Banner Theo Chuyên Mục

Trám răng – Bạn biết gì về dịch vụ nha khoa này?

Theo dõi: Google New

Trám răng là một phương pháp phòng ngừa và điều trị một số vấn đề răng miệng phổ biến như sâu răng, răng mòn men hoặc răng sứt mẻ,...Sau khi gắn vật liệu trám lên răng, bạn sẽ có được chiếc răng khỏe đẹp hơn.

Mặc dù, hàn trám chỉ là giải pháp phục hình tạm thời, thế nhưng nếu được ứng dụng đúng thời điểm có thể “giải cứu” thành công chiếc răng của bạn khỏi sự tấn công của vi khuẩn và ngăn chặn tổn thương biến chứng nặng hơn.

Trám răng là gì?

Theo định nghĩa chuyên môn, trám răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp khôi phục lại những chiếc răng bị chấn thương hoặc răng bị hư hỏng do sâu răng gây ra nhằm đảm bảo chức năng bình thường cho người bệnh.

tram-rang-2

Trám răng - Tổng hợp những điều cần biết

Khi gắn chất liệu trám lên răng, bạn sẽ ngăn chặn được sự xâm nhập sâu của vi khuẩn và thay thế những phần răng đã bị sứt mẻ. Tiến hành trám răng không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của toàn hàm bởi không cần đến các thao tác như mài cùi hay bọc sứ.

Trước khi đưa miếng trám vào vùng răng cần phục hình, bác sĩ sẽ loại bỏ hết vết sâu răng, làm sạch toàn bộ vùng răng lân cận rồi phủ kín khoảng trống bằng vật liệu trám phù hợp. Quá trình trám diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng nên sẽ không ảnh hưởng đến công việc hoặc thời gian học tập của chúng ta.

Tình trạng như thế nào thì nên trám răng?

Sau khi thăm khám tình trạng răng hàm cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại trám răng phù hợp với từng khách hàng. Phương pháp trám chia thành 2 loại cụ thể là trám răng phòng ngừa và trám răng điều trị:

Trám răng điều trị

Được sử dụng khi khách hàng gặp phải bất cứ vấn đề nào liên quan đến sâu răng hoặc chấn thương.

Trám răng phòng ngừa

Được chỉ định nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của vi khuẩn cũng như quá trình tạo a xít, phá hủy men răng. Đặc biệt, trám răng phòng ngừa có tác dụng ngăn chặn sâu răng rất hiệu quả.

Các bước trám răng được tiến hành ra sao?

Trải qua 15 – 30 phút điều trị với những bước thực hiện nghiêm ngặt dưới đây, miếng trám sẽ nằm vừa vặn và vững chắc tại vùng tổn thương của răng:

Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân để xác định chất liệu trám cũng như vùng cần trám.

Vệ sinh sạch sẽ vùng trám

Trước khi trám, Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vết sâu, mảng bám trên răng để vật liệu trám dễ dàng bám dính trên răng.

tram-rang-1

Phủ lấp những hốc rỗng của răng

Cách ly răng cần trám

Môi, nướu và khoang miệng sẽ được cách ly khỏi vùng trám bằng đế cao su nhằm bảo đảm độ kết dính.

Tiến hành trám răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa đưa vật liệu trám là Composite hoặc Amalgam vào đầy khoang trám. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng đèn chiếu Laser để làm đông cứng vật liệu trong khoảng 40 giây.

Chỉnh sửa lại vết trám

Khi miếng trám đã dính khít trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ thực hiện cắt mài và tạo hình miếng trám để tránh cảm giác cộm cấn và tăng thẩm mỹ cho hàm răng.

Lưu ý quan trọng sau khi trám răng?

Miếng trám bám dính được trên bề mặt răng là nhờ có lớp keo chuyên dụng. Và lớp keo này không đủ sức để níu giữ vật liệu trám ở lại chiếc răng nếu bạn có những tác động quá giới hạn, chẳng hạn như ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cắn xé thức ăn bằng lực mạnh,...

tram-rang-3

Chiếc răng được bảo vệ bởi lớp trám thẩm mỹ

Do đó, để giữ miếng trám lâu dài trên răng, bạn cần tuân thủ chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng khoa học như sau:

Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm

Không cắn, xé thực ăn trực tiếp tại vùng trám

Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Không nhai thức ăn với lực quá mạnh

Tránh những đồ ăn thức uống chứa phẩm màu và chất kích thích

Trám răng là giải pháp phục hình răng tạm thời. Nếu muốn chiếc răng bị tổn thương khỏe đẹp dài lâu, bạn hãy áp dụng phương pháp bọc sứ thẩm mỹ nhé!Hiểu rõ bản chất của trám răng, bạn sẽ biết được khi nào hàm răng của mình thực sự cần đến phương pháp này. Và bạn hãy đến Nha khoa uy tín để được sử dụng vật liệu hàn trám chất lượng.

Trả lời