Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng?

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (24 bình chọn)

Cắt lợi sau niềng răng là một phương pháp đem lại hiệu quả cao, an toàn cho bạn mà không làm tổn hại đến mô răng thật. Giúp người bệnh có nụ cười rạng rỡ hơn và tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng, quy trình phẫu thuật thế nào? Để giải đáp vô vàn thắc mắc đến từ khách hàng. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ trả lời cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Cắt lợi sau niềng răng có nghĩa là bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ phần nướu dư thừa, bao phủ nhiều trên thân răng hoặc lợi bị viêm. Việc điều trị nhằm giúp tạo đường viền nướu hài hòa, răng lộ rõ hơn và gia tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện diễn ra an toàn. Bệnh nhân cần thăm khám tại cơ sở uy tín. Như thế mới không lo xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 1
Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? *

Cắt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không?

Cắt nướu là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Quá trình điều trị đơn giản và không xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng của người bệnh. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Phẫu thuật nướu sẽ ít rủi ro và giúp cho việc phục hồi của bệnh nhân được nhanh chóng hơn.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 2
Cắt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? *

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn điều trị tại một cơ sở nha khoa kém chất lượng và không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô trùng. Lúc này, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau khi điều trị. Một số vấn đề có thể phát sinh bao gồm phản ứng dị ứng, sốc thuốc tê, chảy máu kéo dài tại vùng nướu, nhiễm trùng lợi do vi khuẩn xâm nhập, hoặc thậm chí vết mổ không được xử lý đúng kỹ thuật. Dẫn đến làm chậm thời gian phục hồi. Vì thế, bệnh nhân cần lưu ý điều này. Để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng?

Phẫu thuật nướu được diễn ra trước hay sau khi niềng răng đa phần phụ thuộc vào tình trạng bệnh của khách hàng và kế hoạch điều trị từ bác sĩ. Nhưng nhằm giúp lợi ổn định hoàn toàn. Tốt nhất bạn nên thực hiện cắt nướu lúc vừa tháo niềng xong. Lúc này, mọi thứ đã dần trở lại bình thường nên bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát và phán đoán chuẩn xác về sức khỏe răng miệng của bạn.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 3
Giải đáp cắt lợi trước hay sau khi niềng răng?

Trường hợp nên cắt lợi sau niềng răng

Để có thể phẫu thuật nướu khi vừa mới niềng răng xong. Những trường hợp nên thực hiện cắt lợi đó là:

Cắt lợi thừa, lợi trùm

Việc xuất hiện tình trạng thừa lợi hay mọc trùm lên thân răng quá nhiều đa phần do nướu dài bẩm sinh. Vì thế khiến cho quá trình ăn nhai của bạn gặp nhiều khó khăn và gây đau đớn. Lúc này, biện pháp tối ưu đó chính là phẫu thuật nướu. Nhằm giúp hàm răng phát triển bình thường và hạn chế nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng xảy ra.

Cắt lợi phì đại do u

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu xuất hiện khối u đại phù. Lúc này, việc tiến hành phẫu thuật cắt nướu là điều cần thiết. Trường hợp này xảy ra do vi khuẩn tấn công vào bên trong lợi. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây đau nhức cho người bệnh.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 4
Trường hợp cắt lợi phì đại do u *

Chữa nụ cười hở lợi

Phẫu thuật nướu hiện nay là một trong những giải pháp phổ biến và hiệu quả được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Để khắc phục tình trạng cười hở lợi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra cẩn thận. Nhằm dễ dàng xác định vị trí phần mô nướu dư thừa che phủ chân răng. Sau đó sẽ tiến hành cắt lợi để tạo đường viền nướu hài hòa hơn. Nhờ vậy, sau khi điều trị, hàm răng của bệnh nhân sẽ trở nên cân đối, tự nhiên hơn.

Cắt nướu do viêm

Khi có dấu hiệu viêm nặng, khách hàng sẽ không thể nào chữa khỏi. Nếu áp dụng phương pháp chữa bệnh thông thường. Do vậy, điều cần làm bây giờ là cắt bỏ lợi theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với phương pháp điều trị khác. Nhằm loại bỏ tận gốc vi khuẩn đang ẩn nấp bên dưới chân răng. Nhờ đó giúp người bệnh không còn cảm giác đau đớn, khó chịu ở phần lợi và khiến cho việc ăn nhai được dễ dàng hơn.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 5
Trường hợp cắt nướu do viêm *

Cắt lợi sau khi niềng răng diễn ra như thế nào?

Tương tự như các phương pháp phẫu thuật nướu thông thường. Lúc vừa niềng răng xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng răng miệng của bạn và sau đó, thực hiện cắt lợi theo các bước sau đây:

  • Tiêm tê: Đầu tiên, khách hàng sẽ được đưa vào phòng vô trùng. Để bắt đầu tiến hành điều trị và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng nhằm tránh vi khuẩn có hại xâm nhập gây ảnh hưởng tới vết thương. Tiếp đến, để quá trình thực hiện diễn ra một cách thuận lợi. Bác sĩ tiêm tê giúp cho việc cắt lợi không khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau nhức quá nhiều.
  • Cắt lợi: Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi khách hàng. Bác sĩ sẽ sử dụng dao hay áp dụng công nghệ laser hiện đại để thực hiện cắt nướu. Tỷ lệ lợi cắt đi được tính toán kỹ lưỡng. Nhằm đem lại độ chuẩn xác cao, gia tăng tính thẩm mỹ cho vết cắt và không gây khó chịu cho người bệnh.
  • Vệ sinh vết thương: Lúc đã phẫu thuật xong, bác sĩ khâu lại phần lợi. Nhằm giúp thời gian hồi phục được rút ngắn hơn và hạn chế xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Tái khám và cắt chỉ: Khi hoàn tất quá trình điều trị. Bác sĩ hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng đúng cách nhằm làm cho vị trí phẫu thuật được nhanh lành hơn. Bên cạnh đó là hẹn lịch tái khám và cắt chỉ để xem xét, đánh giá, kiểm tra răng miệng của bệnh nhân có xuất hiện dấu hiệu gì bất thường hay không.
Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 6
Cắt lợi sau khi niềng răng diễn ra như thế nào? *

Lưu ý khi cắt lợi sau niềng răng

Nhằm giúp người bệnh dễ dàng quay lại trạng thái ổn định ban đầu và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

Cầm máu

Sau khi phẫu thuật nướu, rỉ máu là hiện tượng thường thấy và nếu xuất hiện dấu hiệu. Bạn cũng đừng quá lo lắng bởi vấn đề này hoàn toàn bình thường trong giai đoạn đầu hồi phục. Tuy nhiên, khi trường hợp chảy máu kéo dài nhiều ngày liên tục, không thuyên giảm. Lúc này, bạn nên nhanh chóng trở lại phòng khám. Để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá, đưa ra phương án điều trị phù hợp. Từ đó giúp đem lại an toàn sức khỏe và tránh gây các biến chứng không mong muốn sau này.

Kiểm soát cơn đau

Khi thực hiện cắt nướu xong. Miệng của bạn sẽ trở nên mềm hơn và cảm giác đau nhức ở vị trí vết thương. Vậy nên, giải pháp tốt nhất cần làm bây giờ là nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ đưa ra ngay khi bắt đầu có dấu hiệu.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 7
Lưu ý khi cắt lợi sau niềng răng *

Vệ sinh sau khi cắt nướu

Trong những ngày đầu, bệnh nhân nên dùng bàn chải đánh răng di chuyển nhẹ nhàng ở khoang miệng tránh làm tổn thương phần lợi vừa phẫu thuật. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm nước súc miệng hay dung dịch sát khuẩn có chứa chất chlorhexidine 0.12%. Nhằm giúp vết cắt luôn được vệ sinh sạch sẽ.

Một số câu hỏi thường gặp

Chắc hẳn rằng người bệnh sẽ đặt ra vô vàn câu hỏi khi có nhu cầu điều trị cắt lợi sau niềng răng. Do đó, thấu hiểu được tâm lý này từ người bệnh. Chúng tôi đã tổng hợp những thắc mắc thường gặp đến từ khách hàng ngay dưới đây.

Cắt lợi thẩm mỹ có đau không?

Khi bắt đầu phẫu thuật nướu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê nhằm khiến bạn không thấy đau đớn trong xuyên suốt quá trình điều trị. Nhờ đó, bạn chỉ cảm giác hơi ê buốt nhưng điều này chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày. Vì thế, điều bệnh nhân cần làm bây giờ chính là tuân thủ đúng theo những hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng hậu phẫu thuật. Điều này nhằm rút ngắn thời gian lành bệnh và hạn chế xảy ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cắt nướu có để lại sẹo không?

Phẫu thuật lợi là một phương pháp trong nha khoa nhằm tạo sự cân đối cho nụ cười và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nướu. Sau khi phẫu thuật, vị trí cắt sẽ cần thời gian lành lại và nếu được chăm sóc đúng cách, phần lợi sẽ không để lại sẹo.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa từng người, phương pháp thực hiện và mức độ can thiệp của bác sĩ, một số trường hợp có thể xuất hiện mô sẹo nhẹ, nhưng thường không gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ hay chức năng của răng miệng. Để rút ngắn thời gian phục hồi, trong thời gian đầu, người bệnh nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tránh sử dụng các loại thực phẩm quá cứng hay cay nóng.

Trong quá trình lành bệnh, nếu vị trí vết thương có xuất hiện dấu hiệu nào bất thường như sưng viêm hay đau nhức kéo dài. Lúc này, khách hàng nên liên hệ cho bác sĩ nhằm được tư vấn, thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời tránh gây ra những vấn đề rủi ro không đáng có.

Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng? 8
Các câu hỏi thường gặp về cắt lợi sau nhổ răng khôn *

Phẫu thuật nướu có để lại biến chứng không?

Nếu lựa chọn đơn vị chữa bệnh uy tín, lúc điều trị sẽ không gây ra bất cứ biến chứng nào. Do vậy, khi có nhu cầu, khách hàng hãy đến thăm khám tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Nơi đây có đội ngũ y bác sĩ có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, như thế khiến cho quá trình cắt lợi của bạn luôn diễn ra thuận lợi, an toàn.

Cắt lợi có gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhau không?

Khi tiến hành phẫu thuật nướu, điều này sẽ tác động trực tiếp đến phần lợi nên khiến cho quá trình ăn nhai của người bệnh gặp một chút khó khăn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng, tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng từ 5 - 7 ngày hậu phẫu thuật và sẽ dần hồi phục lại bình thường theo thời gian.

Cắt lợi sau niềng răng là bước bổ sung nhằm đem lại tính thẩm mỹ cho hàm răng và khiến người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao, người bệnh nên lựa chọn thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín như Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Như thế, việc phẫu thuật nướu của người bệnh sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn hơn.

Minh Nguyệt. 

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV