Có nên nhổ răng sữa không? Răng sữa của trẻ thường xuất hiện từ tháng thứ 6 và mọc hoàn thiện ở tháng 30. Chức năng của chúng là giúp trẻ cắn xé thức ăn và phát âm tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, chính sự chủ quan của bố mẹ trong quá trình chăm sóc hàng ngày khiến răng sữa của trẻ dễ bị hư tổn. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp, thì sẽ gây ra nhiều tác động không mong muốn tới sức khỏe răng miệng của bé.
Dẫu biết rằng đến thời điểm nhất định răng vĩnh viễn sẽ thế chỗ răng sữa để hoàn thiện hệ răng miệng. Thế nhưng nếu chưa đến thời gian đấy nhưng răng sữa bị sâu, lung lay, sứt mẻ thì phải làm sao? Có nên nhổ răng sữa không? Đừng lo lắng, bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ giúp bạn làm rõ.
Nội Dung Bài Viết
Răng sữa đóng vai trò gì?
Hầu hết các bé trong giai đoạn 3 - 4 tuổi sẽ có 20 răng sữa. Giai đoạn bé khoảng 6 tuổi, chân răng sẽ tiêu dần và răng sữa bắt đầu lung lay rồi rụng để những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là lý do vì sao ba mẹ cần chăm sóc bảo vệ răng sữa cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ có một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp.
Ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ăn nhai, răng sữa còn giúp trẻ phát âm tốt hơn. Đặc biệt, răng sữa giữ vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và mọc đều trên khuôn hàm.
Như vậy răng sữa đóng vai trò rất quan trọng nên cần hướng dẫn cho các bé cách chăm sóc và bảo vệ hàm răng mình thật tốt. Hãy tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để hạn chế các bệnh lý trên khuôn hàm một cách hiệu quả.
Có nên nhổ răng sữa không?
Đối với thắc mắc có nên nhổ răng sữa không của phụ huynh, Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Quang Tiến cho hay: "Việc răng sữa gãy sớm hoặc bị can thiệp nhổ trước thời hạn sẽ phá vỡ cấu trúc của cung hàm khiến cung hàm thu hẹp. Những răng vĩnh viễn khi mọc lên có thể sẽ phải mọc chen chúc và không đúng vị trí".
Một số trường hợp bạn bắt buộc phải nhổ răng sữa cho trẻ, hãy tham khảo để hiểu rõ hơn khi nhổ bỏ chiếc răng sữa đầu đời của con trẻ.
- Quá trình từ lúc răng sữa lung lay đến khi răng rụng tự nhiên có thể mất vài tháng. Vậy nên, việc cha mẹ nôn nóng nhổ răng sữa có thể khiến trẻ bị đau, chảy nhiều máu, gây tâm lý sợ và ảnh hưởng đến quá trình khám chữa răng sau này của trẻ. Tuy nhiên khi răng sữa đã lung lay đạt đến mức cần can thiệp nhổ bỏ, bạn có thể tự xử lý cho trẻ ngay tại nhà hoặc đến cơ sở nha khoa để thực hiện nhé.
- Nếu răng sữa bị sâu hoặc hư, phụ huynh nên cho trẻ đến gặp nha sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, nếu răng sữa bị hư hại quá nặng, bị nhiễm trùng ở chóp răng, viêm tủy và có khả năng ảnh hưởng đến vùng răng vĩnh viễn mới cần nhổ để đảm bảo quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này được thuận lợi.
Như vậy với khẳng định từ chuyên gia nha khoa thì bạn có thể hiểu rõ vấn đề hiện tại con mình đang gặp phải. Đừng quá lo lắng hãy đưa trẻ thăm khám bạn sẽ thấy yên tâm và đúng đắn sau khi áp dụng dịch vụ tại nha khoa uy tín, chất lượng.
Cách chăm sóc răng sữa thế nào là đúng?
Cũng giống như răng vĩnh viễn, việc chăm sóc răng sữa nên được thực hiện mỗi ngày để đảm bảo răng được chắc khỏe và rụng tự nhiên, đúng thời điểm thuận lợi cho quá trình phát triển răng vĩnh viễn về sau. Ở giai đoạn này, sự định hướng và hướng dẫn trẻ chăm sóc răng của bố mẹ là vô cùng quan trọng:
Khi trẻ dưới 3 tuổi
Giai đoạn này, ba mẹ không nên cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng bởi vì rất có thể trẻ sẽ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor làm ố men răng. Tuy nhiên, cần tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước hoặc nước muối sinh lý, đồng thời dùng gạc hoặc khăn sạch vệ sinh răng cho bé mỗi ngày, cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần mua sẵn các loại gạc y tế sau đấy vệ sinh tay sạch và sử dụng chà nhẹ lên bề mặt răng của trẻ rồi súc miệng với nước muối sinh lý. Ngoài ra ba mẹ nên giúp trẻ lấy thức ăn bám trong các kẽ răng, nên sử dụng tăm nha khoa để làm sạch cho trẻ. Đặc biệt với độ tuổi này trẻ phải uống sữa vào buổi tối để cung cấp năng lượng, vậy ba mẹ cần chú ý sau khi trẻ uống sữa xong nên cho trẻ súc miệng lại với nước hoặc nước muối.
Khi trẻ trên 3 tuổi
Phụ huynh nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách theo chiều dọc từ trên xuống và từ dưới lên để hạn chế làm thức ăn dính sâu trong kẽ răng. Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sau mỗi bữa ăn. Nên lưu ý tìm cho trẻ bàn chải đánh răng phù hợp với kích cỡ răng của trẻ, chọn loại bàn chải lông mềm để tránh trẻ tự làm tổn thương mô mềm.
Có rất nhiều trẻ lúc đầu khá hào hứng với việc chăm sóc răng miệng, nhưng dần về sau trẻ sẽ không còn hứng thú và khá lười, chính vì vậy ba mẹ nên đồng hành cùng con để bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho trẻ nhé.
Ba mẹ cũng cần cân nhắc lượng kem đánh răng sử dụng cho mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi loại kem đánh răng sẽ phù hợp với từng độ tuổi, khi sử dụng thường được hướng dẫn cụ thể, để trẻ không sử dụng quá nhiều kem đánh răng thì ba mẹ nên chỉ dẫn con mình. Cùng với đó, nên đưa trẻ đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và chữa trị kịp thời những dấu hiệu sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng. Lưu ý hỗ trợ trẻ lấy thức ăn bám trong kẽ răng một cách sạch sẽ và kỹ lưỡng nhé, sử dụng tăm nha khoa để không gây tổn thương mô mềm trên răng.
Mỗi giai đoạn sẽ có cách chăm sóc khác nhau chủ yếu thay đổi về dụng cụ vệ sinh răng miệng như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng phù hợp với độ tuổi, .... Vì vậy giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh bạn cần nắm vững những bước vệ sinh răng đúng từ nha khoa, cũng không quên cho con đi thăm khám định kỳ hàng năm để luôn yên tâm về tình trạng sức khỏe răng miệng của con.
Nhổ răng sữa cho trẻ có đau không?
Nhổ răng sữa cho trẻ có đau không? Đối với răng sữa của trẻ khi nhổ có đau hay không tùy vào tình trạng mà trẻ gặp phải. Ví dụ khi răng sữa đã đến thời kỳ rụng thì chân răng sẽ lung lay, bạn có thể dễ dàng loại bỏ chiếc răng này một cách dễ dàng mà không hề có cảm giác đau nhức. Nhiều trường hợp lúc các bé ăn uống làm chiếc răng sữa rụng khi nào không biết mà không hề để lại cảm giác đau. Nên việc nhổ răng sữa ở trường hợp này ba mẹ không phải lo lắng quá nhiều.
Tìm hiểu thêm về: Nhổ răng cửa bao nhiêu tiền?
Còn trường hợp khi trẻ gặp phải tình trạng bệnh lý bắt buộc phải nhổ răng thì sẽ gây đau nhức bởi chân răng vẫn còn nguyên. Các bệnh lý trẻ thường gặp đó là sâu răng, ba mẹ cần phải đưa con đến Nha khoa uy tín để được bác sĩ trực tiếp nhổ bỏ răng, với những dụng cụ chuyên dụng sẽ loại bỏ chiếc răng sữa một cách dễ dàng. Con sẽ có cảm giác đau nhức ở mức cho phép, sau khi nhổ xong bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh lý của con.
Nên chuẩn bị gì trước và sau khi nhổ răng sữa cho trẻ
Sau khi bạn đã được giải đáp thông tin “có nên nhổ răng sữa không?” thì cần tham khảo các nội dung trước khi nhổ răng giúp bé hợp tác hơn trong quá trình thực hiện.
- Trước khi quyết định nhổ răng ba mẹ nên nói trực tiếp với con về vấn đề này, hãy tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái không lo âu hay quá căng thẳng. Ví dụ: việc nhổ răng này sẽ giúp con có một chiếc răng mới đẹp hơn và khỏe hơn, hoặc chiếc răng mới này sẽ giúp con nhai đồ ăn tốt hơn và hết cảm giác đau nhức khó chịu, …
- Tìm địa chỉ nha khoa uy tín, hãy ưu tiên các phòng khám chuyên xử lý các bệnh lý răng miệng cho trẻ, vì những phòng khám này thường có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với trẻ giúp trẻ kết hợp tốt hơn cho quá trình nhổ răng. Có nhiều trẻ rất sợ đau, không chịu hợp tác với các nha sĩ, bạn cần kiên nhẫn thuyết phục trẻ để hạn chế rủi ro trong quá trình nhổ.
- Có thể chuẩn bị đồ chơi, đồ ăn, nước uống mà trẻ yêu thích, sau khi nhổ răng hãy thưởng cho trẻ vì con đã làm tốt. Đây có thể là một sự động viên khích lệ con, con sẽ dần lấy lại sự bình tĩnh và quên đi cơn đau vừa nhổ răng xong.
- Khi nhổ răng sữa cho trẻ xong bạn cần lưu ý nhắc nhở trẻ nên cắn miếng bông tại vị trí nhổ cho chặt để hạn chế vấn đề chảy máu. Cần chuẩn bị túi chườm đá, thuốc giảm đau, đồ ăn loãng phòng trường hợp khi trẻ cảm thấy đau nhức dễ dàng xử lý, hay khi trẻ muốn ăn sẽ có sẵn.
- Trẻ thường hiếu động và nghịch ngợm, bạn cần nhắc nhở trẻ vận động nhẹ để không gây chảy máu nhiều sau khi nhổ.
- Không quên nắm bắt những thông tin mà nha sĩ tư vấn cho bạn sau khi nhổ răng, như vệ sinh răng miệng đúng cách, đối với trẻ khi đau nhức sẽ rất khó chịu và không hợp tác vệ sinh răng miệng. Bạn cần chuẩn bị tâm lý và sử dụng những sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp.
Như vậy với sự chuẩn bị trước và sau khi nhổ răng sẽ giúp cho ba mẹ dễ dàng hỗ trợ con trong giai đoạn đau nhức này. Hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn để con cảm thấy tin tưởng và hợp tác với ba mẹ từ đó sớm đạt được kết quả như mong muốn.
Tóm lại vấn đề “có nên nhổ răng sữa không?” sẽ được nha sĩ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng và tư vấn phương pháp xử lý phù hợp nhất cho bé. Vì vậy bạn chỉ cần tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Nếu chưa biết khám cho trẻ ở đâu bạn có thể đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được các nha sĩ và bác sĩ chăm sóc thăm khám tận tình nhé.