Răng số 7 có mấy ống tủy? Trên cung hàm, mỗi chiếc răng đều được giao phó một nhiệm vụ riêng. Đối với răng số 7, nó đóng vai trò nhai thức ăn nên cần phải chú trọng nhiều hơn. Việc tìm hiểu răng số 7 có mấy ống tủy là để phục vụ cho việc điều trị sau này nếu răng số 7 mắc một số bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm tủy,...
Răng số 7 chỉ mọc lên một lần, chúng tồn tại và hỗ trợ bạn ăn nhai ổn định lâu dài. Bệnh nhân chỉ quan tâm nhiều tới chiếc răng này nếu chúng gặp một số tổn thương không mong muốn như đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Thay vì để xảy ra những trường hợp như thế, tại sao bạn không tìm hiểu cấu trúc của chiếc răng này và bảo vệ chúng bằng các biện pháp như vệ sinh răng miệng, tạo ra thói quen ăn nhai tốt ngay từ đầu?
Nội Dung Bài Viết
Răng số 7 là răng nào?
Răng số 7 nằm trong bộ 3 răng hàm có vai trò nhai thức ăn chính trong cung hàm. Hay nói cách khác răng số 7 rất quan trọng và chỉ mọc lên một lần trong suốt cuộc đời của mỗi người. Trên cung hàm nếu mọc đầy đủ sẽ có 4 chiếc răng số 7, đối xứng ở hai hàm trên - dưới. Vì đây là răng vĩnh viễn nên mỗi người phải có chế độ chăm sóc thích hợp, tránh làm hư hỏng bởi chúng không có khả năng tự tái sinh hay thay mới.
Trong sơ đồ răng, răng số 7 nằm ở giữa hai răng cối số 6 và 8. Những người nào không mọc răng số 8 (răng khôn) thì răng số 7 nằm ở vị trí cuối cùng. Nếu gặp vấn đề với chiếc răng số 7 thì bạn hãy tới nha khoa để kiểm tra và xử lý. Đừng để lâu sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng.
Răng số 7 có mấy ống tủy?
Răng số 7 là răng cối lớn, cho nên hình dáng cũng như kích thước của chiếc răng này sẽ to hơn các răng khác. Vậy thì răng số 7 có mấy ống tủy? Chiếc răng số 7 thuộc nhóm răng có nhiều chân, có 3 ống tủy. Theo nghiên cứu, thông thường răng số 7 có hai chân, hoặc nhiều hơn tùy vào cơ địa của mỗi người. Chính vì có nhiều chân, nhiều ống tủy nên khi bị tổn thương, răng số 7 khó điều trị hơn so với những răng khác. Thêm vào đó, vì xuất hiện ở vị trí sát trong cung hàm, việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại, răng số 7 dễ bị sâu, viêm tủy. Cho nên biết được răng số 7 có mấy ống tủy sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị các bệnh lý phát sinh ở chiếc răng này.
Các vấn đề thường gặp ở răng số 7
Như đã nói, răng số 7 là răng cối đóng vai trò nhai nhuyễn thức ăn, thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm và có vị trí mọc sâu bên trong. Cho nên răng số 7 dễ gặp một số vấn đề như sau:
Bị sâu răng
Các mảng bám thức ăn tích tụ nhiều ở răng số 7 vì chúng đóng vai trò nhai thức ăn. Trong khi đó, bạn không linh hoạt trong việc đánh răng, bàn chải chưa làm sạch được hết mảng bám sau mỗi lần ăn uống. Cứ như thế chúng tồn đọng lâu ngày, hình thành ổ vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng, gây ra bệnh sâu răng. Thoạt đầu, bạn chỉ thấy những mảng bám màu vàng, sau đó chúng chuyển dần qua màu đen, trên thân răng xuất hiện các đốm li ti. Nếu như không dọn sạch ổ sâu răng kịp thời thì vi khuẩn dễ tràn vào làm hỏng tủy răng. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
Việc sử dụng răng số 7 để cắn nhai các thực phẩm quá cứng, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nứt vỡ răng. Lúc này, buồng tủy sẽ bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tràn vào gây viêm nhiễm.
Ảnh hưởng từ răng khôn mọc lệch
Răng số 7 là chiếc răng bị ảnh hưởng đầu tiên nếu răng khôn mọc lệch. Răng khôn sẽ tác động vào răng số 7, khiến chiếc răng này có nguy cơ bị hỏng cấu trúc răng. Ngoài ra, răng số 7 và răng khôn tạo ra một khe hở, thức ăn dễ bị mắc lại, phát triển thành sâu răng.
Mất răng số 7 có cần phải trồng lại không?
Chúng tôi đã nhắc rất nhiều lần về tầm quan trọng của chiếc răng số 7 trên cung hàm. Đây là chiếc răng đóng vai trò ăn nhai chính, nếu răng số 7 mất sớm, áp lực sẽ dồn vào hai răng cối số 6 và số 8. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc răng số 8 thẳng hàng, bởi răng số 8 mọc lên rất dễ bị lệch, buộc phải nhổ bỏ. Cho nên hầu như khi ăn nhai, răng hàm số 6 và 7 thường sẽ đóng vai trò chủ chốt hơn.
Mất răng số 7, bạn nên trồng lại chiếc răng mới, bởi chúng không thể tự tái sinh. Bên cạnh đó, việc mất răng lâu ngày sẽ làm cho chức năng ăn nhai suy yếu. Vì răng số 7 khá to, có nhiều chân răng nên khi mất đi sẽ tạo ra một khoảng trống lớn, thức ăn dễ mắc lại gây ra viêm nhiễm, sâu răng và hôi miệng.
Răng số 7 mất sớm còn gây ra hiện tượng tiêu xương hàm, làm hóp má, suy giảm sức khỏe răng miệng. Cho nên trồng lại răng số 7 là điều cần thiết trong trường hợp này. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp trồng răng, nếu bạn chỉ mất một chiếc răng số 7 thôi thì nên lựa chọn kỹ thuật cấy ghép implant.
Phương pháp trồng implant tức là cấy một trụ răng giả, thay thế cho chân răng. Trụ răng này có khả năng tích hợp tốt với xương hàm, nó tồn tại ổn định và ngăn chặn tiêu xương hàm. Đợi khi trụ răng đã tích hợp hoàn toàn, bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng rồi gắn Abutment và lắp răng sứ lên trên. Như vậy, răng số 7 đã được khôi phục, với răng implant bệnh nhân ăn nhai như răng thật. Tuổi thọ của răng implant cũng cao, bệnh nhân chăm sóc tốt và đảm bảo không có lực tác động từ bên ngoài thì nó có thể tồn tại suốt đời mà không cần phải thay mới.
Ngoài phương pháp trồng răng implant thì còn một số kỹ thuật trồng răng số 7 khác như làm cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp. Nhưng hai kỹ thuật này không được đánh giá cao vì làm cầu răng sứ buộc phải xâm lấn vào răng tự nhiên. Còn răng giả tháo lắp cho răng số 7 không khả thi, vì chúng không đảm bảo chức năng ăn nhai, dễ rơi ra bất ngờ và không giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp trồng răng implant. Vì điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Bệnh nhân bị bệnh tim mạch, máu khó đông, hoặc bị bệnh nền đang dùng thuốc thường xuyên, sức khỏe không đảm bảo để trải qua cuộc phẫu thuật trồng implant. Thì bác sĩ sẽ đề xuất các phương án trồng răng khác như làm cầu răng sứ. Dĩ nhiên, muốn làm cầu răng sứ bệnh nhân phải có răng số 8 mọc thẳng và răng số 6 khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ.
Chăm sóc răng số 7 như thế nào?
Vì răng số 7 dễ gặp phải nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm,... cho nên mỗi người phải tự thiết lập cho bản thân chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, chú trọng vệ sinh răng số 7 thật tốt nhằm loại bỏ hết các mảng bám, ngăn chặn vi khuẩn tồn đọng gây ra bệnh sâu răng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách chăm sóc răng số 7 cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt, giảm thiểu các bệnh không mong muốn.
Kiểm tra răng khôn
Răng số 7 nằm bên cạnh răng khôn (răng số 8), cho nên bạn phải luôn kiểm tra xem thử bản thân đã mọc răng khôn hay chưa. Nếu có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn tiếp tục kiểm tra răng có mọc đúng hướng không. Trong trường hợp nó mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào răng số 7 thì phải xử lý ngay. Bạn đến nha khoa để bác sĩ chụp X-quang và nhổ bỏ kịp thời. Bởi nếu để lâu, răng khôn sẽ làm ảnh hưởng tới răng số 7, làm hỏng chân răng, gây đau nhức.
Đã có nhiều trường hợp răng số 8 tác động lên răng số 7, khiến cho cả 2 chiếc răng bị sâu, hư tủy, buộc phải điều trị tủy. Thậm chí còn làm hỏng 2 răng, phải nhổ bỏ, gây ra nhiều phiền toái trên cung hàm và khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm.
Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống mỗi ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của mỗi người. Bởi vì hàm răng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm, bạn phải chủ động thay đổi thói quen ăn uống nhằm bảo vệ hàm răng lâu dài. Để phòng tránh bệnh sâu răng, bạn hãy hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều gia vị.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn nhai thực phẩm quá cứng, mặc dù răng số 7 có kích thước to nhưng chúng cũng không thể chịu được áp lực quá lớn. Việc cắn nhai đồ cứng thường xuyên dễ làm cho răng bị gãy vỡ bất ngờ.
Thay vào đó, bạn bổ sung vào thực đơn của bản thân các món ăn giàu canxi, vitamin, sắt,... để răng khỏe mạnh hơn. Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm làm từ sữa.
Vệ sinh răng miệng
Ngoài việc chú trọng vào chế độ ăn uống mỗi ngày thì bạn còn phải biết cách vệ sinh răng miệng để loại bỏ những tác nhân gây hại như sau:
- Sử dụng bàn chải có lông mềm và dễ len lỏi vào sâu trong ngóc ngách của hàm răng. Lấy lượng kem đánh răng vừa đủ, dùng kem đánh răng lành tính, đánh răng theo chiều dọc, để bàn chải góc 45 độ và chải răng nhẹ nhàng nhằm loại bỏ hết mảng bám tồn đọng.
- Lật bàn chải đánh răng lại, loại bỏ vi khuẩn ở lưỡi.
- Sử dụng nước súc miệng để nâng cao hiệu quả làm sạch khoang miệng, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
- Nên sắm thêm máy tăm nước để làm sạch răng tốt hơn ở những vị trí mà bàn chải chưa xử lý triệt để. Bạn dùng máy tăm nước ở răng số 7 sẽ đánh bay các mảng bám tồn đọng trên thân răng, giảm thiểu nguy cơ bị sâu răng.
Lấy cao răng định kỳ
Có một sự thật là dù bạn có vệ sinh răng miệng kỹ càng đến đâu thì trên răng vẫn sẽ hình thành mảng bám. Nếu như để lâu, mảng bám sẽ bị vôi hóa và xuất hiện cao răng bám dính chắc chắn trên răng của bạn. Lúc này, đánh răng thôi thì chưa thể loại bỏ được cao răng, bạn phải tới nha khoa để lấy cao răng định kỳ. Bác sĩ sử dụng máy cạo vôi răng hiện đại sẽ đánh bay mảng bám cứng đầu, trả lại cho bạn hàm răng trắng đẹp, ngăn chặn vi khuẩn tấn công răng số 7.
Răng số 7 có mấy ống tủy và cách chăm sóc răng số 7 đạt chuẩn đã được chúng tôi giải đáp rõ ràng. Bạn đang gặp vấn đề về chiếc răng số 7 hãy tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, điều trị, giảm thiểu nguy cơ bị mất răng làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.