Giải pháp niềng răng điều trị khớp cắn sâu

Theo dõi: Google New

Khớp cắn sâu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Chính vì vậy, bạn nên đến Nha khoa để được khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha.

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu hay còn được gọi là hô, vẩu. Đây tình trạng bất cân xứng giữa hàm trên và hàm dưới do sai lệch khớp cắn, hàm dưới bị lọt vào bên trong so với hàm trên. Nếu nhìn nghiêng, có thể bạn chỉ nhìn thấy phần chân răng của hàm dưới. Răng hàm dưới sẽ không chạm vào răng hàm trên mà chạm vào nướu trong của hàm trên.

Khớp cắn sâu hay còn được gọi là hô
Khớp cắn sâu hay còn được gọi là hô

Nguyên nhân của tình trạng khớp cắn sâu có thể là do di truyền bẩm sinh hoặc do những thói quen xấu từ bé như mút tay, đẩy lưỡi.

Khớp cắn sâu tùy vào mức độ mà gây ra những ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên có thể kể đến một số tác hại sau đây:

Giảm chức năng ăn nhai

Việc răng cửa của hai hàm không khớp với nhau sẽ gây khó khăn cho việc cắn, xé thức ăn. Hơn nữa, khi thức ăn không được xé nhỏ, thức ăn sẽ khó được nghiền nát trước khi được đưa xuống dạ dày nên lâu dần sức khỏe của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng theo.

Tổn thương đến nướu

Trong một số trường hợp sai lệch khớp cắn nặng, nếu không chú ý trong việc ăn nhai rất dễ gây tổn thương nướu do nhóm răng phía trước của hàm dưới chạm vào nướu hàm trên.

Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm

Khớp cắn sâu nếu không được điều trị có thể gây ra tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Việc ăn nhai khó khăn do bị đau, thậm chí là đau đầu, khó nói chuyện, lâu ngày có thể gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm khá nguy hiểm.

Niềng răng là phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định
Niềng răng là phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định

Mất thẩm mỹ

Khớp cắn sâu dẫn đến tình trạng hô nhẹ, Theo đó khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, thiếu thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm về : Niềng răng vẩu giá bao nhiêu ?

Quy trình niềng răng khắc phục khớp cắn sâu

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các hệ thống khí cụ như mắc cài, khay niềng nhằm tác động lực kéo lên răng giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Quy trình niềng răng điều trị khớp cắn sâu được thực hiện hoàn chỉnh theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng của bạn, đánh giá mức độ sai lệch khớp cắn. Từ đó đưa ra những phân tích định hướng phác đồ điều trị cho trường hợp của bạn và tư vấn phương thức niềng phù hợp với nhu cầu và điều kiện cho bạn.

Bước 2: Chụp X  - Quang và lập kế hoạch điều trị chi tiết

Dựa trên kết quả thăm khám và chụp hàm bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết bao gồm: Tiến trình thực hiện như thế nào, những lưu ý và dự đoán kết quả răng sau mỗi giai đoạn để bạn có những sự chuẩn bị cần thiết.

bác sĩ khám và tư vấn
Bác sĩ thăm khám xác định tình trạng khớp cắn sâu

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi lấy dấu hàm thạch cao ở bước 2, theo đó bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế mắc cài phù hợp với đặc điểm răng của mỗi người.

Bước 4: Gắn mắc cài lên răng

Các mắc cài sẽ được gắn lên răng bằng một loại keo chuyên dụng, đảm bảo tính bám dính và độ bền chắc khi đeo. Lúc này, một số khí cụ hỗ trợ như minivis cũng được gắn sau vài tuần nếu cần thiết.

Bước 5: Tái khám theo đúng định kỳ

Trong mỗi lần tái khám mắc cài, dây cung sẽ được điều chỉnh lại hợp lý nhất. Quá trình đeo niềng thường kéo dài từ 2 – 3 năm nên bạn cần phải có sự kiên nhẫn, cố gắng tuân theo những chỉ định của bác sĩ để kết quả điều trị đạt hiệu quả nhất.

Bước 6: Tháo mắc cài, khay niềng và đeo hàm duy trì

Sau khi tháo mắc cài, để ổn định răng và xương hàm, bảo vệ thành quả của cả quá trình niềng, ngăn răng xô lệch về vị trí cũ bạn sẽ phải tiếp tục đeo hàm duy trì từ 6 tháng đến 1 năm nữa.

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về khớp cắn sâu hay bất kì dịch vụ nha khoa nào khác. Hãy liên hệ ngay cho chúng tối thông qua Hotline hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đăng Lưu để được bác sĩ tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn nhé.

 

Trả lời