Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không?

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (51 bình chọn)

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Thuốc giảm đau được ví như “trợ thủ” của nhiều người khi có tác dụng kiểm soát cơn đau nhức cấp tốc, đem đến sự thoải mái cho bệnh nhân. Vậy mọc răng khôn có dùng thuốc giảm đau được không? Loại thuốc giảm đau nào an toàn với sức khỏe? Cùng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn tìm hiểu những loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều hiện nay và cách dùng thuốc giảm đau đúng đắn nhé!

Sự tồn tại của chiếc răng khôn trên cung hàm đánh dấu bạn đã bước sang giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, chính chiếc răng này lại khiến bạn phải khổ sở từ lúc nó mọc lên. Răng khôn gây khó chịu bạn cần tới nha khoa kiểm tra, tùy vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng đau nhức của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp hoặc nhổ bỏ răng khôn để tránh gây viêm nhiễm.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 1
Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không*

Xác định triệu chứng đau răng khôn

Trước khi nói tới mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không thì hãy tìm hiểu sơ lược về những triệu chứng cho thấy răng khôn đang mọc lên. Răng khôn (răng số 8) chúng thường gây đau đớn nhiều trên cung hàm vì vốn dĩ chúng mọc lên sau cùng, nơi có lớp nướu dày và khó có thể mọc thẳng đứng. Răng khôn mọc lệch hoặc răng mọc ngầm, mọc ngược, làm ảnh hưởng tới xương hàm. Các vấn đề liên quan tới răng khôn luôn trở thành nỗi lo của nhiều người vì hầu như răng khôn sẽ mọc lệch, rất ít trường hợp chúng mọc thẳng.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 2
Xác định triệu chứng đau răng khôn*

Răng khôn nếu như chúng mọc lên dù có bị lệch hay không thì cũng sẽ có một số triệu chứng khác lạ trong khoang miệng. Tình trạng đau nhức sẽ kéo dài nhiều ngày, có khi lên tới 3 - 5 tháng, bởi vì mỗi lần mọc, chiếc răng này chỉ nhô lên một chút, chứ không mọc lên hết một lần. Mọc răng khôn thường có các biểu hiện như sau:

  • Vùng nướu phía trong cùng sưng to bất thường, có cảm giác đau nhức.
  • Bệnh nhân bị sốt, cơn đau lan đến tận tai và đầu.
  • Cơ hàm không vận động linh hoạt được, cứng hàm.
  • Hơi thở có mùi, tình trạng hôi miệng kéo dài.
  • Chán ăn, nuốt nước bọt cũng đau họng.
  • Phần má ở vị trí răng khôn mọc sưng to.

Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu được kể ở trên, bạn hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Sau đó đến nha khoa để được chụp X-quang, xem xét hướng mọc của chiếc răng này và tìm hướng điều trị cụ thể. Tránh trường hợp bị đau nhức quá nhiều, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bạn.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không?

Thông thường, khi xuất hiện triệu chứng đau răng khôn, bệnh nhân sẽ có ý định dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nhiều người đắn đo không biết mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Thật ra, khi bị đau răng khôn, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm sự khó chịu. Bệnh nhân đến phòng khám, bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm để bạn sử dụng tại nhà.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 3
Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau*

Sử dụng thuốc giảm đau răng khôn phải cẩn thận, không được tự ý dùng với liều lượng cao. Một số người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thuốc, không nên sử dụng vì dễ dẫn tới hiện tượng sốc thuốc, nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh đó, những ai đang mắc bệnh nền về tim mạch, thận, phụ nữ mang thai,... thì việc dùng thuốc còn phải thận trọng hơn rất nhiều. Vì các loại thuốc giảm đau có tồn tại tác dụng phụ, khi sử dụng đúng liều lượng với thể trạng sức khỏe ổn định thì không sao. Nhưng ngược lại, bệnh nhân có sức khỏe không đảm bảo thì dễ gặp một số vấn đề không mong muốn.

Những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau răng khôn thì cứ sử dụng. Vì bác sĩ đã tính toán lượng thuốc giảm đau vừa phải, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ kiểm soát được cảm giác đau nhức trong khoang miệng.

Một số loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả

Bạn đã biết “Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không?” rồi. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về 4 loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều và đem đến hiệu quả giảm đau tốt. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn vẫn phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, tránh lạm dụng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Cái tên xuất hiện đầu tiên khi nói tới thuốc giảm đau chính là Paracetamol. Công dụng của sản phẩm đó là hạ sốt, làm giảm cơn đau do răng khôn, viêm nhiễm gây ra. Cách sử dụng là uống trực tiếp 1 - 2 viên tùy vào chỉ định của bác sĩ cũng như mức độ đau nhức.

Mặc dù Paracetamol có thành phần khá lành tính, tuy nhiên thì bạn cũng không được lạm dụng nó nhiều lần với tần suất quá dày trong một ngày. Chú ý khoảng cách giữa hai lần uống ít nhất 4 giờ đồng hồ, không được dùng liên tục sẽ xảy ra hiện tượng sốc thuốc.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 4
Thuốc giảm đau paracetamol*

Thuốc Dorogyne

Mặc dù không quá phổ biến như Paracetamol, tuy nhiên thì loại thuốc này cũng được sử dụng trong các trường hợp như viêm nhiễm trong khoang miệng, viêm lợi, viêm nha chu, mọc răng khôn, nhổ răng khôn,... Thành phần chính của Dorogyne là Metronidazol và Spiramycin base, có công dụng giảm đau tức thì.

Mỗi lần uống 1 - 2 viên, dĩ nhiên sử dụng Dorogyne phải theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng phù hợp với cân nặng, lứa tuổi, tránh trường hợp bị kích ứng do dùng thuốc quá liều.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 5
Thuốc giảm đau dorogyne*

Thuốc giảm đau Ibuprofen

Cũng tương tự như nhiều loại thuốc giảm đau khác, Ibuprofen có khả năng giảm đau nhanh chóng đối với các trường hợp đau răng khôn, viêm nhiễm, đau cơ, đau bụng,... Sử dụng 1 viên Ibuprofen thôi là bạn đã có thể kiểm soát được tình trạng đau do mọc răng khôn. Thời gian sử dụng thuốc giữa các lần uống ít nhất là 6 giờ.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 6
Thuốc giảm đau Ibuprofen*

Thuốc hỗ trợ giảm đau Alaxan

Alaxan có khả năng giảm đau hiệu quả vì trong thành phần có chứa Paracetamol và Ibuprofen. Bệnh nhân bị đau răng khôn có thể dùng thuốc để kiểm soát cơn đau, ngăn chặn cơn đau nhức lan tới vùng đầu và thái dương. Sử dụng thuốc Alaxan bằng cách uống trực tiếp, thường thì chỉ cần 1 viên cơn đau nhức đã giảm. Mỗi ngày sử dụng 3 - 4 lần, nhưng để chắc chắn hãy nghe theo chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 7
Thuốc hỗ trợ giảm đau Alaxan*

Các loại thuốc được nêu ra ở trên đều có khả năng làm giảm cơn đau cấp tốc. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nhanh chóng sau khi sử dụng thuốc giảm đau. Chính điều này đã khiến cho một số người chủ quan, dùng thuốc mà không đọc kỹ hướng dẫn, phớt lờ những khuyến cáo của bác sĩ, thế nên đã gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

Chúng tôi xin nhắc lại rằng, tất cả các thông tin về thuốc giảm đau mà bài viết cung cấp đến bạn chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, hãy đến nha khoa uy tín, kiểm tra tình trạng răng khôn mọc, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc điều trị và sử dụng thuốc giảm đau.

Các lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng khôn

Như đã nói, bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nếu bệnh nhân sử dụng không đúng liều lượng cho phép. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốc thuốc, kích ứng, phải nhập viện gấp do mắc sai lầm trong việc uống thuốc giảm đau. Dưới đây là các lưu ý khi dùng thuốc giảm đau bạn cần quan tâm:

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 8
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng khôn*
  • Kiểm tra thật kỹ hạn sử dụng của thuốc giảm đau.
  • Thuốc giảm đau không phải là thuốc điều trị bệnh, bạn chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn mà thôi. Nếu sau 7 ngày cơn đau nhức vẫn tiếp diễn bạn hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.
  • Đối với các trường hợp dùng thuốc giảm đau mà không có tác dụng gì, cơn đau nhức vẫn diễn ra thì bạn ngừng dùng thuốc, đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
  • Trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện dị ứng (nếu có) để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu kiểm tra trong thành phần có chất mà cơ thể bị dị ứng.
  • Nếu bệnh nhân dùng thuốc mà có dấu hiệu như chóng mặt, khó thở, buồn nôn, ngứa ngáy, phù nề, hoa mắt,... thì dừng ngay, đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe.
  • Dù có quá đau đớn thì bạn cũng không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Việc mua thuốc bên ngoài và không tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ chứa nhiều rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Răng khôn mọc lên gây ra nhiều sự thay đổi về sức khỏe, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn cũng cần ưu tiên ăn uống hợp lý. Hãy bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.
  • Răng khôn mọc lên cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi, vì thế bạn phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya hoặc làm việc nặng sẽ làm cho cơn đau dữ dội hơn.

Vệ sinh răng miệng khi răng khôn mọc như thế nào?

Chiếc răng khôn mọc lên khiến cho nhiều người phải sử dụng thuốc giảm đau thì có thể thấy rằng cơn đau này không hề nhẹ một chút nào. Răng khôn mọc lên không đúng vị trí còn dễ làm xô lệch hàm, ảnh hưởng tới vẻ đẹp và chức năng ăn nhai của toàn hàm răng. Bên cạnh đó, răng khôn khi mọc lên còn khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp trở ngại, do bệnh nhân không thể há miệng to được. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng khi răng khôn mọc lên gây đau nhức.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 9
Vệ sinh răng miệng khi răng khôn mọc*
  • Bạn vẫn đánh răng mỗi ngày, nhưng dùng bàn chải nhỏ, lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, từ ngoài vào trong.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức giảm bớt, vi khuẩn tồn đọng được loại bỏ, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước với lực vừa phải, không được tác động mạnh vào khu vực răng khôn mọc.
  • Không được sờ tay quá nhiều lần vào răng khôn đang mọc lên, điều này sẽ dễ khiến cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào răng gây ra viêm nhiễm.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Bạn được phép sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau nhức do răng khôn mọc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, muốn thoát khỏi cơn đau do răng khôn mọc bạn cần tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, bác sĩ chụp X-quang, kiểm tra hướng mọc của răng khôn rồi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV