Quy trình điều trị tủy răng như thế nào và mất bao lâu? Tôi bị viêm tủy răng đang muốn điều trị, nhưng chưa hiểu về các bước cũng như thời gian thực hiện có lâu hay không. Ngoài ra sau khi áp dụng dịch vụ có để lại biến chứng nào không, cách chăm sóc răng sau khi chữa tuỷ ra sao. Vì vậy nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn ạ. ( Lâm Anh - 28 tuổi)
Chào bạn Lâm Anh!
Quy trình điều trị tủy răng là một trong những thông tin nhiều người quan tâm. Tủy răng được thực hiện đơn giản không quá phức tạp, tuy nhiên nếu lựa chọn nha khoa không uy tín, việc điều trị tuỷ diễn ra không đảm bảo khiến bạn phải gặp phải các ảnh hưởng và biến chứng. Vậy nội dung chi tiết được nha khoa chia sẻ sau đây, cùng tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?
Quy trình điều trị tủy răng được thực hiện qua nhiều bước, nhưng rất dễ để bạn nắm bắt. Nên tham khảo trước khi điều trị để không phải lo lắng. Quy trình điều trị tủy răng thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm. Được thực hiện thông qua 7 bước như sau:
Bước 1: Khám tổng quát và xác định tình trạng viêm tủy răng
Với bệnh lý nào thì việc đầu tiên bác sĩ đều thăm khám để nắm bắt được tình hình chung. Dựa vào kết quả chụp phim x quang xác định được tình trạng viêm ống tuỷ ở mức độ nào. Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Bước này cực kỳ quan trọng cần kiểm tra kỹ càng.
Bước 2: Thực hiện gây tê
Để quá trình thực hiện diễn ra không có cảm giác đau nhức cho người bệnh, bác sĩ tiến hành gây tê trước khi lấy tuỷ. Thuốc gây tê chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian bác sĩ tiến hành xử lý tuỷ răng, vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng các sinh hoạt của bạn.
Bước 3: Tiến hành đặt đế cao su
Bác sĩ đặt đế cao su vào trong khoang miệng, có tác dụng ngăn vùng điều trị với các mô mềm xung quanh. Đặc biệt sẽ đảm bảo cho quá trình thực hiện không làm rơi thuốc xuống miệng, tránh nước bọt tiết ra xâm nhập vào vị trí đang điều trị giúp khô sạch không xảy ra các rủi ro khác.
Bước 4: Mở ống tủy để rút tủy viêm
Bác sĩ bắt đầu đi vào bước thực hiện chính, mở ống tủy với dụng cụ là mũi khoan và dũa chuyên dụng. Sau khi mở ra ở kích thước phù hợp giúp quá trình lấy tủy dễ dàng. Sử dụng châm nhỏ bác sĩ tiến hành lấy các tuỷ răng bị viêm ra khỏi buồng tuỷ và chân răng.
Bước 5: Tạo hình ống tủy
Khi bác sĩ đã xử lý xong phần tuỷ bị viêm, sẽ tạo một ống tủy bằng vật liệu nha khoa để thay thế tủy viêm. Được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ.
Bước 6: Trám bít ống tuỷ
Sau khi tạo hình ống tủy hoàn thành, bước tiếp theo sẽ trám bít lại ống tuỷ với vật liệu trám phù hợp. Bước này giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, duy trì một chiếc răng khỏe mạnh.
Bước 7: Tái khám
Vậy là bạn đã được điều trị tủy xong qua 6 bước thực hiện. Tiếp theo sẽ là hẹn lịch tái khám giúp nắm rõ được tình trạng, hạn chế các biến chứng, hay vấn đề đau nhức bất thường có thể gặp sau khi điều trị tuỷ. Đưa ra những lời tư vấn đúng về cách chăm sóc cũng như lựa chọn thức ăn phù hợp giúp quá trình phục hồi sức khoẻ được tốt.
Tuy là trải qua 7 bước thực hiện khá chi tiết, quy trình diễn ra khá nhanh chóng. Vậy thực tế việc “ điều trị tủy răng mất bao lâu? bao lâu thì hết đau?” cùng tìm hiểu ở nội dung kế tiếp nhé.
Điều trị tủy răng mất bao lâu? Bao lâu thì hết đau?
Có những vấn đề quan trọng trước khi thực hiện điều trị tủy răng bạn nên quan tâm, đó là “ điều trị tủy răng mất bao lâu?, bao lâu thì hết đau?”. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi vì vấn đề viêm tủy răng không khó thực hiện, quy trình diễn ra rõ ràng, nha khoa sẽ giải đáp ngay sau đây.
Điều trị tủy răng mất bao lâu?
Quy trình điều trị tủy răng mất bao lâu? Điều này còn tùy vào tình trạng viêm tuỷ răng của mỗi người. Với những ca lấy tủy răng đơn giản chỉ diễn ra trong khoảng 20 phút và mất khoảng 30 phút để hàn trám buồng tuỷ. Đối với ca cần điều trị nhiều ống tủy phải lên lịch điều trị 2 buổi: buổi đầu tiên sẽ tiến hành mở ống tủy thực hiện loại bỏ tuỷ bị viêm và làm sạch ống tủy, buổi thứ hai bác sĩ kiểm tra lại buồng tuỷ mới hàn trám lại. Để biết được thời gian điều trị cụ thể, bạn nên đến cơ sở nha khoa thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ giải đáp theo tình trạng của bạn. Từ đó dễ dàng sắp xếp thời gian tiến hành xử lý bệnh lý dứt điểm.
TÌM HIỂU THÊM VỀ: CHỮA TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
Chữa tủy răng bao lâu thì hết đau?
Sau khi áp dụng xong quy trình điều trị tủy răng, vấn đề bao lâu thì hết đau được nhiều người quan tâm. Thực tế trong quá trình thực hiện và khi hoàn thành sẽ không gây ra những cảm giác đau nhức hay ê buốt quá nhiều. Mà ngược lại bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Điều quan trọng là nên tìm kiếm cho mình địa chỉ uy tín để thực hiện, như vậy sẽ hạn chế điều trị nhiều lần mà không đem lại kết quả tốt. Đặc biệt là thao tác loại bỏ tuỷ bị viêm hiệu quả, giúp bảo tồn được thân răng tối đa và không gây đau nhức nhiều.
Như vậy khi áp dụng quy trình điều trị tủy răng bạn không phải quá lo lắng. Bạn Lâm Anh hãy tìm một cơ sở uy tín, chất lượng, từ đó thăm khám để bác sĩ xem tình trạng của bạn. Sớm đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, chấm dứt các cơn đau nhức khó chịu mà viêm tủy răng gây ra.
Cách chăm sóc sau khi chữa tuỷ răng?
Khi đã chữa tủy răng xong, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc và theo dõi tình trạng răng sau khi phục hình. Nếu bạn thực hiện tốt sức khoẻ răng miệng được đảm bảo, tăng độ bền cho chiếc răng chữa tủy.
- Theo dõi cơn đau: Khi hết thuốc tê thì bạn vẫn sẽ có cảm giác khó chịu ở vị trí điều trị. Tuy nhiên hãy theo dõi xem cơn đau này có kéo dài hay không. Trong trường hợp chấm dứt cơn đau sớm thì sức khỏe răng miệng của bạn đã ổn định, ngược lại cơn đau kéo dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này cần đến cơ sở nha khoa điều trị để bác sĩ xử lý cho bạn.
- Ăn nhai hạn chế ở vị trí vừa chữa tuỷ: Các trường hợp điều trị về tuỷ răng hay trồng răng, bọc răng sứ, … sau khi thực hiện xong bạn nên hạn chế việc ăn nhai tại vị trí phục hình. Cần có thời gian để hồi phục lại sức khỏe răng miệng, nếu muốn duy trì độ bền hãy lựa chọn vị trí nhai phù hợp.Sẽ hạn chế được tình trạng bong tróc miếng hàn răng. Khi răng được bảo vệ nhờ chụp hoặc mão răng bạn có thể ăn uống như bình thường.
- Lựa chọn thức ăn mềm: Những buổi đầu sau khi điều trị xong viêm tuỷ, bạn cần lựa chọn đồ ăn mềm giúp giảm áp lực lên cung hàm, có thể cắt đồ ăn nhỏ để tiện ăn nhai. Khi ổn định thì ăn uống bình thường không phải kiêng khem gì.
- Uống thuốc theo đơn: Bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng nếu có các biểu hiện đau nhức hoặc các trường hợp bất thường khác. Chỉ nên dùng đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn để đạt được kết quả tốt.
- Vệ sinh răng miệng: Cần vệ sinh đầy đủ các bước, tuy nhiên lưu ý là thực hiện nhẹ nhàng, kết hợp với nước súc miệng mà bác sĩ đã tư vấn cho bạn. Nên sử dụng loại bàn chải lông mềm để vệ sinh răng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình một sản phẩm phù hợp. Vì vậy cần tìm hiểu và áp dụng thật đúng cách, đừng để phát sinh các bệnh lý khác hoặc phải đối diện với bệnh viêm tủy răng nữa.
- Tái khám khi có dấu hiệu bất thường: Không nên chủ quan sau khi phục hình, vị trí trám bị bong hoặc vỡ, cần thăm khám để xử lý kịp thời.
- Đăng ký thăm khám định kỳ: Để hạn chế các bệnh lý cũng như theo dõi tình trạng răng đã được chữa tủy, bạn cần thăm khám định kỳ để tránh các biến chứng có thể gặp.
Như vậy sau khi xử lý xong tình trạng viêm tủy răng, bạn không phải quá lo lắng về cách chăm sóc tại nhà nữa nhé. Việc chăm sóc răng đúng cách luôn được nhắc nhở thường xuyên, vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Biến chứng có thể gặp sau khi chữa tuỷ răng
Những biến chứng sau khi chữa tuỷ răng mà bạn chưa biết, tìm hiểu để có giải pháp điều trị sớm nếu gặp phải. Thông thường sẽ gặp khi bạn lựa chọn một địa chỉ không uy tín, việc thực hiện loại bỏ tủy răng không hết hoặc trong quá trình thực hiện vô tình làm nhiễm trùng do tay nghề yếu kém, thì bạn phải đối diện với các vấn đề sau:
- Đau nhức trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành: Nguyên nhân là do điều trị không đúng cách gây ra. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm để khắc phục thì tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể là viêm khớp răng.
- Nhiễm trùng: Bạn sẽ thấy vùng răng đã điều trị tủy bị lồi lên, có thể dùng tay để ấn vào, quan sát kỹ sẽ thấy mủ chảy ra ngoài. Tuy nhiên không có biểu hiện đau nhức nên bạn khó phát hiện được. Vậy cần theo dõi kỹ sau khi điều trị để xử lý kịp thời.
- Nhổ bỏ răng: Là khi ổ viêm nhiễm lan rộng làm tổn thương nhiều tổ chức xung quanh chân răng, không thể điều trị vì vậy bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng đi.
- Răng được chữa tủy sẽ rơi vào một số trường hợp như: dễ nứt vỡ, có trường hợp phải loại bỏ ra khỏi cung hàm. Cần làm chụp hoặc mão răng để bảo vệ chiếc răng đã chữa tủy, ngoài ra còn giữ được vai trò ăn nhai.
Tóm lại khi muốn điều trị viêm tủy răng bạn phải tìm hiểu kỹ về nha khoa cũng như quy trình điều trị tủy răng. Đặc biệt nắm bắt các biến chứng để phòng tránh hạn chế rơi vào những trường hợp nguy hiểm.
Quy trình điều trị tủy răng như thế nào? Được chia sẻ khá chi tiết thông qua nhiều nội dung liên quan. Sau khi bạn Lâm Anh đã tìm được lời giải đáp cho mình, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn chỉ hy vọng bạn nên tìm kiếm được địa chỉ uy tín. Đừng chủ quan khi áp dụng một dịch vụ nha khoa nào, cho dù dịch vụ đó đơn giản.