Nguyên nhân nhổ răng khôn 1 2 tuần vẫn đau? Cách xử lý hiệu quả

Theo dõi: Google New

Nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau liệu có ảnh hưởng gì không? Sau khi nhổ răng khôn, vùng nướu chắc chắn bị tổn thương nhưng sẽ lành lại trong thời gian tầm 3 - 5 ngày. Tuy nhiên có trường hợp qua nhiều ngày, thậm chí là 2 tuần mà vị trí nhổ răng vẫn chưa khỏi hẳn, còn đau nhức nhiều, nguyên nhân do đâu? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lý do dẫn đến tình trạng này và đưa ra hướng xử lý hiệu quả.

Cảm giác khó chịu sau khi nhổ răng khôn luôn khiến cho nhiều người “đau đầu” tìm cách giải quyết. Dĩ nhiên, vết thương trong khoang miệng rồi sẽ lành lại, nhưng bệnh nhân phải biết chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy đến.

Nhổ răng khôn sau mấy ngày là hết đau đớn
Nhổ răng khôn sau mấy ngày là hết đau đớn*

Nhổ răng khôn sau mấy ngày là hết đau đớn?

Vấn đề nhổ răng khôn được nhiều người quan tâm bởi các cơn đau do răng khôn gây ra không hề dễ chịu chút nào. Tầm 2 - 3 giờ đồng hồ sau khi đã nhổ răng khôn bệnh nhân xuất hiện cảm giác khó chịu do thuốc tê không còn tác dụng. Tùy vào từng tình trạng cũng như mức độ chịu đau của mỗi người mà cơn đau sẽ nhiều hay ít.

Cơn đau do nhổ răng khôn sẽ “hành hạ” bạn nhiều nhất vào ngày đầu tiên sau đó giảm dần ở các ngày tiếp theo. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm sưng cho bạn và hãy uống thuốc đúng liều lượng để tránh cảm giác khó chịu kéo dài. Các trường hợp nhổ răng nhẹ chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách và uống thuốc đúng giờ sau 1 - 2 ngày vết thương lành, bệnh nhân không còn đau nữa. Còn nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Nguyên nhân nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau

Như đã nói ở trên, sau khi nhổ răng khôn khoảng 2 - 3 ngày hoặc nếu ai có cơ địa yếu thì 5 ngày sẽ không còn đau đớn nữa. Trong trường hợp qua 2 tuần mà bệnh nhân vẫn cảm thấy đau, sưng má hay có chất dịch nhầy màu trắng tiết ra từ vết thương có lẽ bạn đã gặp biến chứng sau khi nhổ răng.

Nhiễm trùng

Có rất nhiều lý do khiến cho vết thương sau khi nhổ răng của bạn bị nhiễm trùng như:

  • Phòng phẫu thuật của nha khoa chưa được vô trùng như tiêu chuẩn của Bộ y tế. Các dụng cụ y khoa không được khử khuẩn đúng cách làm vi khuẩn lây lan trong khoang miệng gây nhiễm trùng.
  • Bác sĩ thực hiện không có chuyên môn vững vàng, nhổ răng sai kỹ thuật, tác động đến các bộ phận khác trong khoang miệng, ảnh hưởng tới mô nướu, chảy máu nhiều gây nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp sau khi nhổ răng cũng là nguyên nhân làm cho vết thương khó lành, thậm chí bị tổn thương, ảnh hưởng đến vết khâu xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Không nghe theo lời dặn dò của bác sĩ mà vận động mạnh sau khi nhổ răng khiến cho vết thương bị tác động xấu, nướu nhiễm trùng, sau 2 tuần vẫn còn đau.
  • Các thói quen như hay sờ tay vào vết thương, dùng chất kích thích,... cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Nếu bạn nhận thấy vết thương của mình bị nhiễm trùng hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng máu, xuất huyết, ảnh hưởng tới tính mạng.

nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau
Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau*

Tổn thương mô mềm

Các bộ phận trong khoang miệng như má, nướu, sàn miệng dễ bị tổn thương trong quá trình nhổ răng. Nếu lỡ như có tác động xấu đến những mô mềm này thì tình trạng đau nhức kéo dài lâu hơn. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dây thần kinh bị tổn thương

Một nguyên nhân nữa khiến cho việc nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau đó là dây thần kinh bị tác động gây ra biến chứng không mong muốn. Trường hợp này khó điều trị, bác sĩ có tay nghề yếu kém nhổ răng sai kỹ thuật là lý do làm dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Ngoài tình trạng đau nhức, nếu như bệnh nhân còn thấy ngứa, máu chảy nhiều trong khoang miệng hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hãy đến gặp bác sĩ điều trị để xác định rõ nguyên nhân và tìm hướng giải quyết phù hợp, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Viêm xương ổ răng

Dù xác suất xảy ra tình trạng viêm xương ổ răng thấp, khoảng 2% nhưng không có nghĩa bạn phớt lờ nguyên nhân này. Bởi nhổ răng khôn là quá trình phức tạp tỷ lệ xuất hiện viêm xương ổ răng cao hơn so với các ca tiểu phẫu thông thường. Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp dễ làm ảnh hưởng tới vết thương, cục máu đông vỡ ra, vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng khiến cho bệnh nhân đau nhức nhiều, thậm chí còn lan đến vùng tai và gây hôi miệng.

Cách khắc phục tình trạng nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau

Khi bạn thấy vết thương ổ răng của mình không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn sưng đau hơn thì hãy đến nha khoa uy tín gặp bác sĩ kiểm tra, xử lý. Dựa vào kết quả thăm khám kết hợp với chụp X-quang, CT,... bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả, khắc phục nhanh tình trạng đau đớn của bạn.

nhổ răng khôn 3 ngày vẫn đau
Nhổ răng khôn 3 ngày vẫn đau*

Với những bệnh nhân đau nhẹ, vùng bị tổn thương không nhiều bác sĩ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm sưng cho bệnh nhân rồi hẹn lịch tái khám. Còn trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ xét theo từng nguyên nhân mà đưa ra phương án điều trị phù hợp.

  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng thì bác sĩ tiến hành gây tê, loại bỏ mủ chất dịch nhầy, ổ vi khuẩn, sau đó kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm sưng, sau vài ngày tình trạng viêm nhiễm sẽ thuyên giảm.
  • Tổn thương dây thần kinh: Bác sĩ chỉ định dùng thuốc, khuyến cáo bệnh nhân không nên vận động nhiều và cần có thời gian để dây thần kinh hồi phục lại. Còn nếu dây thần kinh đã bị tác động mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng cần phải phẫu thuật mới khắc phục được.
  • Viêm xương ổ răng: Bác sĩ loại bỏ hết các mảng bám thức ăn tồn đọng ở khu vực nhổ răng khôn rồi làm sạch ổ răng, cho viên thuốc giảm đau và băng gạc y tế vào để che đi xương hàm bị lộ.

Các biến chứng xảy ra khi nhổ răng khôn có thể do tay nghề của bác sĩ, nếu nghi ngờ nha khoa mà mình điều trị bạn hãy tìm phòng khám uy tín hơn, nơi có đội ngũ y bác sĩ lành nghề, phòng khám vô trùng để khắc phục nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu.

Trường hợp nào bệnh nhân không được nhổ răng khôn?

Bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau rồi. Răng khôn mọc lệch gây đau đớn thì việc nhổ bỏ hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định nhổ răng khôn, một số trường hợp dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Người mắc bệnh lý toàn thân

  • Những bệnh nhân mắc bệnh lý máu khó đông, thường xuyên phải dùng thuốc chống đau máu.
  • Các bệnh lý không kiểm soát được như tim mạch, tiểu đường,...
  • Người mắc bệnh kinh niên cần dùng thuốc lâu dài chứ không điều trị dứt điểm được.

Với những trường hợp nêu trên, nếu bệnh nhân muốn nhổ răng khôn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ, thuật lại bệnh lý của mình để bác sĩ đề xuất phương án phù hợp, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra trong cuộc tiểu phẫu.

Trường hợp nào bệnh nhân không được nhổ răng khôn
Trường hợp nào bệnh nhân không được nhổ răng khôn*

Người mới khỏi bệnh

Những bệnh nhân vừa khỏi bệnh sức đề kháng còn yếu, cơ thể chưa hồi phục lại như bình thường. Nếu nhổ răng khôn dễ xảy ra biến chứng, máu khó đông chảy ra liên tục. Bạn cần chờ cơ thể khỏe mạnh lại rồi đến gặp bác sĩ loại bỏ chiếc răng “phiền phức” này.

Phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ tới kỳ “đèn đỏ” cũng được khuyến cáo không nên nhổ răng khôn bởi hormone estrogen sản sinh ra cao, khi nhổ răng dễ bị nhiễm trùng, máu chảy nhiều. Chị em hãy đợi “bà dì” rời đi rồi hãy nhổ răng khôn.

Răng đang mắc các bệnh lý khác

Nếu sức khỏe răng miệng của bạn không ổn định, mắc một số bệnh lý khác và đang phải điều trị thì chưa phải lúc để nhổ răng khôn. Bởi vùng viêm nhiễm có thể lây lan từ chân răng xuống vết thương gây nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, vi khuẩn còn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu nên bệnh nhân phải gác lại việc nhổ răng khôn để điều trị viêm nhiễm trước, khi nào khỏi hẳn hãy đến phòng khám nhổ bỏ răng số 8.

Để quá trình nhổ răng khôn diễn ra suôn sẻ bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang và xem xét thật kỹ tình trạng răng miệng của bạn, sau đó phân tích xương hàm, đưa ra phương án nhổ răng phù hợp, giúp vết thương mau lành, không gây đau nhiều.

nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau
Nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau*

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang mang thai cơ thể nhạy cảm, hệ miễn dịch không tốt nên tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn bình thường. Nếu muốn nhổ răng khôn trong trường hợp này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tiểu phẫu răng khôn bắt buộc phải dùng thuốc tê và thuốc kháng sinh, dù liều lượng vừa đủ cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng nên mẹ hãy cân nhắc nhé.

Người thường xuyên dùng thuốc

Nếu bạn mắc một số bệnh lý và cần phải dùng thuốc thường xuyên thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến việc nhổ răng. Trong trường hợp này bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ, có thể phải dừng thuốc ít nhất là 3 ngày nếu được chỉ định nhổ răng khôn. Người đã phẫu thuật tim

Nếu bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật tim thì không được nhổ răng khôn. Trước khi nhổ răng bạn phải nói rõ tình trạng sức khỏe của mình để đảm bảo an toàn. Bởi khi nhổ răng bắt buộc phải dùng thuốc gây tê và kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm về : Nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền ?

Tóm lại, để tránh trường hợp nhổ răng khôn sau 7 ngày vẫn đau bạn phải chủ động kê khai tiền sử bệnh lý của mình với bác sĩ. Ngoài ra, cần tuân thủ vấn đề chăm sóc răng miệng sau khi nhổ để hạn chế biến chứng xảy ra.

Nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau là dấu hiệu cho thấy vùng răng của bạn đang có vấn đề. Vì thế hãy đến phòng khám uy tín gặp bác sĩ để khắc phục ngay tránh các tác động xấu tới sức khỏe. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sở hữu đội ngũ bác sĩ lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng răng miệng hiện tại, loại bỏ cảm giác đau nhức kéo dài do răng khôn gây ra.

Trả lời