Vết khâu nhổ răng khôn bị hở sau khi điều trị làm cho quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn và nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số vấn đề có thể xuất hiện bao gồm nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng, hình thành áp xe răng do vi khuẩn xâm nhập, hoặc thậm chí dẫn đến viêm xương hàm. Khi gặp phải dấu hiệu này, bệnh nhân cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý thường xuyên hay đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, xử lý kịp thời.
Vết khâu nhổ răng khôn bị hở là tình trạng phổ biến sau tiểu phẫu, khiến người bệnh đau nhức và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá, bài viết dưới đây Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ chỉ dẫn bạn cách chăm sóc, xử lý khi phần khâu bị hở để hạn chế tình trạng này tiếp diễn.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Giải đáp vết khâu nhổ răng khôn bị hở có sao không?
- 2 Nguyên nhân vết khâu nhổ răng khôn bị hở
- 3 Dấu hiệu nhận biết khi vết khâu răng khôn bị hở
- 4 Cách xử lý khi vết khâu răng khôn bị hở
- 5 Cần làm gì khi vị trí vết khâu răng khôn bị hở có thức ăn?
- 6 Nên làm gì để vết khâu nhổ răng khôn bị hở nhanh lành?
- 7 FAQ - Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp vết khâu nhổ răng khôn bị hở có sao không?
Khi vết khâu bị hở, nhiễm trùng là vấn đề được bệnh nhân quan tâm đầu tiên. Bởi tại vị trí đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, phát triển mạnh mẽ. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết thương. Nếu phần nhổ răng khôn không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Chúng có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe răng miệng.
Một biến chứng thường gặp nữa đó chính là áp xe quanh vị trí răng khôn. Khi phần nhổ răng khôn bị hở làm cho dịch, mủ tích tụ khiến cho vùng nhiễm trùng lan rộng khắp khoang miệng, gây ra mùi hôi khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài những biến chứng vật lý, vết khâu bị hở còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và gây đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày.
Nguyên nhân vết khâu nhổ răng khôn bị hở
Việc vết khâu sau khi nhổ răng bị hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đó là:
Cách chăm sóc sau phẫu thuật chưa đúng
Ở một số bệnh nhân, thói quen ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục sau khi nhổ răng. Chẳng hạn, họ có xu hướng tiếp tục ăn các loại thực phẩm cứng, chỉ nhai bằng một bên hàm.
Đồng thời, nếu không duy trì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, vi khuẩn tích tụ. Từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những yếu tố này không chỉ khiến vết thương lâu lành. Mà còn làm vết khâu bị bung ra, gây đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng khác.
Cơ địa và khả năng lành thương
Tùy vào cơ địa mỗi người mà tốc độ lành thương cũng hoàn toàn khác nhau. Một số bệnh nhân gặp phải các vấn đề như tiểu đường hay có hệ miễn dịch kém khiến cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.
Viêm nhiễm tại chỗ sau nhổ răng
Nếu vi khuẩn xâm lấn vào vết thương, chúng có thể dễ dàng làm hỏng lớp mô hình thành. Từ đó khiến cho vị trí khâu nhổ răng khôn bị hở. Vùng miệng là địa điểm lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh nhân không biết chăm sóc đúng cách. Như thế, để hạn chế tình trạng đó, bạn cần súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên hay sử dụng kem đánh răng có chứa Flour.
Kỹ thuật khâu của bác sĩ
Trong một số trường hợp, vết khâu sau khi nhổ răng có thể bị bung ra do bác sĩ khâu chưa chặt chẽ hoặc việc lựa chọn loại chỉ khâu không phù hợp. Từ đó dẫn đến vết thương không được chắc chắn và dễ bị hở trong quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, sự phát triển của y học hiện đại, tình trạng này ngày càng hiếm gặp. Hầu hết các bác sĩ ngày nay đều có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và sử dụng các loại chỉ khâu đạt chuẩn y tế, giúp đảm bảo vết thương luôn chặt chẽ, giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra sau quá trình nhổ răng.
Dấu hiệu nhận biết khi vết khâu răng khôn bị hở
Khi vết khâu sau nhổ răng bị hở, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu và kéo dài. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất đó là tình trạng sưng đau dai dẳng và không thuyên giảm theo thời gian. Bên cạnh đó, vết thương còn tiết ra chất dịch bất thường, màu sắc lạ hoặc kèm theo mùi hôi khó chịu do vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Theo nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội cho thấy rằng tầm khoảng từ 10% - 20% bệnh nhân có nguy cơ bị viêm nhiễm. Hở vết khâu xuất phát từ việc không làm đúng theo chỉ dẫn chăm sóc sau phẫu thuật mà bác sĩ đưa ra. Vì thế, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Nếu nhận thấy tình trạng chảy máu liên tục tại vị trí vết thương.
Cách xử lý khi vết khâu răng khôn bị hở
Khi nhận thấy vết khâu ở vị trí răng khôn bị hở. Việc đầu tiên cần làm là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân cần súc miệng bằng nước muối nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại, phòng tránh trường hợp nhiễm trùng lan rộng. Đồng thời, cần tránh sử dụng các dung dịch súc miệng chứa cồn. Vì chúng có thể khiến vùng tổn thương trở nên đau rát hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Tiếp theo, bệnh nhân nên đến thăm khám tại nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ làm sạch vết thương cẩn thận nhằm loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Sau đó, dựa vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành băng lại vết thương hoặc khâu lại nếu thực sự cần thiết. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức kéo dài. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục.
Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn. Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn quá cứng, nóng hay quá cay và hạn chế vận động mạnh để không đụng chạm vào vết thương.
Lúc vệ sinh răng miệng, người bệnh cần sử dụng bàn chải lông mềm. Nhằm tránh cọ xát quá mạnh vào vị trí vùng khâu. Như thế, vết thương của bạn mới mau lành được.
Cần làm gì khi vị trí vết khâu răng khôn bị hở có thức ăn?
Để làm sạch và loại bỏ phần thức ăn dư thừa bám vào. Bạn cần áp dụng những cách vệ sinh sau đây:
Lấy tăm bông để vệ sinh phần răng khôn bị hở
Cách vệ sinh này hoàn toàn có thể áp dụng dành cho những bệnh nhân khi tiểu phẫu xong khoảng 1 tuần. Theo đó, bạn nên dùng tăm bông di chuyển nhẹ nhàng phần nhổ răng khôn bị hở để tránh thức ăn bị đẩy vào sâu hơn.
Sử dụng nước muối chuyên dụng
Muốn diệt vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng và dễ dàng làm sạch phần vết khâu răng khôn bị hở. Bạn nên dùng nước súc miệng chuyên dụng trong nha khoa. Như thế sẽ giúp răng miệng của bạn luôn được thơm tho và vị trí bị hở không bị viêm nhiễm.
Lựa chọn bàn chải lông mềm để đánh răng
Sau khoảng 1 tuần nhổ răng khôn xong, bạn cần dùng loại bàn chải có lông mềm. Để đẩy thức ăn thừa ra bên ngoài vị trí răng khôn bị hở. Bạn cần lưu ý một điều là chỉ nên chải nhẹ nhàng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến vết thương.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Bạn hãy làm sạch khoang miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn. Ngoài ra, việc súc miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa bám vào vị trí vết khâu răng khôn bị hở.
Nên làm gì để vết khâu nhổ răng khôn bị hở nhanh lành?
Để tình trạng vết khâu răng khôn bị hở sớm phục hồi. Bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Nhằm làm sạch khoang miệng và giúp vị trí khâu không bị tổn thương. Bạn cần sử dụng nước muối sinh lý hay dung dịch súc miệng kháng khuẩn thường xuyên.
- Mục đích giảm nguy cơ viêm nhiễm, bạn nên hạn chế các thói quen có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như hút thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất độc hại, làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Nếu có xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như sưng tấy hay chảy máu liên tục kéo dài, đau nhức bất thường. Lúc này, người bệnh nên đến thăm khám tại nha khoa ngay để được chữa trị đúng lúc.
FAQ - Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Khi vết khâu răng khôn bị hở khiến bạn lo lắng và trong đầu có vô vàn câu hỏi đặt ra. Thấu hiểu được điều đó, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đã giải đáp những thắc mắc thường gặp đến từ bệnh nhân khi điều trị tại nha khoa.
Cần kiêng gì khi vết khâu chưa lành?
Khi vết khâu nhổ răng khôn bị hở, bạn không nên nhai kẹo cao su. Vì hành động này có thể tạo áp lực lên vết thương, khiến vết khâu dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm quá cay hoặc nhiệt độ quá nóng. Vì chúng có thể gây kích ứng và làm đau vùng nướu. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp hoặc sinh tố. Để giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Có cần tái khám khi phát hiện vết khâu bị hở?
Việc tái khám là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra an toàn. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của vết khâu. Từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cùng các biến chứng có thể xảy ra về sau.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Nhằm giúp vị trí nhổ răng khôn bị hở mau lành hơn. Trong một số trường hợp, để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ khâu lại vết thương hoặc áp dụng phương pháp điều trị hỗ trợ dành cho bạn.
Nhổ răng khôn bao lâu thì vết thương lành hẳn?
Thời gian lành thương sau phẫu thuật có thể khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người và chăm sóc trong giai đoạn hồi phục. Trong những ngày đầu, bạn có thể cảm thấy đau nhức, sưng tấy nhẹ. Thậm chí gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc ăn uống. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm dần sau vài ngày. Nếu bệnh nhân tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiêng cữ hợp lý.
Vết khâu nhổ răng khôn bị hở đa phần nguyên nhân chính xuất phát từ việc bác sĩ xử lý không kỹ lưỡng. Do đó, để quá trình nhổ răng khôn đạt hiệu quả cao. Bạn nên đến thăm khám tại nha khoa uy tín như Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân giảm thiểu chi phí thực hiện. Mà còn khiến bệnh nhân không lo lắng quá nhiều về các vấn đề bất cập sau khi điều trị.
Minh Nguyệt.