Sau khi nhổ răng khôn có cần khâu không?

Theo dõi: Google New

Nhổ răng khôn có cần khâu không? Loại bỏ chiếc răng khôn ra khỏi cung hàm thường sẽ để lại khoảng hở, điều này khiến nhiều người thắc mắc bác sĩ có khâu vết thương lại hay để cơ thể tự chữa lành. Nếu khâu vết thương thì có ảnh hưởng gì tới hoạt động ăn nhai trên cung hàm hay không?

Răng khôn nếu mọc không bình thường sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh cuộc tiểu phẫu loại bỏ răng khôn, từ đó biết mình cần làm gì để tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm.

nhổ răng khôn phải khâu
Nhổ răng khôn phải khâu*

Những trường hợp nào cần nhổ răng khôn?

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi nhổ răng khôn có cần khâu không thì cũng tìm hiểu các trường hợp nào cần phải nhổ bỏ răng khôn. Răng số 8 mọc sau cùng, khi cung hàm gần như đã phát triển toàn diện nên chúng gặp khó khăn trong việc nhô lên. Thường sẽ xảy ra trường hợp răng mọc lệch rồi đâm vào răng bên cạnh, khiến chiếc răng này bị ảnh hưởng và kéo theo sự xô lệch toàn hàm răng.

Nếu răng khôn không mọc thẳng hàng như một chiếc răng bình thường thì việc loại bỏ chúng là điều cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số trường hợp cần nhổ răng khôn mà bạn nên biết:

nhổ răng khôn không khâu có sao không
Nhổ răng khôn không khâu có sao không*

Đau dây thần kinh khiến vùng đầu bị ảnh hưởng

Chiếc răng khôn có dấu hiệu mọc lên nhưng không nhô ra khỏi nướu như những chiếc răng bình thường. Nó mọc ngầm nên chèn ép dây thần kinh, khiến người bệnh đau dây thần kinh dữ dội ở vùng mặt. Kèm với đó là các biểu hiện như hốc mắt bị phù, má sưng to, đau nhức nhiều,... Bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, loại bỏ sớm chiếc răng này để không còn bị khó chịu nữa.

Răng khôn gây viêm nhiễm

Chiếc răng khôn mọc lên có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Mô mềm bao phủ quanh chân răng, hoặc một phần thân răng, răng không mọc lên hết một lần gây đau nhức. Lúc này bệnh nhân khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thức ăn tồn đọng gây viêm nhiễm, thậm chí là áp xe, cứng hàm,...

Bệnh nhân chần chừ không đến nha khoa để khắc phục kịp thời thì tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng hơn, phá hủy cấu trúc răng, viêm xương hàm cấp tính. Xương hàm bị ảnh hưởng khó phục hồi và khiến bạn mất rất nhiều thời gian để chữa trị. Nên tốt nhất nếu có dấu hiệu viêm nhiễm trong khoang miệng hãy tìm cách xử lý dứt điểm càng sớm càng tốt.

U xương hàm

Răng khôn mọc lên không hoàn chỉnh cũng có thể gây ra nhiễm trùng, u xương hàm. Bạn không đến nha khoa để nhổ bỏ răng khôn thì vi khuẩn sẽ khiến những chiếc răng xung quanh bị lung lay, rụng sớm, thậm chí dẫn đến tiêu xương hàm.

Răng khôn bị sâu

Thức ăn mắc lại ở răng khôn và không được vệ sinh sạch sẽ dễ xảy ra sâu răng. Một khi răng khôn bị sâu bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ để vi khuẩn không có cơ hội phát tán, lây lan sang những chiếc răng bên cạnh.

Nhiều người thắc mắc tại sao không điều trị răng sâu mà lại chọn cách nhổ bỏ. Thật ra, nhổ răng khôn không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động ăn nhai hay cấu trúc khuôn mặt của bạn. Việc điều trị sâu răng phức tạp bởi răng khôn mọc khuất trong cung hàm. Chữa sâu răng xong có thể vẫn sẽ bị trở lại do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách. Thế nên tốt nhất hãy nhổ bỏ răng khôn ngay từ đầu để không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

nhổ răng số 8 có phải khâu không
Nhổ răng số 8 có phải khâu không*

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch hẳn sang một bên thay vì nhô lên ở vị trí của nó gây ra đau nhức dữ dội. Bệnh nhân không thể nào ăn nhai hay đóng khép hàm như bình thường. Chính vì thế mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn để hạn chế những biến chứng không tốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.

Nhổ răng khôn có cần khâu không?

Bệnh nhân nhổ răng khôn xong phải chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, như thế mới bảo vệ mô mềm, ngăn chặn vi khuẩn tràn vào gây viêm nhiễm ổ răng. Khi nói đến nhổ răng khôn có cần khâu không thì buộc phải xem xét tình trạng răng miệng, vết thương của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ nha khoa cho biết, khâu vết thương ở khu vực mới nhổ răng khôn có thể không cần thiết.

Việc khâu vết thương là đang cố gắng cầm máu cho bệnh nhân, bên cạnh đó cũng ngăn không cho vi khuẩn rơi vào vết thương và giúp bạn vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, hạn chế các tác động tiêu cực đến vị trí này. Thời gian để vết thương hồi phục phụ thuộc vào thói quen chăm sóc răng miệng, sự hợp tác của bệnh nhân và cơ địa của mỗi người.

Nhổ răng số 8 và không khâu vết thương: Bác sĩ sẽ không khâu vết thương của bạn nếu quá trình nhổ chiếc răng khôn không quá phức tạp. Chân răng khôn loại bỏ dễ dàng, ít chảy máu.

Trường hợp cần khâu răng số 8: Bác sĩ khâu vết thương sau khi nhổ răng số 8 nếu chúng mọc lệch, mọc ngầm, buộc bác sĩ phải tách từng lớp mô mềm để loại bỏ chân răng ra bên ngoài. Với tính chất phức tạp của ca tiểu phẫu nên máu sẽ chảy ra nhiều, bác sĩ khâu lợi để cầm máu cho bệnh nhân.

nhổ răng khôn có khâu không
Nhổ răng khôn có khâu không*

Nhổ bỏ răng khôn có đau không?

Việc tách từng lớp mô mềm để loại bỏ răng khôn sau đó khâu lại khiến nhiều người lo lắng. Bởi những ai chịu đựng cơn đau kém không dám đi nhổ răng khôn. Trên thực tế, việc nhổ bỏ răng khôn không quá phức tạp, nhưng cũng không phải là ca tiểu phẫu đơn giản. Bởi chiếc răng này nằm sâu trong cung hàm đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề vững vàng. Thay vì sử dụng phương pháp nhổ răng truyền thống, thì hiện nay các phòng khám thực hiện nhổ răng khôn bằng máy siêu âm hiện đại, đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trước khi nhổ bỏ răng khôn thì bác sĩ gây tê cục bộ với lượng thuốc vừa đủ. Bệnh nhân không cảm thấy đau nhức gì trong suốt quá trình tiểu phẫu. Lúc khâu vết thương bạn cũng không nghe đau, chỉ khi thuốc tê tan hết, bạn mới cảm thấy nhức nhối ở khu vực vừa mới loại bỏ răng khôn.

Như vậy, cảm giác đau đớn này hoàn toàn bình thường bởi cơ thể đang phản ứng với những thay đổi và cần có thời để thích nghi với điều đó. Những hiện tượng như sưng má, máu chảy ra nhiều, hay đau nhức vẫn có thể khắc phục được bằng một số biện pháp tại nhà như chườm đá, dùng gạc y tế đặt vào vết thương, uống thuốc giảm đau, chống sưng viêm theo hướng dẫn của nha sĩ.

Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm hiện đại Piezotome

Nhổ bỏ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome là một bước ngoặt mới trong việc xử lý chiếc răng khôn “phiền phức”. Sự nhạy bén cùng chuyển động linh hoạt của các mũi siêu âm phát hiện và tránh mô mềm xung quanh, chỉ tác động vào mô cứng, làm giảm bớt cơn đau nhức khi nhổ răng khôn. Bên cạnh đó cũng làm vết thương nhanh lành hơn, hạn chế rủi ro liên quan đến việc bị nhiễm trùng trong khoang miệng. Sử dụng máy siêu âm Piezotome mang đến những trải nghiệm tốt, cụ thể là:

Rút ngắn thời gian nhổ răng khôn

Nếu sử dụng các dụng cụ y tế truyền thống để nhổ răng, bóc tách từng lớp sẽ gây chảy máu nhiều và thời gian nhổ răng lâu hơn. Áp dụng phương pháp nhổ răng hiện đại này bạn sẽ thấy thao tác bác sĩ thực hiện nhanh, khoảng 15 - 20 phút (tùy vào mức độ phức tạp của răng). Như vậy, dù tốn kém hơn một chút nhưng bệnh nhân sẽ nhanh chóng loại bỏ được chiếc răng số 8, bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu.

Hạn chế biến chứng không mong muốn xảy ra

Nhờ vào việc áp dụng phương pháp nhổ răng với sóng siêu âm hiện đại mà xương ổ răng không bị tổn thương. Điều này cũng đảm bảo được sự an toàn cho khoang miệng, không để lại biến chứng về sau.

Vết thương hồi phục nhanh hơn

Khu vực nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm nhỏ nên vết thương sớm hồi phục, bác sĩ không cần phải khâu vết thương lại. Thế nên bệnh nhân không bị đau đớn hay khó chịu như phương pháp nhổ răng thông thường.

nhổ răng khôn có phải khâu không
Nhổ răng khôn có phải khâu không*

Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Dù có áp dụng phương pháp nhổ răng nào đi nữa thì bạn cũng cần phải chú ý các vấn đề sau đây để vết thương sớm hồi phục, tránh xảy ra hiện tượng nhiễm trùng hay đau nhức quá nhiều.

  • Nhổ răng khôn xong vết thương chảy máu, bạn hãy cắn chặt miếng gạc y tế khoảng 30 phút để ngăn không cho máu chảy ra. Khi về nhà máu vẫn có thể tiết ra nhưng ít hơn, hòa với nước bọt tạo ra dịch nhầy màu hồng. Bạn không nên khạc nhổ, đánh răng hay súc miệng nhiều lần vì dễ khiến vết thương bị ảnh hưởng. Hãy để cục máu đông hình thành, ngăn chặn máu chảy ra và giúp vùng mới nhổ răng được ổn định.
  • Thuốc tê không còn tác dụng nên việc bệnh nhân cảm thấy đau nhức là hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn sử dụng thuốc theo như hướng dẫn mà nha sĩ đưa ra thì tình trạng này sớm kết thúc.
  • Bệnh nhân bị sưng má hãy dùng túi đá chườm nhẹ nhàng bên ngoài, thực hiện vài lần vùng sưng sẽ thuyên giảm.
  • Dù có cảm thấy khó chịu cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết thương, không dùng bất kỳ vật gì chạm vào khu vực mới loại bỏ răng khôn. Bởi lẽ, vi khuẩn có trên tay của bạn dễ xâm nhập vào gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Mới nhổ răng về bạn chưa thể ăn uống bình thường do vết thương còn hở, hai hàm không khép mở linh hoạt. Tốt nhất hãy ăn cháo, súp, uống thêm sữa,... tiêu thụ thực phẩm mềm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, không tập thể dục hay vận động mạnh vì dễ khiến vết thương chảy máu trở lại, hàm răng lâu ổn định hơn.

Nhổ răng khôn có cần khâu không? Có thể cần hoặc không tùy vào sự phức tạp của chiếc răng khôn cũng như phương pháp nhổ răng mà bạn lựa chọn. Hiện tại, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đã áp dụng thành công kỹ thuật nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm cho rất nhiều bệnh nhân. Nếu bạn đang gặp các phiền phức liên quan đến chiếc răng số 8 này hãy tới bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn xử lý nhanh chóng.

Trả lời