Banner Theo Chuyên Mục

Nhổ răng khểnh có đau không?

Theo dõi: Google New

Răng khểnh mọc sai vị trí, mọc lệch,...nếu không thể niềng chỉnh thì bác sĩ buộc phải nhổ bỏ. Thế nhưng, sự băn khoăn nhổ răng khểnh có đau không? luôn là thách thức đối với khách hàng.

Chúng ta chỉ gọi là khểnh khi chiếc răng này mọc ngay ngắn trên cung hàm, không làm ảnh hưởng đến vị trí của những chiếc răng lân cận. Nhưng, khi chiếc răng mọc sai vị trí, lệch lạc thì buộc bác sĩ phải tác động hoặc là chỉnh sửa hoặc là nhổ bỏ để duy trì sức khỏe và thẩm mỹ của tổng thể hàm răng.

Tác hại của chiếc răng khểnh mọc sai vị trí?

Chiếc răng khểnh mà nhiều người mong muốn có được thường nằm ở vị trí răng nanh và mọc chếch lên nướu, nhô ra ngoài so với các răng khác. Sở hữu chiếc răng này sẽ giúp cho khuôn hàm duyên dáng và tươi tắn hơn rất nhiều.

Nhổ răng khểnh có đau không?

Nhổ răng khểnh có đau không?

Tuy nhiên, chiếc răng này cũng có thể gây ra những trở ngại nguy hại cho “chủ nhân” khi mọc lên không đúng vị trí:

Làm giảm thẩm mỹ

Chiếc răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài hoặc mọc chen chúc với những chiếc răng lân cận sẽ làm giảm thẩm mỹ của toàn khuôn hàm.

Bệnh lý răng miệng

Khi mọc chen chúc, lệch lạc,...chiếc răng khểnh chính là tác nhân dẫn đến tình trạng thức ăn bị mắc dính vào kẽ răng, lâu ngày tạo thành các mảng bám - môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Nguy hại hơn, răng khểnh có thể khiến cho bạn mắc phải bệnh lý như sâu răng do vấn đề vệ sinh khó khăn.

Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng tình trạng răng hàm của mỗi người để đưa ra giải pháp điều trị và thẩm mỹ răng khểnh mọc lệch lạc tốt nhất.

Nhổ răng khểnh có đau không?

Không phải bất kì trường nào nào, bác sĩ cũng chỉ định nhổ răng khểnh bởi vì ngoài giải pháp này, chúng ta còn có thể điều chỉnh răng khểnh mọc sai vị trí bằng kỹ thuật niềng răng. Vậy khi nào buộc phải nhổ bỏ răng khểnh? Đó là khi chúng bị sâu và viêm nha chu nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của những chiếc răng khác.

nho-rang-khenh-co-dau-khong-1

Niềng răng để điều chỉnh răng khểnh

Việc nhổ răng khểnh cũng được tiến hành như những ca nhổ răng thông thường, thế nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trước khi xâm lấn để nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ gây tê cho chúng ta nên vấn đề này không đáng lo ngại.

Các bước nhổ răng khểnh diễn ra như thế nào?

Để ca nhổ răng khểnh diễn ra an toàn, nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất có thể, Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành theo các bước cụ thể dưới đây:

Thăm khám tổng quát

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quan toàn hàm để xác định vị trí cũng như tình trạng cụ thể của chiếc răng khểnh.

Tiến hành nhổ răng khểnh

Trước khi tiến hành nhổ răng, Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh để giúp làm giảm đau nhức cho bệnh nhân. Để nhổ bỏ răng khểnh, Bác sĩ sẽ mở một đường rạch nhỏ, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra.

Đóng vết thương

Sau khi răng khểnh đã được đưa ra khỏi nướu, bác sĩ sẽ khâu vết rạch lại và hướng dẫn bệnh nhân cắn bông cầm máu, khoảng sau 10 -15 phút máu sẽ ngưng chảy.

Tái khám

Sau khi nhổ răng khểnh, Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để kiểm tra vết thương tại vị trí nhổ răng khểnh. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc vết thương sưng tấy, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm.

nho-rang-khenh-co-dau-khong-3

Nhổ răng khểnh cần thiết khi chúng mọc sai vị trí

Thời gian đầu sau khi nhổ bỏ răng khểnh, bạn nên tránh tiếp xúc với vùng nướu khu vực răng khểnh khi đánh răng hoặc ăn nhai. Tốt hơn hết, nên ăn những món mềm và loãng như cháo, súp,...để hạn chế lực ăn nhai giúp vết thương mau lành.

Điều quan trọng nữa mà các bạn nhất định không được quên đó là tới Nha khoa tái khám để kiểm tra tình trạng vết thương nhé! Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cho chúng ta cách chăm sóc và kịp thời khắc phục nếu vết thương xảy ra dấu hiệu bất thường.

Trả lời