Những lưu ý khi niềng răng hàm dưới

Theo dõi: Google New

Thông thường, để chỉnh sửa hàm răng bị lệch lạc, khấp khểnh hay hô móm,...bác sĩ sẽ phải gắn mắc cài ở cả 2 hàm răng mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy nếu chỉ niềng răng hàm dưới có tốt không? Và tiến hành niềng răng 1 hàm như thế nào?

Nhiều khách hàng gửi thư về mục tư vấn của Răng Hàm Mặt Sài Gòn chia sẻ rằng, hàm dưới có những chiếc răng bị xô lệch khiến việc ăn uống gặp khó khăn và cười nói không tự tin. Vậy để dịch chuyển những chiếc răng này về đúng vị trí trên khuôn hàm, liệu có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha 1 hàm được hay không?

Chỉ nên niềng răng hàm dưới khi nào?

Để đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu cho những trường hợp răng sai lệch, hô móm, Bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ niềng răng đồng thời cả 2 hàm. Bởi vì, nếu chỉ niềng răng một hàm có thể dẫn đến sự sai lệch khớp cắn, khiến khuôn hàm mất cân đối.

Những lưu ý khi niềng răng hàm dưới
Nên chỉnh nha từ sớm*

Tuy nhiên, nếu hàm răng trên đều đặn, cung hàm vừa vặn, xương hàm trên và dưới hài hòa với nhau thì việc chỉ niềng răng hàm dưới cũng sẽ đạt được hiệu quả cao. Nói như vậy nghĩa là chúng ta có thể tiến hành chỉnh nha hàm dưới khi hàm răng trên đã đạt được tỉ lệ chuẩn về cả răng, khớp cắn.

Niềng răng hàm dưới có gì khác với niềng răng hàm trên?

Bác sĩ chuyên sâu niềng răng cho hay, chỉnh nha hàm trên phức tạp hơn chỉnh nha hàm dưới bởi hàm dưới dễ quan sát hơn giúp cho thao tác gắn mắc cài, điều chỉnh lực kéo răng và điều chỉnh dây thun dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong trường hợp cần nong rộng xương hàm thì quá trình thực hiện cho hàm dưới sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Dù bạn niềng răng hàm dưới hay hàm trên, kết quả có được như mong muốn hay không? phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ Bác sĩ bởi vì Bác sĩ là người trực tiếp tính toán, và xây dựng phác đồ chỉnh nha phù hợp với tình trạng răng hàm của mỗi người. Vì vậy, khi có dự định niềng răng, các bạn cần phải lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với chuyên gia niềng răng giỏi và quy trình niềng răng tiêu chuẩn để tối ưu hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian chỉnh nha.

Tìm hiểu thêm về: Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu?

Niềng răng hàm dưới bao lâu có kết quả?

Thời gian niềng chỉnh răng hàm dưới phụ thuộc vào tình trạng răng hàm, tuổi tác và khí cụ niềng răng. Nếu thực hiện niềng răng đúng kỹ thuật thì trung bình sẽ mất khoảng 1, 5 – 2 năm để răng về đúng vị trí.

Đối với những trường hợp chỉnh nha hàm dưới, Bác sĩ sẽ chỉ định một trong các loại khí cụ sau:

Niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại là khí cụ chỉnh nha phổ biến mang lại kết quả cao với chi phí tương đối thấp. Đặc biệt, khí cụ này có thể áp dụng hiệu quả cho cả những trường hợp răng hô móm, khấp khểnh, lệch lạc mức độ nặng,...

Những lưu ý khi niềng răng hàm dưới
Mắc cài nắn chỉnh răng hiệu quả*

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại, nhưng tính thẩm mỹ cao hơn hẳn bởi màu sứ tương đồng với màu men răng thật. Quan trọng hơn, sử dụng mắc cài sứ sẽ giúp giảm tối đa lực ma sát, bảo toàn men răng trong suốt quá trình niềng răng.

Niềng răng mặt trong

Hiện nay, khí cụ chỉnh nha mặt trong hay còn gọi là chỉnh nha mặt lưỡi cũng là lựa chọn của đông đảo khách hàng. Khác với mắc cài truyền thống, mắc cài mặt trong được gắn vào bề mặt trong của răng, thế nên người đối diện sẽ không nhận ra bạn đang trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiê, thời gian đầu sử dụng, bạn sẽ cảm thấy phần đầu lưỡi hơi khó chịu vì bị cọ xát với mắc cài.

Mỗi loại khí cụ niềng răng có những ưu điểm riêng, thế nên bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng hàm cụ thể cũng như nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của từng khách hàng để tư vấn loại niềng răng phù hợp.

Niềng răng hàm dưới theo các bước chuẩn

Dù ca niềng răng áp dụng đối với một hàm hay hai hàm thì quá trình thực hiện cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc an toàn. Theo đó, thực hiện niềng răng hàm dưới, Bệnh Viện Răng Mặt Sài Gòn áp dụng quy trình chuẩn nha đạt chuẩn quốc tế với các giai đoạn cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám ban đầu

Thực hiện kiểm tra tình trạng răng miệng tổng thể bao gồm: Mức độ phát triển của xương hàm, nguyên răng sai lệch răng, răng sai lệch như thế nào và ở mức độ nào... để đưa ra hướng xử lý hiệu quả. Bác sĩ sẽ nêu tên và đặc tính cũng như chi phí, thời gian - cách thức thực hiện của các loại niềng răng để người bệnh lựa chọn khí cụ phù hợp nhu cầu, khả năng chi trả của mình. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được kiểm tra răng miệng tổng quát để xem có các vấn đề nào khác không. Nếu có, bác sĩ thực hiện điều trị dứt điểm những bệnh lý này để đảm bảo hàm răng khỏe mạnh trước khi tham gia niềng. 

Bước 2: Nhổ răng

Không phải trường hợp nào khi tham gia niềng răng cũng được chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, phần đông các ca chỉnh nha với người trưởng thành đều phải thông qua giai đoạn này, ngoại trừ răng thưa hoặc người bệnh từng bị mất nhiều răng trước đó. 

Những lưu ý khi niềng răng hàm dưới
Điều trị và làm sạch khoang miệng*

Số lượng răng được chỉ định nhổ bỏ khi niềng răng hàm dưới thường là 2, cũng có nhiều trưởng hợp chỉ nhổ 1 răng. Điều này dựa trên tình trạng mọc lệch, khấp khểnh của răng cũng như mức độ phát triển của xương hàm.

Bước 3: Lấy dấu hàm

Việc lấy dấu hàm diễn ra nhanh chóng thông qua thao tác ấn răng hàm dưới vào mẫu thạch cao. Cùng với các số liệu, kết quả Xquang hàm răng, mẫu hàm được gửi về bộ phận Labo để các kỹ thuật viên thực hiện chế tác mắc cài hay khay niềng phù hợp.

Không phải bệnh nhân nào cũng có mức độ sai lệch và dạng sai lệch răng như nhau. Do đó, việc chế tác mắc cài, khay niềng cũng có sự khác biệt ở mỗi trường hợp bệnh. Bộ khí cụ được chế tác cần đảm bảo đủ lực siết để răng di chuyển, ôm sát răng để không dễ bung tụt hay rớt khỏi răng. 

Bước 4: Thực hiện niềng răng

Hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại chính là bộ khí cụ phổ biến nhất do mang lại hiệu quả, lại có chi phí phải chăng. Rất nhiều trường hợp chỉnh nha sử dụng bộ mắc cài này nên cảm giác e ngại khi phải mang niềng không phải là vấn đề lớn nữa. 

Sau khi làm sạch răng miệng, bác sĩ gắn các mắc cài lên răng và cố định chúng với chất gel dính, hệ thống dây cung được luồn qua các mắc cài tạo sự thống nhất, dây chun được buộc để kết nối các mắc cài với dây cung. Thực hiện xong thao tác gắn bộ mắc cài, bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa mức độ cố định, lực siết của mắc cài với răng. 

Với niềng răng bằng khí cụ khay nhựa tháo lắp, bác sĩ làm sạch răng và gắn khay niềng đầu tiên lên răng. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được giao những khay niềng răng kế tiếp và nhận hướng dẫn tháo lắp, thay khay niềng tại nhà.

Bước 5: Khám chỉnh nha định kỳ

Với niềng răng mắc cài, lịch tái khám thường dày đặc hơn so với sử dụng niềng răng khay nhựa. Bởi bác sĩ phải trực tiếp can thiệp điều chỉnh lực siết của hệ thống khí cụ mắc cài theo từng mức độ di chuyển của răng. Đồng thời, ở những lần thăm khám định kỳ, bác sĩ cũng sẽ làm sạch khoang miệng, kiểm tra những chuyển biến của răng, khớp cắn để đảm bảo kế hoạch điều trị diễn ra thuận lợi.

Niềng răng không mắc cài bằng khay nhựa, tần suất thăm khám thường thưa hơn. Tại đây, người bệnh cũng được kiểm tra hiệu quả di chuyển răng ở mỗi giai đoạn. Sau đó nhận bộ khay niềng của thời gian kế tiếp.

Bước 6: Duy trì răng sau chỉnh nha

Kết thúc việc mang niềng răng là giai đoạn đeo hàm duy trì. Đây chính là công đoạn cuối khá quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình điều trị. Bởi, răng của bạn có thể đã thẳng đều, cải thiện khớp cắn nhưng chúng chưa thực sự ổn định. Đeo hàm duy trì để giúp răng giữ nguyên vị trí sau di chuyển, tạo quán tính cho răng ăn nhai linh hoạt. 

3 lưu ý quan trọng để niềng răng hàm dưới thành công

Niềng răng là phương pháp phổ biến, được áp dụng rộng rãi trên khắp mọi miền. Tuy nhiên, dù được thực hiện bao nhiêu lần, áp dụng cho ai thì nó vẫn là quá trình điều trị phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Do vậy, bạn không nên chủ quan khi tham gia quá trình này. Bên cạnh việc chuẩn bị thời gian, tâm lý, kinh phí, hãy lưu ý các chi tiết quan trọng dưới đây:

Tìm kiếm địa chỉ niềng răng an toàn

Có lẽ bạn cũng biết, rất nhiều ca chỉnh nha không thành công khiến người bệnh không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng chức năng răng. Và họ phải thực hiện niềng răng lại lần 2 để khắc phục điều này. 

Những lưu ý khi niềng răng hàm dưới
Bác sĩ nha khoa am hiểu kiến trúc răng hàm*

Vì vậy, để tránh tình trạng trên xảy ra với mình, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các trung tâm nha khoa, có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân đã từng thực hiện niềng răng hoặc hỏi ý kiến trên các diễn đàn, mạng xã hội để có lựa chọn đúng đắn.

Thực hiện thăm khám đúng lịch hẹn

Đừng chủ quan nghĩ rằng việc tái khám thực hiện khi nào cũng được. Bởi bác sĩ đã có kế hoạch di chuyển răng khoa học. Và để việc điều trị không bị gián đoạn, ảnh hưởng tổng thể kết quả, bạn nên tới nha khoa đúng hẹn. Nếu có việc bận, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để họ sắp xếp lịch hẹn tái khám phù hợp. 

Chế độ ăn uống, vệ sinh khoa học

Việc mang niềng khiến quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn. Bạn cần phải kiêng khem rất nhiều thứ, nhất là giai đoạn đầu khi niềng răng. Hãy cố gắng hạn chế các thức ăn, thức uống gây ảnh hưởng đến niềng răng, không có lợi cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể luôn khỏe.

Việc vệ sinh răng cũng sẽ không dễ dàng như lúc bình thường, song bạn cần đảm bảo loại bỏ các loại sạch các vụn thức ăn khỏi răng. Hãy kiên nhẫn và cẩn trọng trong quá trình vệ sinh để mắc cài không bị bong tụt, đồng thời không làm tổn thương đến lưỡi, nướu.

TÌM HIỂU THÊM VỀ:

Bảng giá chi phí niềng răng chỉnh nha.

Niềng răng hàm dưới có được không và thời gian chỉnh nha hàm dưới mất bao lâu? tùy thuộc vào cả yếu tố khách hàng lẫn chủ quan. Do đó, bạn hãy đến Nha khoa uy tín, trao đổi cụ thể với Bác sĩ chuyên khoa để tìm được giải pháp niềng răng tốt nhất.

Trả lời