Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn

Theo dõi: Google New

Răng khôn là răng gì? Làm thế nào để biết được cơn đau nhức trong hàm là do răng khôn gây ra? Quá trình mọc răng khôn gây không ít vấn đề, thậm chí ảnh hưởng sức khỏe nhiều người. Cũng vì vậy mà nó khiến bạn cảm thấy lo lắng! Những triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn sẽ giúp người bệnh có được đáp án chính xác nhất.

Các bạn đang cảm thấy đau, nhức trong hàm nhưng không biết nguyên nhân do đâu, có phải là vì mọc răng khôn hay không? Bài viết này sẽ chia sẻ tới khách hàng kiến thức về răng khôn bao gồm dấu hiệu cùng triệu chứng nhận diện mọc răng khôn giúp các bạn chuẩn bị tinh thần và với kế hoạch thăm khám nha khoa kịp thời.

Răng khôn là răng gì?

Răng khôn được ví von là minh chứng cho sự trưởng thành của con người. Nó mọc khá muộn, từ 18 tuổi, có khi tới 25 hoặc 30 tuổi mới mọc. Bạn có thể mọc 4 hoặc ít hơn 4 răng khôn, cũng có thể không có chiếc răng số 8 nào mọc lên. 
Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Răng số 8 mọc sau cùng trên hàm*
Răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể gây viêm nhiễm, áp xe,... Do đó, các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên theo dõi quá trình mọc răng khôn để kịp thời xử lý chúng khi xảy ra biến chứng.

Dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến

Mọc răng khôn không chỉ đau nhức mà còn nhiều phiền phức khác. Vậy nên, bạn cần phải nắm bắt chính xác dấu hiệu và triệu trứng mọc răng khôn để có cách khắc phục hiệu quả:

Đau nhức quanh vùng nướu

Khi răng bắt đầu nhú, bạn cảm thấy đau nhức. Răng càng phát triển cơn đau càng kéo dài càng nhức nhối, trước tiên là đau nhức quanh vùng nướu mọc răng.

Nếu như răng mọc lộn xộn có nguy cơ dẫn đến đau răng hàm bên cạnh cùng răng khác còn lại trong hàm. Răng khôn không mọc liền mà có thể gián đoạn, kéo dài trong vài năm. Chính bởi thế, quý khách cần chuẩn bị tinh thần để vượt qua những cơn đau răng khôn xảy đến bất ngờ.

Sưng tấy nướu

Nướu người trưởng thành đã cứng chắc, khung xương hàm không còn phát triển về kích thước nên khi mọc răng khôn nướu sẽ giãn ra và phồng lên cao, làm cho không chỉ phần mặt nướu bị sưng tấy mà quanh chân răng cũng bị sưng tấy. 

Mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch khá phổ biến*

Hàm nặng nề cử động khó khăn

Lúc mọc răng khôn khách hàng sẽ cảm thấy hàm trở thành nặng nề gây khó khăn trong vận động cơ miệng. Tình trạng này khiến cho việc nói chuyện và ăn nhai vô cùng bất tiện.

Bị sốt, nhức đầu

Hiện tượng sốt nhẹ thường hay xảy ra khi răng khôn đang bước vào thời kì nhú lên. Nguyên do gây sốt là do khi mọc răng khôn nhiệt tính cơ thể tăng cao hơn cùng sự đau nhứt, khó chịu do mọc răng khôn cũng làm thân nhiệt nóng hơn thông thường. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần lo lắng quá vì nhiều cơn sốt này thường nhẹ và cũng không kéo dài.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Nguyên do của việc chán ăn một phần là do cơ địa mệt mỏi lúc cần chịu đựng các đau nhức, mệt mỏi, sốt vì mọc răng khôn gây ra. 1 phần nữa lí do gây chán ăn là vì không nhai được. Lúc món ăn vô tình đụng tới phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ có cảm giác đau, rất khó chịu, không muốn ăn.

Làm gì khi răng khôn mọc?

Tùy theo tình trạng mọc của răng khôn, nha sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Nếu răng khôn mọc thẳng hàng, không gây ảnh hưởng đến các răng khác, bạn có thể chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
 
Để giúp quá trình mọc răng khôn diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi và hạn chế bớt cảm giác đau nhức, bạn có thể áp dụng một số hướng dẫn của nha sĩ dưới đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh thường xuyên ngay sau nhổ răng 20 phút. Đây là một cách hiệu quả để giảm đau và sưng viêm khi mọc răng khôn. Chườm lạnh giúp máu không tích tụ tại vết thường, từ đó thúc đẩy nhanh hơn việc lành thương. 
Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Chườm đá có tác dụng giảm đau hiệu quả*

Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng ibuprofen hay acetaminophen. Tuy nhiên, hãy uống chúng theo đơn kê của bác sĩ sau khi kiểm tra, thăm khám về tình trạng sức khỏe, không tự ý uống bất kỳ loại thuốc giảm đau, kháng viêm nào.

Sử dụng gel giảm đau

Gel giảm đau là một loại thuốc bôi ngoài da có chứa các hoạt chất giảm đau, chống viêm. Gel giảm đau có thể giúp giảm đau và sưng viêm khi mọc răng khôn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng, nướu là điều cần thiết để hạn chế sưng viêm. Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng mỗi ngày nhằm đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào vùng răng khôn.

Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai

Khi mọc răng khôn, bạn nên tránh ăn các thực phẩm cứng, dai vì chúng có thể làm tổn thương răng khôn và nướu. Các loại thực phẩm cứng, dai bao gồm: xương, sụn, hạt cứng, trái cây cứng, các loại bánh kẹo, các loại trái cây cứng và chua.

Ngủ đủ giấc

Cơ thể sẽ sản xuất hormone trong lúc ngủ, giúp giảm viêm và đau. Nghỉ ngơi khoa học cũng giúp cải thiện tâm trạng, tránh căng thẳng, giúp cơ thể khỏe khoắn. 

Nhổ răng khôn khi nào?

Trên thực tế, bác sĩ luôn khuyến cáo cần nhổ răng khôn bởi thực chất với 28 chiếc răng còn lại trên hàm đã đủ để thực hiện chức năng ăn nhai. Đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều răng răng hàm bên cạnh. 

Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Nhổ răng khôn ngăn ngừa các biến chứng*
Theo đó, nhổ hay giữ răng khôn được đánh giá trên nhiều yếu tố, bao gồm:
  • Vị trí của răng khôn: Răng khôn mọc thẳng bình thường, không bị cản trở bởi xương và nướu thì không cần nhổ. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, mọc kẹt dưới nướu hoặc mọc ngầm, thì có thể cần nhổ để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Các triệu chứng: Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau, sưng, viêm, nhiễm trùng, thì có thể cần nhổ răng khôn để điều trị các triệu chứng này.
  • Mục đích sử dụng: Nếu bạn cần nhổ răng khôn để chỉnh nha hoặc làm phục hình, thì thời điểm nhổ sẽ được xác định bởi bác sĩ chỉnh nha hoặc bác sĩ nha khoa phục hình.

Việc nhổ răng khôn có sao không?

Nhổ răng khôn là phương pháp can thiệp phổ biến, được tiến hành bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Nhổ răng khôn có thể được thực hiện dưới gây tê cục bộ, gây mê toàn thân, hoặc kết hợp cả hai.
 
Nhổ răng khôn thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:
  • Đau: Đau là triệu chứng phổ biến sau khi nhổ răng. Đau kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, có thể hơn.
  • Sưng: Sưng là phản ứng tự nhiên sau khi bị thương. Sưng thường xuất hiện ở vùng má, xung quanh khu vực nhổ răng.
  • Chảy máu: Chảy máu lai rai là điều khá bình thường với tiểu phẫu răng khôn. Nếu chảy máu nhiều, bạn đến nha khoa để kiểm tra.
Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Chụp Xquang răng khôn*
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể gặp phải trong một vài trường hợp. Nếu bạn bị sốt, đau dữ dội, hoặc chảy mủ từ vết thương, bạn nên đến nha sĩ ngay lập tức.
  • Viêm xương hàm: Viêm xương hàm là biến chứng nghiêm trọng. Nó có thể gây đau dữ dội, sốt và sưng tấy, suy nhược cơ thể. Viêm xương hàm cần điều trị bằng kháng sinh.

Thiết bị hỗ trợ nhổ răng không đau, an toàn Dental Vibe

Thiết bị hỗ trợ nhổ răng không đau, áp dụng dược với mọi đối tượng - Dental Vibe sử dụng sóng rung để giảm đau và khó chịu khi nhổ răng. Các rung động này giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh, từ đó giảm đau và khó chịu.
 
Dental Vibe có thể được sử dụng trong hầu hết các ca nhổ răng, bao gồm cả nhổ răng khôn. Thiết bị này có thể giúp giảm đau trong quá trình nhổ răng, cũng như giảm đau và khó chịu sau khi nhổ răng. Hiện nay, tính an toàn và hiệu quả của thiết bị Dental Vibe đã được chứng minh qua thực tiễn hàng ngàn ca nhổ răng tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn.
 
Không chỉ sử dụng thiết bị nhổ răng hiện đại nói trên, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn còn tuân thủ quy trình nha khoa chuẩn quốc tế, mọi thao tác đều diễn ra trong môi trường vô trùng khép kín. Cụ thể với các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ nha khoa kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân rồi xác định xem bạn có cần nhổ răng khôn hay không. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về các phương pháp nhổ răng, lợi ích và rủi ro của từng phương pháp, cũng như các hướng dẫn trước và sau khi nhổ răng.

Bước 2: Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng khôn cần nhổ. Thuốc tê sẽ giúp bạn không cảm thấy đau trong quá trình nhổ răng.
Đau răng khôn uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Thiết bị gây tê hiện đại hỗ trợ nhổ răng*

Bước 3: Sử dụng thiết bị Dental Vibe

Bác sĩ sẽ đặt thiết bị Dental Vibe lên vùng răng khôn cần nhổ. Thiết bị sẽ tạo ra các rung động tần số thấp, tác động lên vùng nhổ răng. Các rung động này giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh, từ đó giảm đau và khó chịu.

Bước 4: Nhổ răng

Bác sĩ dùng dụng cụ nha khoa để tách và gắp răng khôn ra ngoài. Quá trình loại bỏ răng khôn có thể nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của răng khôn.

Bước 5: Khâu vết thương

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương để xem có cần khâu hay không. Nếu vết thương lớn hoặc chảy máu nhiều, bác sĩ sẽ khâu vết thương để giúp vết thương lành lại nhanh hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc sau khi nhổ răng, bao gồm cách uống thuốc giảm đau, cách ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, và cách nhận biết các biến chứng sau khi nhổ răng.
Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người mọc răng khôn*

Do vậy, khi nhận thấy dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn, quý khách hàng nên sớm đến nha khoa thăm khám để có những giải pháp xử lý kịp thời. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn với đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn giúp bạn giải pháp xử lý răng khôn hợp lý và nhanh chóng - Hãy liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi nhé!

Trả lời