Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Nghiến răng là một thói quen khiến nhiều người khổ sở tìm cách giải quyết. Vì nó không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm phiền tới những người xung quanh bởi âm thanh phát ra cực kỳ khó chịu. Tìm hiểu nghiến răng thiếu chất gì để bổ sung là điều cần thiết để bạn loại bỏ tật nghiến răng.
Những ai đang bị bệnh nghiến răng khi ngủ muốn biết cách khắc phục thì đừng bỏ qua nội dung mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Việc loại bỏ tật nghiến răng sớm sẽ bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối đa, ngăn ngừa tình trạng mòn men răng, răng lung lay, gãy rụng sớm.
Nội Dung Bài Viết

Bệnh nghiến răng khi ngủ là gì?
Nghiến răng là biểu hiện khi hàm răng trên và hàm răng dưới cọ xát với nhau, thường xảy ra ở răng cối. Trẻ em thường mắc bệnh này nhiều hơn người trưởng thành. Nói như thế không có nghĩa người lớn không mắc bệnh nghiến răng. Thật ra, người lớn vẫn nghiến răng do thói quen, đặc biệt nghiến răng thường xuất hiện trong những giấc ngủ đêm hoặc người bệnh bị kích thích, áp lực do cảm xúc.
Đối với trẻ em, bố mẹ thường khó phát hiện ra tình trạng này vì đa số trẻ nghiến răng vào ban đêm. Hầu hết tình trạng nghiến răng sẽ dần mất đi khi bé lớn lên, nhưng một vài trường hợp nghiến răng vẫn duy trì như một thói quen khó loại bỏ làm ảnh hưởng tới hàm răng. Tình trạng nghiến răng ở mỗi người là không giống nhau, âm thanh phát ra khi nghiến răng còn làm cho những người bên cạnh tỉnh giấc. Trẻ em gặp phải bệnh nghiến răng sẽ gây nguy hiểm hơn vì lớp men răng còn mỏng, nguy cơ gãy rụng răng sớm.
Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì?
Nghiến răng gây ra rất nhiều phiền toái, việc tìm hiểu về căn bệnh này và xem xét hướng điều trị là điều nên làm. Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nghiến răng khi ngủ là do thiếu hụt những chất dưới đây:
Thiếu vitamin D3, K2
Vitamin D3 là một chất có vai trò chuyển canxi vào xương, cơ chế này chỉ hoạt động tốt khi có thêm vitamin K2. Như vậy hai loại vitamin này đóng vai trò mật thiết đối với chất lượng xương và răng. Nếu như thiếu hụt Vitamin D3, K2 thì răng của trẻ sẽ mọc chậm và yếu hơn, bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng nghiến răng vào ban đêm.
Thiếu canxi
Ngoài hai loại vitamin được kể ở trên thì nghiến răng còn xảy ra do thiếu hụt canxi. Đây là thành phần cấu thành răng và xương, cơ thể có đầy đủ canxi thì những bộ phận này mới phát triển tốt được. Bổ sung canxi cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, làm tăng sức đề kháng, loại bỏ những bệnh lý răng miệng phát sinh.
Ngược lại, người bị thiếu hụt canxi thường sẽ gặp một vài vấn đề không mong muốn. Đặc biệt trẻ em thiếu canxi sẽ bị chậm lớn, còi xương, lớp men răng yếu, dễ xảy ra hiện tượng nghiến răng.
Các nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng nghiến răng
Ngoài lý do thiếu chất dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ thì còn có một vài nguyên nhân nữa gây ra hiện tượng này đó là:
- Xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống mà không thể giải tỏa được.
- Tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng tới việc nghiến răng khi ngủ.
- Stress, lo âu quá mức cũng sẽ gây ra tình trạng nghiến răng và một số vấn đề không mong muốn khác.
- Một số trường hợp còn liên quan tới yếu tố di truyền, khiến nhiều người mắc phải tình trạng nghiến răng.
Những cách khắc phục tình trạng nghiến răng
Bạn đã biết nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì rồi, để khắc phục tình trạng này, ngoài việc bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt cho cơ thể. Bạn cũng cần phải biết thêm những cách khắc phục được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo để có được một hàm răng khỏe mạnh.
Nghiến răng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống ăn nhai, tình trạng này kéo dài làm cho mặt nhai bị mòn, lớp men răng bị lộ ra nhiều. Điều này đã khiến cho hàm răng bị nhạy cảm, hậu quả là gây đau nhức hàm, thậm chí cảm giác đau còn lan tới tai và đầu.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này thì phải tìm hiểu kỹ. Vì ngoài thiếu chất ra nó còn liên quan tới cân nặng, khớp cắn, tư thế ngủ của mỗi người. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đang trong trạng thái stress thì khi ngủ cũng hay nghiến răng. Muốn điều trị dứt điểm tật nghiến răng, bạn cần phải thăm khám ở nha khoa uy tín, bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án giải quyết hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng thêm những cách khắc phục tình trạng nghiến răng được tổng hợp ở phần sau:
Duy trì cân nặng hợp lý
Theo một số kết quả nghiên cứu được, nếu bị thừa cân béo phì sẽ dễ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Bạn nên hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao, giúp cho tinh thần thư thái, giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết vào các bữa ăn hằng ngày
Bạn biết được nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì thì bây giờ hãy chủ động bổ sung những dưỡng chất cần thiết đó vào bữa ăn hằng ngày. Bạn ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, trái cây có nhiều vitamin, tốt cho sức khỏe. Những loại hoa quả nhiều màu sắc sẽ sản sinh ra chất chống oxy hóa, làm tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp cho bạn dễ ngủ.
Đối với những người thường xuyên gặp stress, xuất hiện tình trạng nghiến răng thường xuyên khi ngủ hãy thử uống trà hoa cúc, trà sen,... hỗ trợ cho giấc ngủ được sâu hơn, giảm stress và hạn chế nghiến răng.
Tránh những thực phẩm không tốt
Những ai có dấu hiệu nghiến răng khi ngủ thì nên tránh các loại thực phẩm cay nồng, món ăn có nhiều gia vị. Bởi vì những thực phẩm này dễ làm cơ thể tăng sự stress, đau đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm uống cà phê, nước tăng lực,... Vì chúng có chứa Cafein, nếu dùng nhiều sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, xuất hiện tình trạng nghiến răng nhiều hơn.
Sử dụng thuốc
Đối với những người xuất hiện tình trạng nghiến răng quá nặng, việc sử dụng thuốc là điều tất yếu để giải quyết nhanh chóng vấn đề này. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà phải đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Thật ra, không có loại thuốc nào đặc trị riêng cho tật nghiến răng. Mà nó chỉ hỗ trợ làm giảm sự căng cơ quá mức do bệnh này gây ra. Ngoài ra, bác sĩ còn kê thêm một vài loại thuốc chống sự lo lắng trong thời gian dài, nhằm kiểm soát chất lượng giấc ngủ, hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ. Việc dùng thuốc cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ để không xảy ra các vấn đề như sốc thuốc, kích ứng gây nguy hiểm tới tính mạng.
Can thiệp nha khoa kịp thời
Can thiệp nha khoa kịp thời cũng là cách giúp bảo vệ hàm răng của bạn tránh các tác hại không mong muốn đến từ tật nghiến răng khi ngủ. Một trong số đó chính là việc sử dụng máng chống nghiến răng để hạn chế sự mài mòn, bảo vệ hàm răng lâu dài.
Các loại máng nghiến răng đạt chuẩn có tác dụng điều chỉnh sự vận động của hàm, từ đó đẩy lùi tật nghiến răng. Bạn có thể yên tâm về chất liệu của máng nghiến răng, nó làm từ vật liệu mềm, an toàn và lành tính với con người. Bạn nên chọn phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ lấy dấu hàm và chế tác máng chống nghiến răng thích hợp, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn hàm.
Lời khuyên bác sĩ đưa ra cho những bệnh nhân có tật nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là một biểu hiện vô thức, người bệnh hầu như không nhận biết được nếu không được những người xung quanh nói lại. Hoặc có cảm giác đau nhức hàm mỗi khi ngủ dậy do ma sát quá mạnh ở hai hàm trên và dưới. Dù biết tật nghiến răng xuất hiện do nguyên nhân thiếu chất đi nữa bạn vẫn phải tới nha khoa để làm một số xét nghiệm liên quan, từ đó mới đưa ra kết luận chuẩn xác và tìm hướng giải quyết hiệu quả. Nhiều người cho biết rằng họ có thể tự khắc phục tình trạng này nhờ vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Trong phần cuối của bài viết, hãy cùng tham khảo những lời khuyên được bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đưa ra dành cho người có tật nghiến răng khi ngủ.
- Dành nhiều thời gian hơn cho những môn thể thao thư giãn đầu óc. Đặc biệt những ai đang bị stress vì công việc cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh trường hợp áp lực đè nặng. Bạn tự quản lý cảm xúc của bản thân, cân bằng cuộc sống bằng việc vui chơi giải trí. Hoặc đến gặp bác sĩ nếu như gặp phải vấn đề rối loạn lo âu, có những dấu hiệu của trầm cảm, gây mất ngủ trong thời gian dài hoặc nghiến răng trong vô thức ngày càng nặng thêm.
- Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều người nghiến răng. Vậy nên thay vì lạm dụng thuốc, bạn hãy tập cho bản thân thói quen tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày, sử dụng chăn đệm êm ái và phòng ngủ trang trí đẹp mắt, gọn gàng, sạch sẽ.
- Đeo máng nghiến răng đúng cách, thường xuyên khi ngủ để bảo vệ hàm răng khỏi các tác động quá mạnh từ việc cọ xát hai hàm răng.
- Những người có tật nghiến răng khi ngủ cũng cần loại bỏ thói quen dùng chất kích thích như cà phê đậm đặc, thuốc lá, bia rượu,... Bởi những chất này làm cho nhịp tim đập nhanh, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, khó vào giấc ngủ, khi ngủ có hiện tượng nghiến răng.
- Đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm. Chia sẻ cụ thể với bác sĩ về những triệu chứng mà bản thân gặp phải như tật nghiến răng. Người có chuyên môn sẽ yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm và kết luận lý do bạn bị nghiến răng. Nếu tật nghiến răng xảy ra do thiếu chất thì bác sĩ sẽ tư vấn để bạn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Cách khắc phục tình trạng nghiến răng như thế nào? Tất cả đã được bài viết của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn chia sẻ cụ thể. Hy vọng những ai đang mắc phải tật nghiến răng sẽ nhanh chóng điều trị dứt điểm, có một giấc ngủ ngon và gìn giữ sức khỏe răng miệng dài lâu.