Nhổ răng khểnh giá bao nhiêu? Từ khi tôi mọc răng vĩnh viễn thì chiếc răng khểnh cũng xuất hiện. Có người thì bảo rất hợp với khuôn mặt của tôi, tạo điểm nhấn cười duyên, tuy nhiên sau một thời gian gắn bó, tôi chợt thấy việc sở hữu chiếc răng khểnh này khiến cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, cũng như gây ra một số bệnh lý khác. Vì vậy tôi cần lời giải đáp sớm để chuẩn bị tốt trước khi nhổ răng khểnh. Tôi xin cảm ơn! (Mi Lâm - 20 tuổi)
Chào bạn Mi Lâm!
Nhổ răng khểnh giá bao nhiêu? Được nhiều người quan tâm bởi vì nhận thấy việc duy trì răng khểnh không đem lại lợi ích gì, mà còn gây ra các bệnh lý trên răng. Đặc biệt có nhiều trường hợp lại mất tính thẩm mỹ cho nụ cười và khuôn mặt. Vậy ngoài giải đáp chi phí nha khoa sẽ nói đến những vấn đề liên quan đến chiếc răng khểnh, giúp bạn có thông tin hữu ích.
Nội Dung Bài Viết

Nhổ răng khểnh giá bao nhiêu?
Nhổ răng khểnh giá bao nhiêu? Mỗi nha khoa đều có bảng giá dịch vụ khác nhau, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn một trong những nơi thăm khám cung cấp bảng giá niêm yết cụ thể, giúp khách hàng yên tâm khi muốn điều trị. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chi phí bạn tìm hiểu trước khi đến với bảng giá tổng quát của nha khoa nhé.
- Tình trạng răng khểnh mọc: đầu tiên là hướng răng mọc, chân răng có dị dạng gì không, có gặp phải biến chứng nào không. Khi thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng và đưa ra mức độ của răng khểnh, từ đó xác định độ khó và dễ trong quá trình thực hiện nhổ bỏ.
- Phương pháp thực hiện: hiện nay nhổ răng được áp dụng bằng máy Piezotome, với công nghệ sóng siêu âm hỗ trợ giúp quá trình diễn ra nhanh chóng, không gây ra các vấn đề đau nhức. Tuy nhiên mức chi phí sẽ cao hơn với việc nhổ răng khôn truyền thống. Vì vậy đây cũng là một trong những yếu tố quyết định chi phí nhổ răng khểnh.
- Tình trạng răng miệng: tức là sức khoẻ toàn hàm, nếu gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện nhổ răng.
- Tay nghề bác sĩ: đúng như vậy, khi bạn trải nghiệm một dịch vụ tốt, được điều trị bởi tay nghề bác sĩ giỏi thì một số nha khoa có mức chi phí khác so với những nơi cung cấp dịch vụ không đảm bảo. Vì vậy đừng mãi nghĩ về một mức phí rẻ mà lựa chọn phải địa chỉ kém chất lượng. Để tránh trường hợp tiền mất tật mang, nên tìm hiểu kỹ địa chỉ uy tín trước khi muốn thực hiện một dịch vụ nào đó, bất kể là nha khoa hay các bệnh lý khác.
Như vậy khi bạn thăm khám trực tiếp tại cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ nói rõ tình trạng và đưa ra mức chi phí đúng nhất. Sau đây là bảng giá tổng quát về nhổ răng khểnh tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, hãy tham khảo và nắm bắt.
– Chụp Phim | 50.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Bôi | 50.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Chích - Cấp 1 | 100.000 / răng |
– Răng Sữa Tê Chích - Cấp 2 | 150.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 1 | 200.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 2 | 250.000 / răng |
– Răng Lung Lay - Cấp 3 | 300.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 1 | 500.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 2 | 700.000 / răng |
– Răng Một Chân - Cấp 3 | 800.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 1 | 700.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 2 | 900.000 / răng |
– Răng Cối Nhỏ - Cấp 3 | 1.000.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 1 | 800.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 2 | 1.300.000 / răng |
– Răng Cối Lớn - Cấp 3 | 1.500.000 / răng |
TIỂU PHẪU |
|
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 1 | 800.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 2 | 1.300.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Trên - Cấp 3 | 1.500.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 1 | 1.500.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 2 | 2.000.000 / răng |
– Răng Khôn Hàm Dưới - Cấp 3 | 2.500.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 1 | 2.000.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 2 | 2.500.000 / răng |
– Cắt Nạo Chóp - Cấp 3 | 3.000.000 / răng |
Nhổ răng là một trong những tiểu phẫu đơn giản, được thực hiện theo quy trình rõ ràng. Không gây ra vấn đề đau nhức cho người bệnh, thời gian hồi phục nhanh. Vì vậy khi muốn nhổ răng khểnh hay vị trí răng nào trên cung hàm, bạn không phải quá lo lắng nhé. Với bảng giá tổng quát, giúp bạn Mi Lâm yên tâm hơn, hãy thăm khám trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
Tại sao phải nhổ bỏ răng khểnh?
Có nhiều người thắc mắc “tại sao phải nhổ bỏ răng khểnh?” ngoài thông tin mà bạn Mi Lâm đưa ra với trường hợp gặp phải là xuất hiện các bệnh lý. Nha khoa giải đáp chi tiết hơn giúp hiểu rõ khi duy trì răng khểnh trên cung hàm sẽ gặp những vấn đề gì.
Các bệnh lý và trường hợp cần nhổ bỏ khi răng khểnh mọc
- Răng khểnh khi mọc sẽ xảy ra nhiều tình trạng khác nhau, mọc xiên vẹo chen chúc, mọc lệch,… bạn nằm trong những trường hợp này bác sĩ đều tư vấn cần nhổ bỏ. Khi răng mọc không thẳng hàng, không đúng vị trí thường gây ra bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…
- Có nhiều người khi răng khểnh mọc không được thon gọn thẩm mỹ, hình dáng răng quá to làm cho môi của bạn không thể khép kín lại, điều này khiến cho việc phát âm trở nên không chính xác.
- Hoặc khi răng khểnh mọc quá nhỏ và nhọn, khiến nụ cười trở nên thiếu thẩm mỹ, không những vậy còn gây ra các tổn thương cho mô mềm.
- Hay trường hợp răng khểnh mọc lệch, khiến muốn mặt trở nên mất cân đối, thức ăn dễ bám vào kẽ răng, làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý.
Có nhiều người sở hữu chiếc răng khểnh này, khi cười thấy rất xinh và duyên, tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn nên thăm khám định kỳ và lưu ý cách chăm sóc răng miệng đúng hạn chế các bệnh lý, giúp duy trì chiếc răng khểnh lâu dài.
Xét về tính thẩm mỹ
Như đã nói, khi bạn có một chiếc răng khểnh trên khuôn hàm, sẽ có hai trường hợp xảy ra, một là tăng thêm tính thẩm mỹ cho nụ cười, hai là làm xấu đi khuôn mặt của bạn. Một số người còn đi trồng răng khểnh giả để thu hút nhiều điều may mắn trong cuộc sống, giúp khuôn mặt đẹp hơn, ngược lại thì người có sẵn chiếc răng khểnh lại muốn nhổ bỏ đi.
Tóm lại ngoài vấn đề “nhổ răng khểnh giá bao nhiêu tiền?” thì lý do vì sao phải nhổ bỏ răng khểnh, bạn cần nắm giúp đảm bảo ổn định tình trạng sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng khểnh có đau không?
Nha khoa giải đáp thêm nội dung “nhổ răng khểnh có đau không?” từ đó bạn dễ dàng đưa ra quyết định khi muốn nhổ bỏ chiếc răng này. Cùng tìm hiểu về vấn đề sau.
- Quy trình thực hiện nhổ răng khểnh cũng tương tự như các răng khác. Trước khi nhổ bác sĩ sẽ gây tê, nên trong lúc tiến hành không gây cảm giác đau nhức.
- Sau khi hoàn thành nếu hết thuốc tê bạn có cảm giác đau nhức, thì yên tâm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau.
- Cố gắng giữ một tinh thần thoải mái nhất có thể, nếu tinh thần bị áp lực, lo lắng quá mức sẽ khiến quá trình tiểu phẫu diễn ra khó thuận lợi.
- Một điều nữa là muốn giảm đau nhức bạn nên tuân thủ các bước chăm sóc răng miệng đúng cách, để vết thương nhanh lành.
Như vậy “nhổ răng khểnh có đau không?” thì bạn không phải lo lắng nữa nhé. Hãy chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, từ đó sẽ thấy yên tâm khi muốn nhổ bỏ răng khểnh.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khểnh
Khi nhổ răng khểnh xong, bạn cần lưu ý những điểm sau để không phải gặp các biến chứng sau khi nhổ răng. Điều này giúp sức khoẻ răng miệng sớm hồi phục ổn định.
- Khi vừa nhổ răng xong bạn không phải quá lo lắng, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc răng đúng, cũng như kê thuốc giảm đau cho bạn, hãy sử dụng theo hướng dẫn không được tự ý mua thêm thuốc khi đã hết đơn. Có biểu hiện đau nhức bất thường không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để tái khám và kiểm tra tình trạng gặp phải.
- Miếng bông được nhét chặt vào vị trí nhổ răng khểnh, giúp cầm máu, nếu trong khoảng thời gian giữ chặt miếng bông bị ướt nhiều, bạn nên thay và tiếp tục duy trì để máu ngưng chảy.
- Vệ sinh răng miệng như thông thường, vị trí nhổ răng ở phía ngoài khá tiện cho bạn đánh răng hàng ngày, không phải quá kiêng khem như các vị trí trong cùng. Tuy nhiên cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận hạn chế tác động vào vị trí răng khểnh vừa nhổ. Đừng quên súc miệng với nước muối pha loãng, súc nhẹ nhàng để không gây chảy máu vết thương vừa nhổ.
- Các thói quen như hút thuốc lá, uống bia rượu trong khoảng thời gian vết thương chưa lành, bạn nên tránh sử dụng để sức khỏe nhanh hồi phục.
- Nên lưu ý chọn thực phẩm mềm và lỏng như: cháo, súp, yến,… để dễ dàng ăn không gây áp lực cho hàm răng. Trong khoảng thời gian 24 đến 48 giờ bạn không nên sử dụng ống hút, lực hút sẽ gây ảnh hưởng cơ hàm làm chảy máu vị trí vừa nhổ răng khểnh.
- Và đừng quên thăm khám theo lịch hẹn mà bác sĩ đã lên với bạn.
Trên đây là những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khểnh sẽ giúp cho bạn yên tâm hơn khi loại bỏ chiếc răng khểnh ra khỏi cung hàm. Chi phí rõ ràng, phương pháp nhổ răng không đau, có cách chăm sóc hiệu quả, thì bạn còn lo lắng điều gì nữa. Hãy nhanh chóng tìm kiếm địa chỉ uy tín để thực hiện ngay thôi.
Nhổ răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Như vậy qua thông tin chia sẻ thì bạn Mi Lâm dễ dàng có câu trả lời cho mình. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn luôn tự tin là nơi cung cấp các dịch vụ nha khoa an toàn, uy tín, chất lượng. Đặc biệt chi phí luôn niêm yết rõ ràng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, sẽ có nhiều lựa chọn cho bạn hoặc các giải pháp thanh toán hợp lý, vì vậy đừng áp lực về phần chi phí mà ưu tiên thăm khám để điều trị bệnh lý trước. Nếu bạn còn những vấn đề thắc mắc về “nhổ răng khểnh” thì liên hệ để có câu trả lời phù hợp với tình trạng của bạn đang gặp phải nhé.