Giai đoạn 10-15 tuổi mọc răng khôn có sao không? Có cần nhổ ngay không?

Theo dõi: Google New

15 tuổi mọc răng khôn có sao không? Răng khôn mọc lên giống như cột mốc đánh dấu sự trưởng thành ở trẻ. Tuy nhiên, chiếc răng “đặc biệt” này lại làm cho phụ huynh lo lắng bởi chúng kéo theo những triệu chứng khó chịu, thậm chí dễ mọc lệch gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề răng khôn mọc trong giai đoạn 10 - 15 tuổi mời phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Răng khôn mọc lên khiến cho nướu sưng tấy, dấu hiệu dễ thấy nhất chính là sưng má, đau nhức ở vùng răng trong cùng. Muốn biết nên giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn phải đến gặp trực tiếp bác sĩ, chụp X-quang xem xét chiều hướng phát triển của răng khôn mới đưa ra quyết định được.

15 tuổi mọc răng khôn có sao không
15 tuổi mọc răng khôn có sao không?*

15 tuổi mọc răng khôn có sao không?

Thường thì răng khôn sẽ mọc trong độ tuổi trưởng thành, tức là từ 18 - 25 tuổi, nhưng cũng có một vài trường hợp răng khôn mọc sớm hơn khiến cho nhiều bậc phụ huynh thắc mắc 15 tuổi mọc răng khôn có sao không. Đây là điều hoàn toàn bình thường, việc mọc răng khôn sớm mà không xảy ra tình trạng gì bất ổn trên cơ thể của trẻ thì không sao cả.

Khi răng khôn mọc lên, lớp nướu trong cùng sẽ có dấu hiệu sưng tấy, vùng sưng lan sang cả má, đôi khi còn kèm theo sốt nhẹ. Trẻ ăn uống khó khăn, có thể suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt mỗi ngày.

Trong trường hợp này bố mẹ cần đưa con đến phòng khám nha khoa uy tín để gặp bác sĩ, chụp X-quang xem răng khôn mọc bình thường hay đang có xu hướng mọc lệch và tìm hướng giải quyết phù hợp cho từng tình huống. Răng khôn không mọc một lần mà sẽ phải mất đến vài tháng thậm chí là vài năm tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người.

Có cần nhổ răng khôn cho trẻ ngay hay không?

Bạn đã biết 15 tuổi mọc răng khôn có sao không rồi, vậy khi nào thì nên nhổ hoặc không nên nhổ răng khôn? Vị trí mà răng khôn mọc vô cùng đặc biệt, chúng nằm phía trong cùng ở cả hai hàm. Vì nằm quá sâu trên cung hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn so với những chiếc răng khác. Điều này là nguồn cơn của các bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm lợi,...

Răng khôn mọc lên kéo theo các cơn đau bất ngờ, nếu nó mọc lệch thì còn gây ra đau đớn nhiều hơn, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Việc đau răng không chỉ ảnh hưởng tới ăn uống mà còn tác động xấu đến sinh hoạt, học tập của trẻ.

Có cần nhổ răng khôn cho trẻ ngay hay không
Có cần nhổ răng khôn cho trẻ ngay hay không?*

Trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn

Trẻ 15 tuổi mọc răng khôn có sao không? - Không sao vì đây cũng là độ tuổi răng khôn mọc. Tuy nhiên có nhiều trường hợp phải nhổ bỏ răng khôn ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các tình huống cần nhổ bỏ răng khôn:

  • Răng mọc sai vị trí

Răng khôn mọc sau cùng nên khó tránh khỏi việc thiếu chỗ mọc dẫn đến không thể mọc thẳng, ngay ngắn như những chiếc răng khác. Sẽ có tình trạng răng mọc ngang đâm vào răng bên cạnh hoặc đâm thẳng vào má gây sưng viêm và đau nhức nghiêm trọng. Trẻ không thể ăn uống bình thường, hai hàm không khép lại được.

Răng số 8 mọc lệch dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, cộm cứng hay lở loét nhiễm trùng, chảy mủ tại vùng niêm mạc má. Khiến răng bị xô đẩy, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ hàm răng sau này của trẻ.

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài mà bố mẹ không đưa trẻ đi thăm khám kịp thời đôi khi còn tác động tới xương hàm, vùng viêm lan rộng, nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Răng khôn bị sâu

Răng khôn mọc trong độ tuổi từ 10 - 15 có thể bị sâu vì răng mọc trong cùng, trẻ thì có thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, khiến các mảng bám lâu ngày hình thành vết sâu lớn, phải nhổ đi để chúng không lây lan sang răng hàm số 7.

12 tuổi mọc răng khôn có sao không
12 tuổi mọc răng khôn có sao không?*
  • Chụp X-quang cho thấy răng khôn có nguy cơ cao gây biến chứng

Trẻ 15 tuổi mọc răng khôn chưa có dấu hiệu gì nghiêm trọng nhưng khi chụp X-quang nhận thấy răng khôn có nguy cơ cao gây biến chứng, ảnh hưởng đến răng hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.

Răng khôn ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc lên bình thường, nhưng răng đối diện lại không mọc, khiến chúng trồi dài dễ nhồi nhét thức ăn, làm viêm nhiễm thì cũng cần nhổ bỏ.

Răng có hình dạng bất thường, không giống như các răng khác, nguy cơ cao gây sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi phải nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Trường hợp không cần nhổ bỏ răng khôn

Không phải lúc nào bác sĩ cũng chỉ định nhổ bỏ răng khôn, nếu răng mọc bình thường trên cung hàm thì chúng sẽ hoạt động như một chiếc răng hàm mà thôi.

Trẻ 15 tuổi mọc răng khôn nhưng chiếc răng này mọc thẳng, đúng phương, đúng hướng, không làm xô lệch răng khác, không gây viêm sưng thì không cần phải nhổ bỏ. Chỉ cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, đừng để răng bị sâu là được.

Những phương pháp làm giảm sưng đau hiệu quả sau khi nhổ răng khôn

Bố mẹ đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín, nếu bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng khôn thì cứ thực hiện theo. Hiện nay nhiều nha khoa đã áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, không gây đau đớn nhiều nên bố mẹ không cần phải lo lắng. Sau khi nhổ răng, hãy thực hiện một số biện pháp giảm đau dưới đây để hạn chế tình trạng sưng má.

Trẻ mọc răng khôn
11 tuổi mọc răng khôn có sao không*

Chườm lạnh

Phương pháp này được ứng dụng nhiều vì giảm đau hiệu quả nhờ vào việc làm tê liệt tạm thời dây thần kinh. Hãy chuẩn bị đá bỏ vào một chiếc túi sạch hoặc khăn bông mềm, dùng nó áp vào vùng má tại vị trí đã nhổ răng, di chuyển nhẹ nhàng qua lại trong khoảng 10 - 12 phút.

Cứ hễ thấy đau nhức bạn cứ thực hiện phương pháp chườm đá lạnh này. Lưu ý là chỉ chườm nhẹ nhàng, từ từ vào phần má chứ không nên áp thẳng vào vết thương. Thực hiện nhiều lần sẽ thấy giảm đau, sưng, nếu trẻ không chịu làm bố mẹ hãy giúp trẻ giữ túi nhiệt.

Chườm nóng

Bên cạnh việc chườm lạnh thì biện pháp chườm nóng cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm sưng sau khi nhổ răng. Lưu ý chỉ chườm nóng sau khi về nhà 2 ngày chứ đừng chườm ngay. Hơi nóng giúp cho máu lưu thông tốt, không còn gây sưng mặt, máu tan hết nên trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn.

Bạn cho nước ấm khoảng 70 độ C vào chai nhỏ, rồi quấn chiếc khăn bông mềm lên, áp vào má. Hoặc bạn nhúng trực tiếp khăn bông vào chậu nước, vắt khô, chườm lên vùng má mới nhổ răng. Cứ làm như thế trong vòng 10 phút, cơn đau giảm dần, không còn đau nhức nhiều nữa.

Uống thuốc theo đơn

Trẻ ít khi có thói quen tự giác uống thuốc, vì thế mà bố mẹ phải nhắc nhở trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để vết thương mau lành, không sưng viêm và tránh biến chứng về sau. Nếu đau đớn nhiều bố mẹ hãy đưa trẻ quay lại phòng khám đã nhổ răng gặp trực tiếp bác sĩ chứ không nên tự ý mua các loại thuốc giảm đau bên ngoài. Việc chưa hỏi ý kiến bác sĩ mà tự uống thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm về : Mọc răng khôn nên uống thuốc gì ?

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Sau khi rời phòng khám hãy mua thêm nước muối sinh lý được bán tại quầy thuốc. Nước muối sinh lý có khả năng chống viêm sưng, kháng khuẩn tốt nên sẽ giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả. Bố mẹ không để trẻ súc miệng ngay khi vừa thực hiện tiểu phẫu, hãy chờ ít nhất 12 giờ đồng hồ khi vết thương không còn chảy máu nhiều nữa. Nếu không có nước muối sinh lý thì bố mẹ có thể tự pha dung dịch tại nhà cũng được.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong 1 - 2 ngày đầu ở vị trí mới nhổ răng khôn máu vẫn chảy ra nhưng không nhiều. Sẽ có dịch nhầy màu hồng vì máu trộn lẫn với nước bọt trong khoang miệng. Bạn vẫn chưa thể súc miệng hay khạc nhổ vì hành động này vô tình làm cho vết thương lâu lành.

Những ngày tiếp theo hãy đánh răng nhẹ nhàng, đừng tác động vào vết thương và thực hiện súc miệng bằng nước muối ấm. Bố mẹ cho trẻ uống nước nhiều hơn để khoang miệng luôn giữ độ ẩm nhất định.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Cần nhớ rằng hàm răng của trẻ vừa phải trải qua cuộc phẫu thuật quan trọng nên trong những ngày đầu khi vết thương chưa lành hẳn bố mẹ hãy chú ý hơn về chế độ ăn uống của con mình.

Bệnh nhân cần ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, không tốn nhiều sức để cắn nhai, điển hình như: cháo, súp, canh hầm, uống thêm sữa,... Ăn nhiều hải sản bổ sung canxi, tốt cho sức khỏe giúp vết thương mau lành. Bổ sung rau củ quả, chất xơ trong thực đơn ăn uống hằng ngày, nếu vẫn cảm thấy khó khăn khi ăn nhai thì bố mẹ nên xay sinh tố hoặc ép nước cho con uống.

Cần hạn chế ăn thực phẩm cứng dai, dẻo khó vệ sinh, không ăn đồ quá nóng, lạnh, chua, cay vì dễ ảnh hưởng đến vùng răng mới nhổ. Những thức uống chứa nhiều đường, bánh kẹo ngọt, nước có gas cũng không nên sử dụng.

Có chế độ ăn uống phù hợp
Có chế độ ăn uống phù hợp*

Khi trẻ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng những cách giảm đau ở trên sau khoảng 5 - 7 ngày vết thương của trẻ sẽ lành lại, không còn xảy ra tình trạng sưng viêm và ăn uống bình thường lại được rồi.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn thấy trẻ đau nhức nhiều, thậm chí là xuất hiện mủ tại vết thương dù đã qua nhiều ngày nhổ răng khôn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa ngay. Rất có thể trẻ bị nhiễm trùng, cần được xử lý ổ viêm kịp thời tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.

15 tuổi mọc răng khôn có sao không đã được bài viết giải đáp cụ thể. Việc mọc răng khôn đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong hành trình làm “người lớn” của con em mình. Vậy nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần theo dõi, hỏi han con xem có xuất hiện dấu hiệu gì đặc biệt hay không, sau đó đưa trẻ đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để thăm khám chụp X-quang. Nếu răng mọc lệch bác sĩ chỉ định nhổ bỏ, còn không vẫn giữ lại và dặn dò trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trả lời