Nguyên nhân nướu răng bị chảy máu và cách phòng tránh

Theo dõi: Google New

Nướu răng bị chảy máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân nướu răng bị chảy máu và cách phòng tránh hiệu quả.

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường thấy mỗi sáng khi chúng ta đánh răng hay ăn phải vật cứng. Vậy đây có phải là dấu hiệu đáng lo ngại? các bạn hãy thoi dõi những phân tích chuyên sâu của Bác sĩ nha khoa để có được đáp án chuẩn xác nhé!

Nguyên nhân nướu răng bị chảy máu là gì?

Không đụng chạm gây trầy xước, nhưng nướu răng bỗng nhiên bị chảy máu là hiện tượng không thể xem thường. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần và không có dấu hiệu ngừng lại, bạn cần đến Nha khoa kiểm tra ngay lập tức bởi vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

nguyên nhân nướu răng bị chảy máu

Nguyên nhân nướu răng bị chảy máu là gì và cách phòng tránh ra sao?

Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng phân biệt nướu khỏe và nướu bị bệnh. Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng, chắc chắn và có tính đàn hồi, còn nướu bị viêm sẽ có dấu hiệu chảy máu, sưng đỏ và nhìn có cảm giác mềm xốp.

Và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu nướu răng được xác định là do việc vệ sinh răng miệng hàng ngày chưa thật sự kỹ lưỡng, khiến mảng bám đã tích tụ nhiều ở chân răng. Theo thời gian, những mảng bám quanh chân răng sẽ bị vôi hóa tạo thành vôi răng - nơi trú ngụ của vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Viêm nướu có thể biến chứng nặng, phá hủy các mô nâng đỡ quanh răng, khiến răng răng lung lay, thậm chí bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ rụng răng sớm. Vì vậy, ngay khi phát hiện chảy máu nướu răng, các bạn nên đến nha khoa thăm khám để phòng ngừa bệnh viêm nướu nguy hiểm:

Viêm nha chu

Chảy máu chân răng là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm nha chu. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nha chu có thể khiến răng bị rụng bất cứ lúc nào.

Tiêu xương chân răng

Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng khiến mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương không còn nhu ban đầu. Bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.

nguyen-nhan-chay-mau-nuou-rang-la-gi-2

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Răng gãy rụng

Khi bị chảy máu chân răng có thể phần nướu bị viêm nhiễm nặng với các túi mủ sát chân răng. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp Bác sĩ nha khoa để điều trị dứt điểm, nếu không nguy cơ tiêu xương dẫn đến gãy rụng răng là rất cao.

Cách phòng tránh chảy máy nướu răng như thế nào?

Để ngăn chặn tình trạng chảy máu nướu răng, cách tốt nhất là chúng ta cần phải thực hiện việc vệ sinh răng miệng hợp lý mỗi ngày. Dưới đây là một số kiến thức chăm sóc răng miệng do Bác sĩ nha khoa chia sẻ:

Súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn

Chải răng 2 lần/ ngày vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng bàn chải có lông bàn chải mềm mại và thẳng để không làm tổn thương nướu răng

Nên chải dọc theo thân răng và chải kỹ ở các kẽ răng, đầu bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu,…

Dùng chỉ nha khoa làm sạch những ổ vi khuẩn giữa các kẽ răng và những thức ăn còn sót lại

Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần

nguyen-nhan-chay-mau-nuou-rang-la-gi-3

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để có hàm răng khỏe đẹp

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý là không được tự ý mua thuốc bên ngoài về sử dụng hoặc những cách khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà. Bởi vì, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể diễn biến xấu đi và phải mất thời gian dài để hồi phục lại sức khỏe răng miệng.

Các loại thuốc nên uống khi chảy máu nướu răng

Sau khi biết được nguyên nhân nướu răng bị chảy máu là gì? các bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc tây khi chưa có sự chỉ định cụ thể của Bác sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa thể đến bệnh viện thì hãy dùng một số loại thuốc như như: Amoxicyline, Tetracycline, Metronidazol, Penicilline,..Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sau đây:

Sử dụng 1 túi trà lọc nhỏ nhúng vào nước cốc nước lạnh, rồi lấy túi trà đó để vào trong vùng lợi bị chảy máu

Dùng 1 quả chanh với 2g tỏi mỗi ngày sẽ giúp cho tăng cường Vitamin C để ngăn chặn chứng chảy máu nướu răng hiệu quả.

Nguyên nhân nướu răng bị chảy máu là gì? Những căn bệnh nguy hiểm nào đang "ẩn nấp" sau hiện tượng chảy máu chân răng? tất cả đã được làm sáng tỏ. Để bảo vệ răng nướu chắc khỏe, các bạn hãy chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng mỗi ngày theo hướng dẫn của Bác sĩ nha khoa nhé!

Trả lời