Răng khôn nhổ rồi có mọc lại không? Mỗi chiếc răng mọc trên cung hàm sẽ có một vai trò nhất định, trẻ em sau khi đã thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn thì chúng sẽ tồn tại đến cuối đời mà không còn khả năng tự thay mới. Vậy thì răng khôn có được gọi là răng vĩnh viễn hay không? Răng khôn nhổ rồi có mọc trở lại không?
Chiếc răng khôn khá đặc biệt, nó đánh dấu con người trải qua một giai đoạn mới của cuộc đời vì mọc lên ở độ tuổi từ 18 - 25. Chúng không mọc lên một lần và thường không mọc thẳng hàng, đó là lý do mà nhiều người muốn nhổ bỏ chiếc răng này vì lo sợ những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng.
Nội Dung Bài Viết

Tại sao phải nhổ răng khôn?
Răng khôn là chiếc răng số 8, nó mọc lên khi 28 chiếc răng khác đã ổn định. Sự xuất hiện của răng khôn gây ra một số vấn đề không mong muốn liên quan tới sức khỏe răng miệng. Vì chiếc răng này đa số không mọc thẳng hàng mà có chiều hướng mọc lệch, mọc ngầm, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nhân cần phải loại bỏ răng khôn vì những lý do sau đây:
- Răng khôn mọc lên gây ra cảm giác đau nhức, liên quan tới u nang, nhiễm trùng ổ răng, cần phải nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng tới những chiếc răng kề cận.
- Răng khôn có dấu hiệu bị giắt thức ăn, gây ra tình trạng sâu răng, viêm tủy, dễ làm hỏng răng số 7.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng lại không đủ chỗ để phát triển vì xương hàm ngắn, nướu bao phủ ở trên gây ra hiện tượng lợi trùm.
- Chiếc răng số 8 có hình dáng khác thường, chúng phát triển to hơn và chèn ép chiếc răng bên cạnh, gây ra tình trạng viêm nha chu và được chỉ định nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc ngầm, chúng không trồi lên trên mà âm thầm tác động vào răng số 7, làm hỏng chiếc răng này.
- Răng khôn mọc lệch có thể đâm vào răng số 7, mọc lệch ra má.
- Chiếc răng số 8 gây sưng to ở vị trí nướu trong cùng, làm bạn bị đau nhức dữ dội, xuất hiện một số bệnh lý như bệnh sâu răng, viêm nha chu.
- Răng khôn chèn ép lên răng bên cạnh, gây ra sự sai lệch nghiêm trọng trên toàn hàm răng, làm cho hàm răng không còn đều đẹp nữa.
Như vậy, có rất nhiều lý do buộc bạn phải loại bỏ chiếc răng số 8. Muốn biết chính xác bạn có cần nhổ răng hay không thì phải tới gặp bác sĩ nha khoa, trải qua quá trình chụp X-quang, làm một số xét nghiệm để biết mình có đủ điều kiện về sức khỏe không. Nhổ răng khôn hơi phức tạp hơn những răng khác do chúng mọc gần dây thần kinh, nằm ở vị trí trong cùng khó tiếp cận. Cho nên, muốn xử lý thành công răng khôn, bác sĩ phải có kinh nghiệm dày dặn, không được xảy ra sai sót gì làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Răng khôn nhổ rồi có mọc lại không?
Nhổ răng khôn xong bạn đã loại bỏ được những cảm giác khó chịu cũng như đau nhức trong khoang miệng. Việc xử lý thành công răng khôn cũng ngăn ngừa những vấn đề răng miệng không mong muốn sau này. Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc, răng khôn nhổ rồi có mọc lại không?
Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3, nếu như chúng mọc thẳng hàng và không gây biến chứng gì sẽ đóng vai trò như răng hàm. Tức là răng khôn cũng được xếp vào danh sách răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần. Cho nên, sau khi nhổ răng khôn sẽ không xảy ra hiện tượng mọc trở lại. Việc nhổ bỏ răng khôn không làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của toàn hàm. Bởi vì theo nghiên cứu, con người chỉ cần 28 chiếc răng mọc ngay hàng thẳng lối đã có thể ăn nhai tốt rồi, không nhất thiết phải có răng khôn. Trên thực tế, có nhiều người cả đời không biết đến sự tồn tại của chiếc răng này vì cơ bản họ không mọc răng khôn.
Vì sao nhổ răng khôn xong vẫn thấy răng mọc lên?
Bạn đã biết răng khôn nhổ rồi có mọc lại không nhờ thông tin ở trên, chiếc răng khôn sau khi được nhổ bỏ sẽ không mọc trở lại vì đây là răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có một số người nhổ răng khôn xong, vẫn thấy có mảnh răng màu trắng trồi lên trên nướu. Đây không phải là răng khôn mọc trở lại mà hiện tượng này cho thấy bác sĩ nhổ răng khôn yếu kém làm sót chân răng.
Mảnh răng khôn còn sót lại ẩn dưới lớp nướu, vài ngày sau chúng gây đau nhức và trồi lên trên. Đi kèm với đó là dấu hiệu sưng đau, mưng mủ, cảm giác khó chịu lan tỏa khắp khoang miệng, thậm chí gây đau đầu. Lúc này, bạn phải tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chụp X-quang lại lần nữa, xác định vị trí sót chân răng rồi gắp hết mảnh răng khôn ra ngoài.
Để tránh xảy ra tình trạng sót chân răng, bạn hãy đến nha khoa uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ nhổ răng khôn ngay từ đầu để không xảy ra các vấn đề đáng tiếc. Ở những địa chỉ uy tín, bác sĩ sẽ nhổ răng khôn theo quy trình chuẩn, thậm chí sẽ chụp X-quang trong thời gian đang nhổ răng để chắc chắn đã loại bỏ hết răng khôn ra ngoài.
Việc bị sót chân răng khôn không chỉ gây đau nhức mà còn khiến bạn mất thời gian, công sức lẫn tiền bạc để xử lý ổ viêm nhiễm. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm, hoại tử xương hàm và nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ ổ răng khôn gây ra. Đó là lý do chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân tới nha khoa đạt chuẩn, dù chi phí nhổ răng có cao hơn một vài phòng khám nhỏ lẻ khác nhưng chất lượng dịch vụ tốt sẽ hạn chế một số trường hợp không mong muốn.
Kiến thức chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Như vậy bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề răng khôn có mọc lại không rồi. Ngoài vấn đề này ra, bạn cần quan tâm tới những dấu hiệu sau khi nhổ răng khôn. Trên thực tế, chiếc răng khôn sau khi nhổ bỏ sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm gì trong khoang miệng nếu được thực hiện ở phòng khám đạt chuẩn, bác sĩ nhổ răng có tay nghề vững vàng và bệnh nhân có chế độ chăm sóc hậu phẫu hợp lý.
Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng tới quá trình bình phục vết thương. Cho nên, bệnh nhân phải chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống điều độ để không xảy ra trường hợp viêm nhiễm, đau nhức kéo dài. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức liên quan tới việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
Cắn miếng bông gạc càng lâu càng tốt
Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn sẽ kéo dài nhiều nhất vào 1 - 2 giờ đầu tiên khi cục máu đông chưa hình thành. Bác sĩ có đặt miếng gạc y tế vào vùng mới nhổ răng để cầm máu, giúp vết thương ổn định. Bạn cắn miếng gạc này càng lâu càng tốt, đừng lấy ra quá sớm. Đợi khi cục máu đông xuất hiện ở miệng vết thương, tình trạng chảy máu được kiểm soát thì lấy ra và vệ sinh răng miệng. Nếu nhận thấy miếng gạc đã ướt đẫm máu hãy thay miếng gạc khác, bạn tự gấp miếng gạc lại sao cho vừa vặn, rồi đặt vào vị trí mới nhổ răng như bác sĩ đã làm trước đó.
Chườm lạnh giảm đau
Nhổ răng khôn tức là bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa rạch một đường trên nướu và gắp răng khôn ra ngoài. Tức là trên cung hàm của bạn sẽ xuất hiện một vết thương hở, gây ra hiện tượng sưng nướu, sưng má và đau nhức. Dĩ nhiên, bác sĩ có kê đơn thuốc giảm đau cho bạn. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng vài giờ đồng hồ và bạn không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Khi thuốc hết tác dụng, bạn bị sưng má và đau nhức nhiều hãy sử dụng túi đá lạnh chườm nhẹ nhàng bên ngoài. Nhiệt độ thấp sẽ làm dịu cảm giác khó chịu, giúp cho vùng sưng giảm bớt.
Không súc miệng với nước muối
Nhiều người nghĩ nhổ răng khôn xong máu chảy ra nhiều nên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn. Điều này đã khiến cho cục máu đông không hình thành, gây ra tình trạng chảy máu nhiều hơn. Đúng là nước muối có tính sát khuẩn cao, nhưng nó lại phá hủy cục máu đông, khiến cho quá trình lành thương bị chậm hơn so với bình thường. Cho nên sau khi nhổ răng, vết thương chưa lành, bạn chỉ được phép súc miệng với nước sạch bình thường chứ không được súc nước muối.
Ăn thực phẩm mềm
Bác sĩ tác động dao kéo lên cung hàm, điều này đã khiến cho bệnh nhân bị đau nhức, sưng má. Lúc này việc vận động hàm khó khăn, cho nên quá trình ăn uống sẽ bị gián đoạn trong vài ngày. Bạn hãy chọn thực phẩm mềm, tránh để thức ăn rơi vào ổ răng khôn gây ra tình trạng viêm nhiễm và khó chịu.
Món ăn chúng tôi khuyến cáo bạn nên chọn sau khi nhổ răng khôn đó là cháo, súp, nước canh hầm,... Vì chúng có đặc tính lỏng, mềm, không cần nhai nhiều mà vẫn bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể uống thêm sữa hạt, ăn sữa chua, bánh mềm, rau xanh,... cho các bữa ăn nhẹ.
Không sử dụng chất kích thích
Răng miệng là một hệ thống khá nhạy cảm, đặc biệt khi chúng đang gặp tổn thương do quá trình nhổ răng gây ra. Cho nên, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, bao gồm: Thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử), nước tăng lực, bia rượu,... Nếu bạn vẫn sử dụng những chất này, đặc biệt là thuốc lá sẽ gây kích ứng nghiêm trọng, vết thương bị sưng to hơn bình thường, xuất hiện nhiễm trùng ổ răng khôn. Khi bị nhiễm trùng bạn phải tới bệnh viện để giải quyết, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đã có nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm, không thể nói chuyện được như bình thường do hút thuốc lá khi vết thương ở ổ răng khôn chưa lành.
Không ăn đồ quá nóng hoặc lạnh
Răng miệng của bạn đang rất nhạy cảm nên hãy ăn thực phẩm để ở nhiệt độ bình thường. Bạn không ăn thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh vì chúng sẽ làm tăng sự khó chịu, khiến vết thương lâu lành hơn bình thường. Đặc biệt, không ăn thực phẩm cay nồng, ớt sẽ làm khoang miệng của bạn bị nóng hơn.
Răng khôn nhổ rồi có mọc lại không? Răng khôn nhổ rồi thì sẽ không mọc lại, bạn đã hoàn toàn loại bỏ chiếc răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm ra khỏi cung hàm. Nếu bạn thấy ở vị trí mới nhổ răng còn xuất hiện mảnh trắng như mầm răng thì đây là dấu hiệu cho thấy bác sĩ nhổ răng không đảm bảo, còn sót chân răng khôn. Vậy nên, bạn hãy tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn gặp bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhổ răng khôn an toàn.