Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn?

Theo dõi: Google New

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại? Chào bác sĩ, tôi đang có con trong giai đoạn thay răng, bé đã rụng răng sữa được 1 tháng mà vẫn chưa thấy mọc răng trở lại. Tôi không biết điều này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con hay không? Mong bác sĩ giúp tôi giải đáp vấn đề này. - Anh Thanh Tú chia sẻ.

Chào Thanh Tú, các bác sĩ đã ghi nhận câu hỏi của anh. Vấn đề mọc răng ở trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu anh lo lắng cho bé nhà mình hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại
Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại*

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại?

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang có con trong giai đoạn thay răng quan tâm chứ không riêng gì anh Tú. Thời gian mọc răng của các bé khác nhau, nhưng thường sẽ sau 1 đến 2 tháng. Trong trường hợp bé nhà bạn mọc răng vĩnh viễn lâu hơn cũng chưa phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên bạn cần theo dõi tình trạng thay răng của con thường xuyên xem có dấu hiệu gì bất thường không. Trẻ lên 3 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa ở cung hàm, đến năm 6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng và trong lúc đó sẽ xen kẽ với việc mọc răng vĩnh viễn.

Vì sao có trường hợp thay răng sữa lâu mọc lại ở trẻ?

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại?” rồi, trong một số trường hợp bé rụng răng sữa đã lâu mà chưa mọc lại có thể do các nguyên nhân sau đây:

Vì sao có trường hợp thay răng sữa lâu mọc lại ở trẻ
Vì sao có trường hợp thay răng sữa lâu mọc lại ở trẻ*

Răng mọc lệch, mọc dư ngầm

Tức là răng của bé không mọc thẳng đứng đúng tại vị trí răng sữa rụng mà lại mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Điều này làm cho thời gian mọc răng của trẻ diễn ra lâu hơn. Nếu bố mẹ nhận thấy răng của bé nhà mình mọc ngầm, mọc lệch hãy đưa bé đến nha khoa uy tín để khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Thiếu mầm răng

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho trẻ mọc răng lâu có thể do bẩm sinh, bé bị thiếu mầm răng ở trong phôi thai. Hoặc mầm răng của trẻ bị tổn thương do các tác động bên ngoài khi vui chơi, chạy nhảy,... Vì đây cũng là khuyết điểm về răng nên cần phải đến bác sĩ thăm khám để xử lý kịp thời.

Trẻ có thói quen xấu ảnh hưởng đến răng

Trẻ có những thói quen xấu như hay mút tay, dùng lưỡi để đẩy răng,... cũng làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Bố mẹ cần để ý và không để trẻ nhỏ thực hiện các hành động này.

Trẻ có thói quen xấu ảnh hưởng đến răng
Trẻ có thói quen xấu ảnh hưởng đến răng*

Thiếu chất dinh dưỡng

Răng vĩnh viễn mọc chậm cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa phù hợp. Nếu khẩu phần ăn uống mỗi ngày thiếu dưỡng chất, đặc biệt là thiếu vitamin D, Canxi,.. sẽ làm cho mầm răng bị yếu đi, mọc răng chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Răng bị cứng khớp

Hiện tượng chân răng dính chặt vào trong xương hàm không mọc lên được gọi là bị cứng khớp. Bạn yên tâm vì trường hợp này khá hiếm gặp, nếu xảy ra tình trạng trên bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị.

Một số ảnh hưởng không tốt khi trẻ mọc răng vĩnh viễn chậm

Trẻ thay răng sữa lâu mọc lại có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:

  • Răng mọc lệch, mọc ngầm làm xô lệch các răng lân cận, gây các tổn thương không mong muốn đến nướu hay thậm chí là làm viêm nhiễm.
  • Răng sữa rụng để lại một khoảng trống trên cung hàm. Nếu để lâu dài mà không tác động gì ở vị trí mất răng sẽ làm cho xương hàm bị tiêu biến, khiến hàm răng lệch, mất thẩm mỹ, trẻ mất tự tin khi cười nói.
  • Răng lâu mọc lại còn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ, lâu dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
ảnh hưởng không tốt khi trẻ mọc răng vĩnh viễn chậm
Ảnh hưởng không tốt khi trẻ mọc răng vĩnh viễn chậm*

Bố mẹ cần làm gì khi bé nhà mình mọc răng chậm?

Khi nhận thấy sau thời gian chuẩn 1 - 2 tháng mà bé nhà mình vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng vĩnh viễn thì phụ huynh cần làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ đang loay hoay với vấn đề mọc răng của con.

  • Bố mẹ cần xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày. Các bữa ăn chứa vitamin A, B, D, canxi, magie, kẽm,... và một số khoáng chất khác cần thiết cho giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ.
  • Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... không nên ăn đồ ăn, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh tránh làm chậm quá trình mọc răng ở trẻ.
  • Phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất ngày 2 lần, sáng - tối.
  • Nhắc nhở để trẻ không thực hiện các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, đưa tay sờ vào răng,...
  • Đưa trẻ đi khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần để nha sĩ theo dõi quá trình thay răng đảm bảo răng của trẻ được phát triển bình thường.

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại đã được giải đáp trong bài viết này. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng nếu thấy bé nhà mình lâu mọc răng. Trong trường hợp quá sốt ruột hãy đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Trả lời