự nhiên bên cạnh. Tuổi thọ của răng implant kéo dài nhiều năm, bệnh nhân không cần lo sợ việc phải thay mới nhiều lần. Điều hạn chế nhất của phương pháp cấy ghép implant chính là chi phí khá cao. Thêm vào đó, cấy ghép implant là phương pháp trồng răng khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề vững vàng. Hiện tại, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có dịch vụ trồng implant, nếu bạn có nhu cầu hãy đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Chi phí nhổ răng hàm đã được nêu ra ở bảng trên, giá nhổ răng còn tùy vào vị trí răng hàm và mức độ tổn thương của bạn. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ kiểm tra, đưa ra phương án nhổ răng cho bệnh nhân. Sau đó thực hiện nhổ răng nhanh chóng, an toàn, ít gây đau đớn.
Hạ Mi.