Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được?

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.3/5 - (45 bình chọn)

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? Việc ăn uống sau khi nhổ răng khôn cần phải được chú trọng, bởi vết thương hở trên cung hàm chỉ cần một vài sơ suất nhỏ thôi cũng dễ bị nhiễm trùng, khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội. Để duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài, bạn cần đợi ổ răng khôn ngừng chảy máu thì mới được phép ăn uống.

Có nhiều bệnh nhân không biết bản thân đã phạm phải sai lầm trong việc ăn uống khiến cho vết thương ở khu vực mới nhổ răng khôn bị ảnh hưởng. Để hạn chế các trường hợp đáng tiếc xảy ra, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ giải đáp cụ thể nhổ răng khôn xong bao lâu thì ăn được trong bài viết này, đừng bỏ qua nhé.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 1
Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được*

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được?

Không phải sau khi nhổ răng ai cũng sẽ ăn uống như bình thường. Có nhiều người nhổ răng xong bị đau nhức, thậm chí phát sốt. Đặc biệt là các trường hợp nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, răng khôn dị dạng bắt buộc phải bóc tách từng lớp nướu.

Trên thực tế, nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được còn phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng vết thương, loại răng mới nhổ, chế độ chăm sóc răng miệng, cơ địa của mỗi người,... Bởi vì thời gian ăn uống tùy vào mỗi bệnh nhân, có người nhổ răng xong ăn uống được ngay. Cũng có người cần phải đợi một thời gian, khi vết thương ổn định mới ăn nhai bình thường, tránh trường hợp bị đau nhức hay nhiễm trùng trong khoang miệng.

Thường thì sau khi nhổ răng khôn bạn phải đợi cho thuốc tê tan hết, không còn cảm giác tê cứng ở vị trí mới nhổ răng thì mới ăn uống được. Thời gian hết thuốc tê sẽ phụ thuộc vào lượng thuốc mà bác sĩ đã sử dụng trong suốt quá trình nhổ răng, tầm 2 - 3 giờ đồng hồ lượng thuốc này sẽ hết tác dụng.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 2
Nhổ răng khôn xong bao lâu thì ăn được*

Bác sĩ luôn nhắc nhở người mới nhổ răng khôn hãy chờ đợi cho vết thương ổn định, cục máu đông hình thành. Trong thời gian đó hãy cắn chặt miếng bông gòn, để máu thấm vào bông. Thuốc tê tan hết bạn cảm thấy đau nhức, bạn uống thuốc theo đơn bác sĩ kê, trong này có thuốc giảm đau nên sẽ giúp bạn đỡ khó chịu hơn.

Trước khi nhổ răng khôn bác sĩ thường sẽ nhắc bạn ăn uống trước, bởi nhổ răng khôn xong tầm 3 - 4 giờ bạn không thể ăn uống gì được. Chỉ có thể uống thuốc và nghỉ ngơi, tránh ăn uống ngay bởi thức ăn dễ rơi vào ổ răng khôn làm viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cơ hàm chưa hoạt động trở lại bình thường nên không thể nhai thức ăn được.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 3
Nhổ răng khôn khi nào ăn được*

Ví dụ như bạn nhổ răng vào 5 giờ chiều hôm nay, bạn hãy ăn tối trước. Sau đó đến phòng khám để nhổ răng khôn, về nhà bạn uống thuốc và nghỉ ngơi. Đến sáng hôm sau bạn ăn cháo, tiếp tục uống thuốc theo đơn chứ chưa thể ăn nhai như bình thường.

Tầm 3 đến 4 ngày cơn đau nhức, sưng má mới giảm dần, đợi 7 ngày sau cắt chỉ xong bạn ăn uống như bình thường. Bởi vết thương lành lại, không còn gây khó chịu trong khoang miệng nữa. Dĩ nhiên bạn vẫn cần ăn thực phẩm mềm, rồi sau đó tăng dần mức độ cứng khi nhận thấy hàm răng đã khỏe hoàn toàn.

Chế độ ăn uống cần quan tâm sau khi nhổ răng khôn

Bạn đã biết nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được rồi, bạn có thể ăn uống sau 3 - 4 giờ loại bỏ răng khôn nếu máu đã ngừng chảy ra. Nhưng lúc này chưa thể ăn nhai như bình thường mà chỉ ăn được các món mềm, lỏng, không cần vận động cơ hàm nhiều. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn chế độ ăn uống phù hợp sau khi nhổ răng khôn, bạn hãy đọc để tránh những rủi ro có thể xảy đến đối với hàm răng của mình.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 4
Chế độ ăn uống cần quan tâm sau khi nhổ răng khôn*
  • Bạn đừng ăn các thực phẩm cứng dai, bắt buộc phải nhai nhiều sẽ khiến cho cục máu đông vỡ ra, làm cho vết thương bị chảy máu trở lại.
  • Không nên ăn những thực phẩm có mảnh vụn nhiều như bánh quy, bỏng ngô, bánh tráng,... bởi các vụn thức ăn dễ rơi vào ổ răng khôn làm vết thương bị nhiễm trùng nặng.
  • Không ăn món chứa nhiều gia vị, có chứa ớt, tiêu, cay nồng,... sẽ khiến cho khoang miệng bị khó chịu, ổ răng khôn bị ảnh hưởng.
  • Đừng ăn các món dễ gây ra hiện tượng sưng tấy, mưng mủ theo như lời khuyên của nha sĩ như xôi, măng chua,...
  • Không uống nước đá, không uống nước nóng, bạn chỉ ăn uống thực phẩm để ở nhiệt độ bình thường.
  • Những món nên ăn sau khi nhổ răng khôn chính là các món mềm, lỏng như: súp, cháo,... Bạn ăn thêm hoa quả mềm, hoặc ép nước trái cây để uống.

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Nếu chỉ có thực đơn ăn uống khoa học sau khi nhổ răng khôn thôi thì chưa đủ. Bởi bạn cần phải kết hợp thêm chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách mới có thể bảo vệ hàm răng của bản thân mình, giúp ổ răng khôn mau lành.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 5
Vệ sinh răng miệng*
  • Vào ngày đầu tiên khi nhổ răng khôn bạn chỉ nên dùng nước sạch để súc miệng. Không dùng nước súc miệng và cũng không được đánh răng trong thời gian này. Bởi trên cung hàm của bạn đang có vết thương hở, các chất có trong những sản phẩm làm sạch răng miệng có thể khiến bạn đau nhức và khó chịu hơn. Khi súc miệng hãy thật cẩn thận, đừng khạc nhổ mạnh dễ làm cho cục máu đông bị vỡ ra, vết thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Tầm 2 - 3 ngày tiếp theo bạn có thể đánh răng, tuy nhiên hãy mua bàn chải đánh răng mới, khi đánh răng đừng tác động vào khu vực mới nhổ răng khôn. Việc mua bàn chải mới là điều cần thiết vì hạn chế vi khuẩn có hại ở bàn chải cũ tấn công vào khoang miệng gây viêm nhiễm.
  • Vào 1 - 2 ngày đầu đừng súc miệng bằng nước muối sinh lý bởi nước muối dễ làm chậm quá trình lành thương.
  • Nhổ răng khôn xong, cơ thể phản ứng lại với những thay đổi bất ngờ nên sẽ xuất hiện tình trạng sưng má. Lúc này bạn hãy chườm đá bên ngoài má, các dây thần kinh bị tê liệt tạm thời vừa giảm sưng, vừa làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vị trí mới nhổ răng nhưng tuyệt đối không dùng tay hay bất kỳ vật gì chạm vào vết thương. Hành động này dễ gây ra nhiễm trùng cũng như các nguy cơ gây chảy máu trở lại, vết thương lâu lành.
  • Nếu thức ăn mắc lại trên răng, khiến bạn khó chịu hãy dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng tăm nước hãy điều khiển lực nước vừa phải, bên cạnh đó tuyệt đối không được để tia nước bắn vào vết thương.

Nhổ răng khôn nhanh lành bằng công nghệ hiện đại

Muốn cho vết thương mau lành, không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng và sau vài ngày bạn có thể ăn uống bình thường thì quá trình nhổ răng khôn phải diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ đưa răng khôn ra ngoài nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa việc ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh. Hiện nay, các nha khoa đã chuyển sang dùng công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome. Với công nghệ này, các ca răng miệng phức tạp cũng được giải quyết, giúp vết thương sớm lành.

Khi sử dụng máy nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome với tần số dao động vừa phải, chúng bóc tách từng lớp nướu ở khu vực răng khôn mọc ngầm, mọc lệch một cách nhẹ nhàng, không tác động vào dây thần kinh. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể đưa răng khôn ra ngoài, không nhất thiết phải xâm lấn quá sâu vào nướu hoặc xương hàm. Với lượng thuốc gây tê thích hợp và tay nghề bác sĩ vững vàng, bệnh nhân không cảm thấy đau nhức gì trong suốt quá trình nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 6
Nhổ răng khôn nhanh lành bằng công nghệ hiện đại*

Thời gian thực hiện ca tiểu phẫu nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm được rút ngắn. Chỉ tầm 15 - 30 phút, bác sĩ đã loại bỏ hết chân răng khôn, bệnh nhân không cần phải lo lắng quá nhiều. Công nghệ này không chỉ giảm đau mà còn kích thích tái tạo mô mềm, vết thương ở ổ răng khôn sẽ sớm lành. Ưu điểm nổi bật của công nghệ sóng siêu âm Piezotome khi nhổ răng khôn là giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Hiện nay, ở Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn không đau bằng sóng siêu âm Piezotome. Đã có rất nhiều bệnh nhân đến để loại bỏ chiếc răng số 8 đầy phiền phức của mình và hài lòng với dịch vụ của bệnh viện.

Bác sĩ của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn thực hiện nhổ răng khôn theo quy trình chuẩn, trong phòng vô trùng với các dụng cụ đã sát trùng đầy đủ. Nhờ đó mà ổ răng khôn của bệnh nhân được xử lý một cách khéo léo, hạn chế xảy ra biến chứng và giúp vết thương nhanh lành, bệnh nhân ăn uống như bình thường sau vài ngày nhổ răng.

Một vài câu hỏi liên quan khác

Ngoài vấn đề “Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được?” chúng tôi cũng sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi liên quan khi đi nhổ răng khôn như sau:

Nhổ răng khôn bị chảy máu nhiều phải làm gì?

Nhổ răng khôn xong chắc chắn bạn sẽ bị chảy máu, ít hay nhiều còn tùy vào cơ địa và kỹ thuật nhổ răng khôn của bác sĩ. Lúc này bạn hãy cắn chặt miếng gạc y tế mà bác sĩ đã đặt sẵn vào ổ răng khôn để ngăn không cho máu chảy ra nhiều hơn. Khi cục máu đông hình thành thì tình trạng chảy máu sẽ chấm dứt, bởi cục máu đông bịt kín miệng vết thương để ổ răng khôn được ổn định.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được? 7
Nhổ răng khôn mọc lệch sang một bên*

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là gì?

Ổ răng khôn dễ bị nhiễm trùng nếu như bạn không biết cách chăm sóc răng miệng. Khi bạn gặp các dấu hiệu sau đây thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng cần phải tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý:

  • Vết thương không lành lại mà vẫn tiếp tục chảy máu, ở vị trí nhổ răng khôn xuất hiện tình trạng đau nhức nghiêm trọng, thậm chí có cả dịch mủ chảy ra.
  • Bệnh nhân bị đau nhức dữ dội, dù đã trải qua cuộc tiểu phẫu vài ngày nhưng cảm giác này vẫn tiếp diễn và ngày càng nặng hơn.

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì ăn được và chế độ ăn uống phù hợp sau khi nhổ răng khôn đã được Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cung cấp đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được các kiến thức cơ bản về vấn đề nhổ răng khôn. Chúc bạn sớm xử lý nhanh chóng răng số 8 và ăn nhai ổn định, bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu.

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV