Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?

Theo dõi: Google New

Răng khôn là răng mọc trong cùng và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm khiến việc vệ sinh răng miệng và ăn uống gặp nhiều khó khăn. Và do nằm ở vị trí đặc thù, thế nên chiếc răng này rất dễ bị sâu răng tấn công. Vậy khi răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám sẽ ngăn chặn được bệnh lý lây lan?

Sâu răng gây ra cảm giác đau nhức và làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng. Vị trí thường bị sâu răng tấn công chính là chiếc răng khôn bởi chúng nằm sâu bên trong hàm, nên việc vệ sinh không được bảo đảm như những chiếc răng khác trên khuôn hàm.

Nguyên nhân gây sâu răng khôn bạn nên biết

Răng khôn bị sâu - một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, đặc biệt là ở người trưởng thành. Răng khôn là 4 chiếc răng mọc muộn, cuối cùng và thường mọc lệch, khó vệ sinh. Điều này gây nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các vấn đề khác tăng cao.
Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Răng khôn dễ bị sâu*

So với các răng khác, răng số 8 có vẻ như dễ bị sâu hơn. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng khôn, trong đó, phổ biến nhất là:

Vị trí mọc của răng khôn

Răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc thiếu chỗ. Điều này làm cho việc vệ sinh răng miệng ở khu vực này trở nên khó khăn, thức ăn dễ bị mắc kẹt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém Khi bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, mảng bám và cao răng sẽ tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột và ít rau xanh cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Các thực phẩm này chứa nhiều đường và tinh bột, là nguồn thức ăn lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng.
 
Thực tế cho thấy, quá trình mọc răng khôn thường không được nhiều người để tâm. Cũng chính vì thế mà khi răng khôn bị sâu, người bệnh gặp phải các triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng quá trình ăn uống thì mới tiến hành thăm khám và phát hiện sâu răng. Theo nha sĩ, bạn cần phải áp dụng các bệnh pháp phòng ngừa sâu răng khôn để tránh răng này bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng lân cận. 
Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Đau nhức khi mọc răng khôn*
  • Thăm khám răng miệng định kỳ: Bạn nên đi khám răng miệng ít nhất 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, bao gồm cả sâu răng khôn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần chải răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần 2 phút và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột và tăng cường ăn rau xanh.
Nếu bạn bị sâu răng khôn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Tùy theo mức độ sâu răng, bác sĩ có thể chỉ định giải pháp xử lý phù hợp. 

Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám?

Dựa vào tình trạng cụ thể của chiếc răng khôn đang mọc mà bác sĩ sẽ đưa ra một sự chỉ định răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám một cách phù hợp như sau:

Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Răng khôn gây nhiều biến chứng*

Trám răng khôn

Răng khôn hàm trên bị sâu nhẹ nhưng mọc thẳng thì chỉ cần trám bít lỗ bị sâu lại để ngăn không cho vết sâu lây lan sang những chiếc răng liền kề hoặc ăn sâu vào tủy. Tuy nhiên, khi vết sâu đã lan rộng, ăn sâu vào trong tủy tạo thành hố lớn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe cho toàn hàm.

Nhổ răng khôn

Bên cạnh trường hợp răng khôn bị sâu nặng và đã ăn sâu vào tủy thì khi những chiếc răng khôn vừa bị sâu vừa mọc lệch, chúng ta cũng nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Bởi vì, chiếc răng khôn mọc sai vị trí có thể mọc đâm ngang sang chân của răng lân cận, khiến chiếc răng này có nguy cơ rụng sớm.

Giữa rất nhiều cơ sở nha khoa, liệu đâu mới là địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn? Nếu bạn gặp phải các vấn đề về răng khôn hoặc có nhu cầu nhổ bỏ răng này thì đừng bỏ qua: ĐỊA CHỈ NHỔ RĂNG KHÔN TỐT VÀ UY TÍN

Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định cụ thể sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng hàm và mức độ sâu răng của mỗi người. Do đó, bạn hãy đến nha khoa thăm khám để được tư vấn giải pháp khắc phục sâu răng khôn hiệu quả nhé!

Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Sâu răng khôn được khuyên nên nhổ*

Bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu có được không?

Đối với những trường hợp bị sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hàn trám bằng vật liệu Composite để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn khiến răng sâu nặng hơn. Tuy nhiên, vật liệu trám nhanh bị bong vỡ và đổi màu, thế nên bác sĩ khuyên chúng ta nên bọc sứ cho răng sâu để bảo đảm an toàn cho chiếc răng một cách lâu dài.

Hơn nữa, hàn trám chỉ áp dụng hiệu quả cho tình trạng khoang sâu nhỏ và nếu không vệ sinh khoang miệng đúng cách thì sâu răng sẽ tái phát trở lại. Ngược lại, nếu bọc sứ, chúng ta sẽ kiểm soát được vấn đề sâu răng lâu dài và củng cố thêm độ bền chắc cho hàm răng.

Đối với răng hàm bị sâu, bạn có thể sử dụng răng sứ Titan để phục hình bởi vì độ bền của mẫu răng sứ này tương đối cao. Thêm vào đó, phần răng hàm không yêu cầu thẩm mỹ nhiều, thế nên không nhất thiết chúng ta phải bọc sứ toàn sứ.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?

Răng khôn bị sâu ngoài việc đau nhức còn chứ nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chính bởi vậy, việc nhổ bỏ những chiếc răng này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến khuôn hàm mà còn "đẩy lui" mối nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Khi khuyết thiếu răng khôn trên khuôn hàm, bạn vẫn có thể ăn nhai như bình thường. Chính bởi vậy, các bạn không cần phải lo lắng nếu bác sĩ chỉ định phải nhổ bỏ răng khôn bị sâu, bị bệnh.

Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Quy trình nhổ răng khôn*

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng việc nhổ răng khôn tác động đến nướu, hãy tham khảo ngay: PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG ĐAU.

Tuy nhiên, vì răng khôn nằm ở vị trí có nhiều dây thần kinh nên khi tiểu phẫu cần hết sức cẩn trọng và chính xác. Và chỉ đến với những nha khoa uy tín bạn mới được đảm bảo về độ an toàn trong quá trình nhổ răng khôn.

Công nghệ nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn, nhanh chóng

Như bạn cũng đã biết, việc nhổ răng khôn cần tiến hành xâm lấn tới vùng nướu để bóc tách và gắp bỏ chân răng ra ngoài nên đòi hỏi cao về kỹ thuật so với các răng khác. Do đó, lựa chọn địa chỉ nhổ răng an toàn, chất lượng rất quan trọng.
 
Hiện nay, nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đã thực hiện thành công và được đánh giá cao dịch vụ nhổ răng khôn không đau với thiết bị gây tê hiện đại. Quá trình nhổ răng khôn tại đây còn được tiến hành bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trong điều kiện vô trùng chuẩn, đảm bảo an toàn và mang đến dịch vụ điều trị êm ái.
 
Dental Vibe là thiết bị gây tê của Mỹ, được Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sử dụng độc quyền tại Việt Nam trong quá trình nhổ răng khôn. Thiết bị này hoạt động bằng cách tạo ra các rung động tần số thấp, tác động lên vùng nhổ răng. Rung động từ thiết bị Dental Vibe truyền đến não ngăn chặn không cho não cảm nhận được tín hiệu khi tiêm giúp quá trình nhổ răng dễ chịu hơn. 
Đau răng khôn uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Thiết bị gây tê hiện đại hỗ trợ nhổ răng*
 
Cũng như các dịch vụ điều trị nha khoa khác, nhổ răng khôn bị sâu tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn tuân thủ quy trình chuẩn quốc tế với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Khám tổng thể

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám tổng quát, kiểm tra tình trạng răng miệng, và chụp X-quang để xác định vị trí, hướng mọc, và tình trạng của răng khôn. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các phương pháp nhổ răng, lợi ích và rủi ro của từng phương pháp, cũng như các hướng dẫn trước và sau khi nhổ răng.

Bước 2: Gây tê

Gây tê cục bộ vùng răng khôn cần nhổ bằng thiết bị Dental Vibe độc quyền. Thuốc tê sẽ được tiêm vào mô mềm xung quanh răng, giúp tê liệt dây thần kinh và ngăn chặn cảm giác đau. 

Bước 3: Loại bỏ răng

Sau khi gây tê, bác sĩ dùng các dụng cụ nha khoa để nhổ răng khôn. Phương pháp nhổ răng được sử dụng sẽ phụ thuộc vào vị trí, hướng mọc, và tình trạng của răng khôn. Các phương pháp nhổ răng phổ biến bao gồm:
  • Nhổ răng khôn bằng kìm: Phương pháp này được sử dụng cho các răng khôn mọc thẳng, không bị vướng vào các răng khác.
  • Nhổ răng khôn bằng cưa: Phương pháp này được sử dụng cho các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, hoặc mọc nằm ngang.
  • Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezosurgery: Sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ phần xương chân răng, lấy răng ra ngoài, hạn chế tác động đến các mô mềm xung quanh.

Bước 4: Khâu vết thương

Với các trường hợp chân răng to, bác sĩ sẽ khâu vết thương sau khi nhổ răng. Điều này giúp ngăn chặn nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc vết thương, bao gồm cách uống thuốc giảm đau, cách ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, và cách nhận biết các biến chứng sau khi nhổ răng.
Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Ăn cháo súp giúp quá trình mọc răng ít đau hơn*

Sau nhổ răng khôn - Một số điều cần lưu ý

Nhổ răng khôn thường được tiến hành dưới sự giám sát của người có chuyên môn. Tuy nhiên, việc theo dõi tại nhà của người bệnh sau điều trị cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần lưu ý một số điều sau để giúp vết thương lành lại nhanh chóng và ngăn ngừa nhiễm trùng:
  • Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi tại nhà trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau và khó chịu.
  • Uống thuốc giảm đau: Bệnh nhân được kê thuốc giảm đau và hạn chế sự khó chịu sau khi nhổ răng. 
  • Chế độ ăn uống: Bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng. Tránh ăn những thực phẩm gây cay, nóng, cứng.
  • Vệ sinh răng miệng: Nên vệ sinh răng miệng miệng nhẹ nhàng, tránh để lông bàn chải chạm vào vết thương. Bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không có chất tẩy trắng. Súc miệng nước muối ấm làm sạch khoang miệng sau khi ăn.
  • Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh lên má ở phía bên nhổ răng trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Điều này sẽ giúp giảm sưng và đau.
Răng khôn bị sâu có trám được không? Hay nhổ?
Không nên ăn các loại hạt cứng*
  • Không hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hãy theo dõi vết thương của bạn và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như sốt, đau dữ dội, hoặc chảy mủ từ vết thương.

Giờ thì bạn đã hiểu được phần nào răng hàm bị sâu nên nhổ hay trám rồi chứ? Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn tốt hơn hết nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn một cách chính xác nhé!

Trả lời