Bị nhiệt miệng khi niềng răng là tình trạng phổ biến khiến nhiều người cảm thấy đau rát, khó chịu trong thời gian điều trị. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc cọ xát liên tục giữa mắc cài, dây cung với niêm mạc miệng, dẫn đến tổn thương và hình thành các vết loét. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, xử lý đúng cách, nhiệt miệng có thể kéo dài, làm chậm tiến trình chỉnh nha, thậm chí gây ra những bất tiện đáng kể trong sinh hoạt.
Bị nhiệt miệng khi niềng răng cần được khắc phục sớm. Bởi sự cọ xát giữa mắc cài, dây cung với niêm mạc miệng cùng những thay đổi trong cách vệ sinh răng miệng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện vết loét. Chính vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả và phòng ngừa là điều cần thiết giúp bạn tránh khỏi tình trạng này.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi niềng răng
Nhiệt miệng khi niềng răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Thiếu hụt dinh dưỡng
Trong thời gian đầu niềng răng, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu trong khoang miệng. Do đó, việc ăn uống cũng gặp không ít trở ngại, khiến người bệnh dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế, điều cần làm là bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho cơ thể như trái cây, rau,... Bên cạnh đó, đừng quên uống thêm sắt, kẽm hay vitamin B nhằm hạn chế các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Căng thẳng gây ảnh hưởng miễn dịch
Có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng trước, trong và sau khi niềng răng. Sự căng thẳng về tinh thần kéo dài khiến cơ thể bạn dễ suy nhược, ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng, đặc biệt là nhiệt miệng. Ngoài ra, một số khách hàng dị ứng với chính các vật liệu niềng răng khiến cho khoang hàm dễ bị dị ứng cũng chính là lý do.
Ma sát với mắc cài
Lúc niềng răng, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ như mắc cài, dây cung giúp răng điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm. Sự tác động, ma sát đó có thể hình thành những vết thương hở, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh trong những ngày đầu tiên. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công, nếu không biết cách vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ khiến chúng tiến triển nặng hơn, đem đến cho bạn nhiều phiền toái sau này.
Biểu hiện nhiệt miệng khi niềng răng
Tình trạng loét miệng do niềng răng là một vấn đề khá phổ biến, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu đặc trưng. Những vết loét này thường có dạng hình tròn, màu sắc có màu đỏ tươi, xuất hiện chủ yếu ở mặt trong của má hoặc trên phần lợi.
Nếu thường xuyên kiểm tra khoang miệng trong quá trình niềng răng, bạn có thể nhận thấy rằng các vùng mô mềm tiếp xúc trực tiếp với mắc cài hoặc khay niềng xuất hiện dấu hiệu bị kích ứng. Ban đầu là đỏ nhẹ, sau đó dần lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Trong giai đoạn đầu lúc mới niềng răng, bạn sẽ luôn cảm thấy chưa quen, đặc biệt là khi mở miệng. Nhiệt miệng gây ra những cơn đau rát có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí suốt cả ngày lẫn ban đêm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của người bệnh. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mà còn làm suy giảm tinh thần, tác động trực tiếp đến hiệu suất công việc, học tập cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Do ảnh hưởng nghiêm trọng mà nhiệt miệng khi niềng răng mang lại, nhiều người luôn mong muốn tìm kiếm các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu, điều trị dứt điểm tình trạng này trong thời gian ngắn nhất. Việc áp dụng những phương pháp phù hợp khiến bạn không còn cảm thấy đau nhức, đồng thời giúp quá trình trình nha được diễn ra một cách thuận lợi.
Bị nhiệt miệng khi niềng răng phải làm sao?
Thông thường, lúc xuất hiện tình trạng nhiệt miệng, vấn đề này thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày. Chúng đem lại cảm giác không thoải mái cho người bệnh và gây cản trở cho quá trình ăn nhai. Vì thế, để tránh gặp phải những điều này, bạn hãy áp dụng một số cách xử lý tại nhà đơn giản cụ thể như sau:
Khử trùng vết nhiệt miệng
Trong quá trình ăn uống, vụn thức ăn, đồ uống dễ dàng bám dính trên bề mặt răng làm xuất hiện tình trạng nhiệt miệng. Vậy nên, khử trùng chính là cách hiệu quả giúp loại bỏ các tác nhân gây hại nhằm tránh kéo dài thời gian niềng răng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Ngoài biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách, thì việc có một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp người bệnh phục hồi một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cụ thể là bạn nên uống thật nhiều nước mỗi ngày, ăn thêm sữa chua nhằm bổ sung các hợp chất sinh học và tránh các bệnh lý liên quan đến răng miệng hiệu quả.
Lúc đang gặp phải tình trạng nhiệt miệng, bạn cần lưu ý không được dùng các loại thực phẩm có tính axit cao như: nước chanh, cam hay dưa chua. Mục đích chính nhằm không gây kích ứng trực tiếp lên mô mềm và làm đau rát vùng nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế dùng các loại thức ăn quá dai, cứng bởi chúng sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình ăn nhai.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nếu người bệnh không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, rất dễ xuất hiện tình trạng đau rát ở vùng khoang miệng. Do đó, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ theo đúng chỉ dẫn bác sĩ đưa ra như: sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa hay nước súc miệng để giúp kháng khuẩn tốt, làm dịu vết nhiệt miệng và phòng ngừa một số bệnh lý khác như viêm nha chu, sâu răng,...
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm hydrogen peroxide pha loãng với nước để khử trùng răng miệng tốt hơn và giúp chúng luôn thơm tho. Hơn hết, hãy vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày tránh vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm khó chịu.
Sử dụng sáp nha khoa
Trong giai đoạn đầu sau niềng răng, việc sử dụng sáp nha khoa để bao bọc các mắc cài là một phương pháp hữu ích và hiệu quả, giúp giảm thiểu tối đa sự ma sát giữa khí cụ cùng các mô mềm trong khoang miệng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn chưa quen với các thiết bị chỉnh nha, bởi bề mặt của mắc cài có thể cọ xát vào má trong, môi hoặc lưỡi, gây khó chịu, đau rát hoặc thậm chí làm xuất hiện các vết loét trong khoang hàm.
Khi hạn chế được sự ma sát, tình trạng nhiệt miệng trong quá trình niềng răng cũng được giảm đáng kể. Những tổn thương do cọ xát nếu không được ngăn chặn có thể khiến vết loét phát triển nặng hơn, gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, việc sử dụng sáp nha khoa trong niềng răng không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng, khiến quá trình chỉnh nha diễn tiến theo đúng kế hoạch của bác sĩ.
Điều chỉnh dây cung và lực siết
Khi dây cung hoặc mắc cài của niềng răng bị lỏng, lệch hoặc không còn cố định, chúng có thể cọ xát vào niêm mạc miệng, gây ra những tổn thương nhất định. Sự ma sát liên tục này gây kích ứng, làm xuất hiện các vết loét hoặc nhiệt miệng, gây đau nhức và ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong khoang miệng. Do đó, ngay khi nhận thấy niềng răng có dấu hiệu không chắc chắn, bạn nên đến thăm khám tại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh dây cung, mắc cài về đúng vị trí.
Việc can thiệp và xử lý kịp thời không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nhờ đó, sức khỏe răng miệng được duy trì ổn định và đạt hiệu quả chỉnh nha tốt.
Bôi gel/ uống thuốc trị nhiệt miệng
Đây là một phương pháp hữu hiệu khiến người bệnh có thể tự điều trị tại nhà một cách an toàn, hiệu quả. Hiện nay, bạn có thể mua gel, thuốc điều trị ở bất cứ nhà thuốc nào. Khi sử dụng, chúng sẽ làm dịu vết nhiệt và giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Vì được bôi trực tiếp vào bên trong khoang miệng nên những thành phần có trong các loại thuốc này đều an toàn sức khỏe, đặc biệt đối với các loại điều chế riêng cho trẻ em sẽ có hương vị thơm dễ uống.
Ngay lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, điều cần thiết là bạn cần bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Nhiệt miệng tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng hay đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, thậm chí làm chậm tiến trình điều chỉnh răng theo đúng kế hoạch của bác sĩ chỉnh nha.
Vì vậy, việc nhận biết sớm và áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp là điều cần thiết để hạn chế những tác động tiêu cực mà nhiệt miệng có thể gây ra trong suốt quá trình niềng răng.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng khi niềng răng
Nhằm tránh tình trạng nhiệt miệng kéo dài, bạn cần lưu ý kỹ đến một số vấn đề sau đây:
- Kiểm soát chế độ ăn uống: Cần hạn chế dùng các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ quá nhiều trong các bữa ăn hằng ngày.
- Tránh các chất kích thích: Nên nói không với nước ngọt có gas, cà phê, rượu hay chất kích thích trong quá trình niềng răng bởi chúng rất dễ gây ê buốt cho hàm răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy duy trì quy trình chăm sóc khoang miệng theo những chỉ dẫn bác sĩ đưa ra nhằm làm sạch kẽ răng, tránh các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
- Thăm khám, kiểm tra tại nha khoa định kỳ: Việc đến nha khoa thường xuyên theo lịch hẹn bác sĩ sẽ giúp bạn nắm chắc tình trạng răng miệng và cách xử lý kịp thời để tránh các vấn đề phát sinh.
Bị nhiệt miệng khi niềng răng là một vấn đề bình thường trong quá trình chỉnh nha, không gây nguy hiểm. Nhưng nếu không biết cách xử lý kịp thời sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu và làm chậm quá trình phục hồi. Do đó, để răng miệng luôn khỏe mạnh và tránh được những bệnh lý liên quan đến răng miệng, lúc này, bạn hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để thăm khám, chữa trị.
Minh Nguyệt.