Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt có được không?

Theo dõi: Google New

Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt - Một chủ đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm khi gặp tình trạng răng khôn mọc lệch gây đau đớn, khó chịu. Trên thực tế, cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi nếu “bà dì” ghé thăm. Muốn biết có nên nhổ răng khôn khi tới tháng hay không mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Răng khôn mọc lên gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn. Những chị em nào muốn nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt thì hãy tham khảo các thông tin này để hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

nhổ răng khôn trước kỳ kinh nguyệt
Nhổ răng khôn trước kỳ kinh nguyệt*

Cơ thể của phụ nữ thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt

Khi bước vào kỳ kinh nguyệt cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi như:

Cơ thể trở nên uể oải

Khi được “bà dì” ghé thăm, lượng estrogen của cơ thể biến động, xuống thấp hơn mức bình thường. Hormone này có sự liên quan đến serotonin nên sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng, đó là lý do mà phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, uể oải,..

Bên cạnh đó, vì cơ thể mất một lượng máu khá lớn, hàm lượng sắt giảm xuống, phần trăm oxy dự trữ trong máu không đủ nên phụ nữ dễ chóng mặt, đau đầu, khó tập trung vào công việc. Khi thời gian hành kinh kết thúc, buồng trứng sản sinh nhiều estrogen trở lại nên những dấu hiệu mệt mỏi này giảm dần.

Cơ thể của phụ nữ thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt
Cơ thể của phụ nữ thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt*

Phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn

Vào ngày hành kinh, sự co thắt của các cơ tử cung khiến chị em bị đau bụng nhiều. Thời điểm này phụ nữ trở nên nhạy cảm với nỗi đau, chỉ một tác động nhẹ thôi cũng làm chị em khó chịu. Tình trạng đau đớn gửi tín hiệu về trung tâm não bộ, buộc cơ thể phải phản ứng lại làm cho tâm trạng của chị em trở nên tiêu cực hơn.

Thay đổi nội tiết ảnh hưởng đến ngoại hình

Cứ hễ đến ngày có kinh nguyệt chị em lại xuống sắc, không xinh đẹp như những ngày khác. Các biểu hiện như mọc mụn, da trở nên xỉn màu, tóc rụng, môi khô, mắt thâm quầng,... làm cho phụ nữ không có tâm trạng tốt lại càng trở nên bực bội mỗi khi ngắm mình trong gương.

Sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến hormone tuyến giáp liên quan đến việc trao đổi chất trên da. Da của bạn không được cung cấp đủ nước và các chất cần thiết dẫn đến mọc mụn, khô, nứt nẻ, làm cho nhan sắc tụt hạng. Trong những ngày này chị em thường tự ti về nhan sắc, không muốn gặp gỡ ai cả.

Có nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt?

Với các thông tin về biểu hiện của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt chắc hẳn bạn đã tự đưa ra câu trả lời có nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt hay không rồi. Bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cho biết, phụ nữ đến ngày đèn đỏ không nên nhổ răng khôn. Bởi cơ thể không đạt trạng thái ổn định như yêu cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

có nên nhổ răng khôn khi đang hành kinh
Có nên nhổ răng khôn khi đang hành kinh*

Hormone trong cơ thể phụ nữ không ổn định khi đến ngày hành kinh. Nếu bóc tách từng lớp nướu để đưa răng khôn ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do sự thay đổi đột ngột trong khoang miệng.

Chẳng ai mong muốn cơ thể gặp tình trạng khó chịu kéo dài chỉ vì cố chấp loại bỏ răng khôn. Đã có trường hợp xảy ra viêm sưng dài ngày, thậm chí là nhiễm trùng máu và nhiều ảnh hưởng nặng nề khác đến sức khỏe răng miệng.

Nhổ răng khôn đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải vững vàng và kỹ thuật nhổ răng hiện đại. Nhưng dù có áp dụng phương pháp nhổ răng nào đi nữa vẫn sẽ gây chảy máu. Bạn vừa mất máu trong kỳ đèn đỏ, vừa chảy máu vết thương dễ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Dĩ nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau, để tìm ra phương án thích hợp nhất giải quyết nhanh tình trạng răng mọc lệch lạc, không đều bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó đảm bảo an toàn khi điều trị răng miệng, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Một số tác hại khi nhổ răng khôn trong kỳ đèn đỏ

Như đã nói ở trên, việc nhổ răng khôn trong kỳ đèn đỏ dễ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sự suy giảm miễn dịch được thể hiện rõ nét thông qua việc cơ thể giảm tiết ra hormone đông máu và tái tạo cơ, khiến cho vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng răng vừa mới nhổ.

Nhổ răng khôn buộc bạn phải sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm sưng, nếu bạn đang gặp tình trạng đau bụng kinh mà uống thêm các loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác động không tốt. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một vài tác hại thường thấy của việc nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt.

Có nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt
Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt*

Nhiễm trùng răng miệng

Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trong kỳ hành kinh nồng độ estrogen thay đổi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Khu vực nhổ răng khôn hồi phục lâu hơn bình thường, vi khuẩn xâm nhập, tạo ra ổ viêm nhiễm lan sang bộ phận khác trong khoang miệng.

Chảy máu răng nhiều

Nhổ răng dù không phải là kỹ thuật quá phức tạp nhưng vì tác động trực tiếp vào nướu lợi, nơi có dây thần kinh chạy ngang qua nên gây đau đớn, chảy máu nhiều. Loại bỏ hết chân răng ra khỏi cung hàm, bác sĩ sẽ có biện pháp cầm máu. Nhưng do cơ thể của phụ nữ đang gặp vấn đề thay đổi trong kỳ kinh nguyệt nên nhổ răng khôn sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Kết thúc kinh nguyệt bao lâu thì nhổ răng được?

Bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên nhổ răng khôn khi đang hành kinh hay không?” rồi. Vậy hết kinh nguyệt bao lâu thì có thể loại bỏ răng khôn? Thật ra, không có thời gian cụ thể cho vấn đề này, chỉ khi nào cơ thể của bạn ổn định thì việc nhổ răng khôn mới nên diễn ra.

Nếu bạn muốn vết thương nhanh lành thì đợi khoảng 2 - 3 ngày, lúc kỳ đèn đỏ trong tháng dừng hẳn hãy đến phòng khám gặp bác sĩ tìm ra giải pháp phù hợp để nhổ răng khôn. Việc loại bỏ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần được thực hiện sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và tránh làm ảnh hưởng tới răng hàm lân cận.

Kết thúc kinh nguyệt bao lâu thì nhổ răng được
Kết thúc kinh nguyệt bao lâu thì nhổ răng được*

Một vài thời điểm nên tránh nhổ răng khôn

Ngoài việc không nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt thì bạn cũng cần hạn chế các tác động vào khoang miệng trong những thời điểm sau đây:

  • Phụ nữ mang thai: Đang mang thai không nên nhổ răng, đặc biệt là không nhổ răng số 8. Bởi chiếc răng này nằm trong cùng, đòi hỏi kỹ thuật nhổ răng an toàn, cẩn thận, tỉ mỉ hơn, lấy sạch chân răng ra khỏi cung hàm, không để lại di chứng nguy hiểm.
  • Người mắc một số bệnh lý về răng miệng: Bệnh nhân phải giải quyết dứt điểm một số bệnh lý như viêm nướu, viêm lợi, sâu răng,... bác sĩ tư vấn cụ thể về điều này rồi mới tiến hành nhổ răng khôn cho bạn.
  • Người mắc bệnh nền nghiêm trọng: Những bệnh nhân mắc các bệnh nền như máu khó đông, bệnh tim mạch, tiểu đường, động kinh,... bác sĩ sẽ tìm hướng xử lý phù hợp và không nhổ răng khôn để tránh một số tình huống không mong muốn xảy ra.

Các lưu ý quan trọng về việc nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là một cuộc tiểu phẫu đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị tốt về tinh thần và kiến thức liên quan. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về quá trình nhổ răng khôn mà bạn cần biết:

Lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín

Vấn đề quan trọng đầu tiên bạn cần phải quan tâm đó là tìm kiếm địa chỉ nhổ răng khôn uy tín. Nơi có bác sĩ giỏi, trực tiếp điều trị răng miệng, kết hợp với máy móc, thiết bị hỗ trợ tân tiến. Giúp quá trình nhổ răng khôn trở nên nhẹ nhàng nhất có thể, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn - Địa chỉ điều trị răng miệng được nhiều khách hàng đánh giá cao. Khi đến đây bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra, tư vấn phương án nhổ răng hiệu quả, khắc phục nhanh tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.

Chủ động tìm hiểu về quy trình nhổ răng khôn

Nhìn chung thì quá trình nhổ răng khôn cũng gần giống với nhổ răng hàm thông thường. Chỉ khác là chúng khó đưa ra ngoài hơn vì mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu. Bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin về quy trình nhổ răng khôn để chuẩn bị tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong khoang miệng.

Các lưu ý quan trọng về việc nhổ răng khôn
Các lưu ý quan trọng về việc nhổ răng khôn*

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn sẽ gặp tình trạng đau nhức, sưng viêm sau khi nhổ răng khôn, để nhanh chóng xử lý vấn đề này bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau cho bạn. Bạn cần uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài vì dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi nhổ răng bạn phải có chế độ ăn uống phù hợp để không làm viêm nhiễm vùng răng đang bị tổn thương. Hãy lựa chọn các món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp,... uống nhiều nước, sử dụng thực phẩm chế biến từ sữa, cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả (các loại quả quá cứng nên ép nước để uống). Khoảng 5 - 7 ngày sau vết thương lành hẳn bạn có thể ăn uống bình thường được rồi.

Giữ vệ sinh răng miệng

Bạn sẽ có cảm giác khó chịu sau khi nhổ răng khôn, chất dịch nhầy vẫn tiếp tục tiết ra hòa lẫn với máu nên có màu hồng nhạt. Bạn không nên khạc nhổ nhiều, hãy súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm, chườm đá để giảm sưng viêm,... Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như sau 5 ngày tình trạng sưng má và đau nhức vẫn xảy ra, vết thương không có dấu hiệu lành lại mà xuất hiện mủ, vùng nhổ răng khôn sưng tấy,... hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để xử lý.

Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt và những vấn đề liên quan đã được chúng tôi cung cấp cụ thể trong bài viết này. Hy vọng bạn đã có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc loại bỏ răng số 8 để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Trả lời