Răng lấy tủy có nên bọc lại hay không?

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.6/5 - (11 bình chọn)

Răng lấy tủy có nên bọc lại không là vấn đề mà bất kỳ bệnh nhân chữa tuỷ nào cũng thắc mắc và mong muốn được bác sĩ giải đáp. Nhằm giúp khách hàng, đặc biệt là những người không có điều kiện trực tiếp đến nha khoa thăm khám hiểu rõ bản chất vấn đề này, bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể thông qua nội dung ngay sau đây.

Tình trạng răng chết tủy là 1 trong những vấn đề nha khoa vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến "sự sống" của chiếc răng cũng như sức khỏe toàn hàm. Do đó, nếu không có giải pháp khắc phục hay củng cố răng chết tủy, nguy cơ mất răng sẽ rất cao. Vậy răng lấy tủy có nên bọc lại hay không? Tìm hiểu ngay nhé!

Hậu quả nghiêm trọng khi răng chết tủy

Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm nặng và buộc phải loại bỏ. Tủy răng đóng vai trò quan trọng như một "cái lõi" nuôi dưỡng răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi tủy bị loại bỏ, răng bị thiếu dưỡng chất dẫn tới yếu ớt, giòn và dễ gãy.

Răng lấy tủy có nên bọc răng sứ lại không? Giải đáp nhanh 1
Răng lấy tủy khi bị hỏng tủy, sâu nặng*
  • Răng yếu ớt, dễ vỡ: Khi mất đi tủy, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng một cách đầy đủ. Điều này khiến răng trở nên giòn và dễ bị gãy vỡ khi tiếp xúc với các lực nhai hoặc các tác động từ bên ngoài.
  • Răng bị đổi màu: Răng chết tủy thường có màu xỉn hoặc đen hơn so với các răng khác. Đây là do sự thay đổi màu sắc của các mô răng bên trong.
  • Viêm nhiễm lan rộng: Khi không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các ống tủy và gây viêm nhiễm lan rộng ra các vùng xung quanh, gây ra áp xe răng, viêm xương hàm...
  • Mất răng: Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị, răng chết tủy có thể bị lung lay và rụng.

TÌM HIỂU THÊM VỀ: CHỮA TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

Răng chết tủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Ngoài ra, các ổ viêm nhiễm mãn tính từ răng chết tủy còn có thể liên quan đến các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường.

Mặc dù tủy răng đã bị loại bỏ, phần chân răng vẫn còn nguyên. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta vẫn có cơ hội giữ lại chiếc răng này. Để bảo vệ răng đã mất tủy, các phương pháp phục hình như trám răng hoặc bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn liệu răng lấy tủy có nên bọc lại không hay nên trám răng.

Răng lấy tủy có nên bọc lại hay không?

Khi tủy răng bị loại bỏ, răng sẽ mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng và trở nên giòn hơn. Nếu không được bảo vệ, răng sẽ dễ bị sứt mẻ, vỡ hoặc đổi màu. Bọc răng sứ sẽ giúp tạo một lớp bảo vệ bên ngoài, giúp răng chắc khỏe hơn và kéo dài tuổi thọ.

Răng lấy tủy có nên bọc răng sứ lại không? Giải đáp nhanh 2
Răng bị lấy tủy thường giòn, dễ nứt, gãy*

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi răng đã lấy tủy có nên bọc sứ, chúng ta cùng điểm qua những lợi ích của việc bọc răng sứ cho răng lấy tủy:

  • Bảo vệ răng: Răng sứ sẽ bao bọc toàn bộ bề mặt răng, giúp răng chịu lực tốt hơn và ngăn ngừa các tác động từ bên ngoài.
  • Phục hồi thẩm mỹ: Răng sứ có thể được chế tạo với màu sắc, hình dáng giống hệt như răng thật, khách hàng có một nụ cười tự tin.
  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng sứ giúp khôi phục khả năng ăn nhai của răng, giúp bạn ăn uống thoải mái hơn.
  • Tăng tuổi thọ của răng: Với lớp bảo vệ của răng sứ, răng sẽ bền chắc hơn và có thể sử dụng lâu dài.

Từ những lợi ích mà răng sứ mang lại, có thể thấy chiếc răng này vô cùng có ích không chỉ khi răng được điều trị tủy mà còn cả những chiếc răng mang khuyết điểm về hình thể, màu sắc. Do đó, nếu bị sứt mẻ răng, gãy vỡ răng hay nhiễm màu răng, chúng ta có thể tự tin lựa chọn bọc sứ mà không cần lo ngại răng lấy tủy có nên bọc lại hay không. 

Bọc sứ cho răng lấy tủy tại nha khoa uy tín

Việc bọc sứ cho răng lấy tủy là một quy trình nha khoa chuyên sâu, bác sĩ phải có tay nghề vững vàng cùng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Bằng cách bọc một lớp sứ bên ngoài răng, chúng ta không chỉ bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài mà còn khôi phục lại tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt, nên lựa chọn một nha khoa uy tín, có kinh nghiệm.

Khám và tư vấn

Đầu tiền, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng răng cần bọc sứ. Có thể người bệnh được chỉ định chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương của răng, tình trạng tủy, kiểm tra các vấn đề nha khoa liên quan. Với những thông tin, dữ liệu thăm khám, phân tích được, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp với từng trường hợp.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Gây tê

Gây tê trước điều trị được áp dụng với hầu hết các dịch vụ điều trị nha khoa. Sử dụng thuốc gây tê an toàn với người bệnh giúp quá trình lấy tủy, bọc răng sứ diễn ra nhẹ nhàng, an toàn. Bệnh nhân không cần phải lo lắng răng đã lấy tủy có nên bọc lại hay việc bọc sứ cho răng đã lấy tủy có đau không nữa.

Lấy tủy

Để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm và vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên răng, sau đó sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch kỹ lưỡng ống tủy. Cuối cùng, ống tủy sẽ được bịt kín bằng vật liệu sinh học, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo vệ răng khỏi các biến chứng có thể xảy ra.

Mài cùi răng

Để chuẩn bị cho quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ một phần răng đã được lấy tủy. Quá trình mài răng được thực hiện một cách tỉ mỉ, tạo ra một cùi răng vững chắc, là nền tảng lý tưởng để gắn mão sứ. Lượng răng cần mài sẽ được tính toán một cách chính xác để đảm bảo mão sứ ôm khít vào răng thật, tạo nên một kết nối bền vững.

Lấy dấu răng

Quá trình này được thực hiện bằng cách ấn một vật liệu mềm dẻo vào hàm răng của bệnh nhân, tạo nên một bản sao chính xác của răng. Bản dấu hàm chính xác sẽ là khuôn mẫu hoàn hảo để các kỹ thuật viên chế tạo mão sứ, đảm bảo răng sứ ôm khít vào răng thật, tạo nên một tổng thể hài hòa.

Chế tạo răng sứ

Dựa trên dấu hàm đã lấy, kỹ thuật viên tại phòng lab sẽ sử dụng các công nghệ hiện đại để chế tạo một mão sứ có màu sắc, hình dáng, kích thước giống hệt với răng hiện tại của người bệnh. Chất liệu sứ được sử dụng thường là sứ cao cấp, đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cao.

Răng lấy tủy có nên bọc răng sứ lại không? Giải đáp nhanh 3
Răng sứ được chế tác dựa trên tình trạng răng thực tế của khách hàng*

Gắn răng sứ

Khi mão sứ đã hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định răng sứ lên phần răng thật đã được chuẩn bị. Quá trình này được thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng một loại xi măng nha khoa đặc biệt để kết nối chắc chắn mão sứ với cùi răng, tạo thành một khối thống nhất

TÌM HIỂU THÊM VỀ: ĐỊA CHỈ NHA KHOA BỌC RĂNG SỨ UY TÍN TẠI TPHCM

Kiểm tra và điều chỉnh

Sau khi gắn răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn, màu sắc, hình dáng của răng sứ. Nếu có bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành ngay để đảm bảo răng sứ vừa khít, thoải mái khi nhai.

Tái khám

Để đảm bảo răng sứ luôn được chắc chắn, bền đẹp, người bệnh sẽ được hẹn lịch tái khám định kỳ. Tại các buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng sứ, vệ sinh răng miệng, tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng sứ đúng cách.

Chú ý chăm sóc răng sau khi bọc sứ răng lấy tủy

Mặc dù răng đã lấy tủy và bọc sứ sẽ bền chắc hơn, nhưng chúng ta không nên chủ quan. Răng sứ, dù có chắc chắn đến đâu, vẫn không thể hoàn toàn thay thế được răng thật. Vì vậy, bên cạnh răng đã lấy tủy có nên bọc răng sứ, bệnh nhân cũng nên hiểu rõ việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc sứ quan trọng như thế nào.

  • Nhai đều hai bên hàm: Việc tập trung nhai chủ yếu ở một bên có thể gây áp lực quá lớn lên răng sứ, dễ dẫn đến tình trạng mẻ vỡ. Hãy cố gắng nhai đều cả hai bên hàm để phân tán lực nhai một cách đồng đều.
  • Tránh xa thức ăn cứng và dai: Thức ăn quá cứng như xương, đá viên hay kẹo cao su có thể dễ dàng làm nứt vỡ răng sứ. Nên sử dụng các loại thức mềm, không cần lực nhai nhiều hoặc mạnh để bảo vệ răng sứ.
  • Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng phải chịu tác động thay đổi nhiệt độ tức thì quá nhanh, gây ra tình trạng ê buốt, ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ. Người bệnh nên làm quen với các loại thức ăn có nhiệt độ khác nhau.
  • Đánh răng đúng cách: Nên duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluor.. Đánh răng kỹ lưỡng tại các vùng thức ăn dễ mắc kẹt một cách thật nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để tránh làm xước bề mặt răng sứ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa hỗ trợ tốt trong việc loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa ở các nơi bàn chải khó làm sạch được, giúp ngăn ngừa ổ trú ngụ của vi khuẩn, hạn chế bệnh lý răng miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, làm khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm tho, đồng thời hạn chế các vi khuẩn gây hại. Hãy thường xuyên súc miệng để bảo vệ khoang miệng tối đa nhé.
Răng lấy tủy có nên bọc răng sứ lại không? Giải đáp nhanh 4
Tự tin hơn trong giao tiếp với hàm răng đều tăm tắp*
  • Hạn chế uống đồ có ga, đồ uống có màu: Các loại đồ uống này có thể làm sẫm màu, xỉn màu răng sứ và gây hại cho men răng thật.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá chính là thói quen vô cùng gây hại cho răng miệng. Việc hút thuốc cũng được cảnh báo nhiều lần bởi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Sử dụng máng bảo vệ răng: Nếu bệnh nhân có thói quen nghiến răng, hãy sử dụng máng bảo vệ răng để giảm thiểu lực tác động lên răng sứ.

Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề răng lấy tủy có nên bọc lại không đã phần nào giải tỏa được băn khoăn của quý khách hàng. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn nữa về các bệnh lý răng miệng gặp phải hay bất kỳ dịch vụ nha khoa nào, hãy liên hệ trực tiếp tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn nhé. 

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV