Gỡ miếng trám răng có đau không?

Theo dõi: Google News
Nghe đọc:
 
4.4/5 - (69 bình chọn)

Gỡ miếng trám răng có đau không? Miếng trám răng có tác dụng che lấp khoảng trống bị mất đi của chiếc răng tự nhiên do nhiều nguyên nhân như gãy vỡ, sâu răng,... Sau khi trám răng, nếu như miếng trám gặp vấn đề gì đó buộc phải gỡ ra, lúc này bệnh nhân thắc mắc gỡ miếng trám có đau không? Quá trình gỡ bỏ miếng trám diễn ra như thế nào?

Trám răng là thủ thuật nha khoa khá đơn giản khi không cần phải xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng tự nhiên. Trám răng khắc phục được nhiều vấn đề như răng sứt mẻ, gãy vỡ, răng sâu ở mức độ nhẹ. Giúp chiếc răng có thể đảm bảo được khả năng ăn nhai tốt trong thời gian dài.

Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 1
Tháo miếng trám răng có đau không*

Tại sao phải gỡ miếng trám răng?

Ai cũng mong muốn miếng trám răng tồn tại lâu dài để bảo vệ chiếc răng của bạn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cần phải gỡ bỏ miếng trám cũ để tiến hành các phục hình răng miệng khác như:

  • Khách hàng có nhu cầu bọc sứ cho chiếc răng bị hư tổn, lúc này cần phải loại bỏ miếng trám răng cũ để mài cùi răng và bọc mão sứ lên trên.
  • Miếng trám răng có dấu hiệu bị rơi ra, không còn ổn định trên răng nữa. Buộc phải tháo gỡ và thay bằng miếng trám khác.
  • Chất trám Composite bị nhiễm màu, khiến cho chiếc răng không còn đạt tính thẩm mỹ cao nữa. Nên việc thay miếng trám khác là điều cần thiết để duy trì vẻ đẹp của hàm răng. Bởi lẽ miếng trám khi đã nhiễm màu không thể áp dụng kỹ thuật tẩy trắng như răng nguyên thủy.
  • Ở khu vực mới trám răng, bệnh nhân có cảm giác đau nhức và khó chịu. Tình trạng đau nhức kéo dài, có thể đã xuất hiện viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ phải tháo miếng trám răng cũ và điều trị dứt điểm bệnh lý liên quan, loại bỏ cảm giác đau nhức, khó chịu trong khoang miệng. Sau đó sử dụng miếng trám răng mới đắp lên trên, bảo vệ chiếc răng nguyên thủy của bạn.
Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 2
Tại sao phải gỡ miếng trám răng*

Gỡ miếng trám răng có đau không?

Với những lý do được kể ở trên, việc gỡ miếng trám là điều cần thiết để xử lý các tình trạng phát sinh sau khi trám răng. Như vậy, gỡ miếng trám răng có đau không? Thật ra, gỡ miếng trám không đau nhức nhiều như bạn nghĩ. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng tháo bỏ miếng trám cũ, không làm ảnh hưởng tới mô răng tự nhiên của bạn.

Đối với các trường hợp chiếc răng bị trám có dấu hiệu sưng viêm, gây đau đớn. Thì bác sĩ có sử dụng thuốc tê để bệnh nhân không bị khó chịu quá nhiều trong suốt quá trình thực hiện. Nhưng việc dùng thuốc tê cũng rất hạn chế trong trường hợp tháo bỏ miếng trám. Vì thời gian thực hiện kỹ thuật này chỉ vài phút, bác sĩ có kinh nghiệm gỡ miếng trám nhanh chóng cho bạn.

Theo như chia sẻ của những bệnh nhân đã tháo miếng trám cũ, họ cho biết bản thân không cảm thấy quá đau đớn. Chỉ những ai bị viêm tủy nặng hoặc chiếc răng bị tổn thương nghiêm trọng, buộc phải gỡ lớp trám thì mới cảm thấy đau nhức mà thôi.

Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 3
Gỡ miếng trám răng đau không*

Quá trình gỡ miếng trám răng diễn ra như thế nào?

Bạn đã biết gỡ miếng trám răng có đau không rồi, để quá trình tháo miếng trám diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hạn chế đau nhức thì cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra vị trí cần tháo miếng trám, xem xét tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân. Sau đó chuẩn bị các dụng cụ nha khoa cần thiết để loại bỏ miếng trám như: dao, nhíp,... Toàn bộ những dụng cụ phục vụ cho quá trình này đều cần phải được sát trùng đầy đủ theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Giảm thiểu những rủi ro như vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công vào khoang miệng, gây viêm ổ răng, sâu răng,...
  • Bước 2: Xác định miếng trám cần tháo gỡ, nếu chúng đã bị hư hỏng nặng, thì bác sĩ sẽ chỉ định gỡ bỏ.
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên biệt như nhíp để cố định rồi bóc từng lớp trám răng ra ngoài. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ để tránh những tổn thương không tốt đến răng thật và các bộ phận khác trong khoang miệng.
  • Bước 4: Sau khi đã tháo hết miếng trám răng cũ ra bên ngoài, bác sĩ sẽ lấy máy cạo vôi răng để loại bỏ phần còn lại của miếng trám còn tồn đọng ở răng thật. Đảm bảo không còn miếng trám nào bám ở trên răng, giúp cho quá trình phục hình răng sau này diễn ra suôn sẻ.
  • Bước 5: Bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng chiếc răng sau khi đã tháo miếng trám một lần nữa. Rồi tiến hành các phục hình khác để duy trì sự ổn định của hàm răng.
Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 4
Quá trình gỡ miếng trám răng*

Lưu ý: Trong quá trình gỡ miếng trám răng cũ, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê hoặc không để kiểm soát cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Sau khi hoàn tất quá trình thực hiện, bệnh nhân cảm thấy hơi ê nhức trong thời gian ngắn, sau đó cơn đau giảm dần, bác sĩ tiến hành những phục hình răng khác như đắp chất trám mới hoặc bọc răng sứ lên trên.

Những cách giảm đau khi gỡ miếng trám răng cũ

Để kiểm soát tình trạng đau nhức diễn ra khi loại bỏ miếng trám răng cũ bạn hãy chú ý những điều sau đây:

  • Bạn đừng quá lo lắng khi bác sĩ gỡ miếng trám, cứ thoải mái, vì quá trình này diễn ra nhanh chóng mà thôi.
  • Trước khi gỡ miếng trám răng, bạn hãy súc miệng sạch ngăn chặn vi khuẩn có hại tràn vào gây viêm nhiễm.
  • Bạn cảm thấy đau sau khi loại bỏ miếng trám răng cũ thì hãy súc miệng sạch và dùng túi đá lạnh chườm bên ngoài răng để giảm đau.
  • Trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
  • Tới gặp bác sĩ nếu cảm giác đau nhức không thuyên giảm mà còn nặng hơn.

Các lưu ý để tránh làm hỏng miếng trám răng

Muốn cho miếng trám răng hoạt động ổn định, bền bỉ, có tuổi thọ lâu dài thì bạn hãy tuân thủ các vấn đề sau đây:

Không nên ăn nhai đồ vật cứng

Miếng trám răng có thể chịu được lực trung bình trong hoạt động ăn nhai thường ngày. Nhưng đối với những vật cứng, đòi hỏi lực cắn mạnh sẽ dễ làm bong tróc miếng trám. Cho nên, những người đã trám răng không cắn nhai đồ cứng, dai như mía, các loại hạt cứng,... Thay vào đó cần lựa chọn những món ăn mềm, giúp quá trình nhai thức ăn diễn ra suôn sẻ, không xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 5
Không nên ăn nhai đồ vật cứng*

Chọn nha khoa uy tín để trám răng

Miếng trám răng có đẹp và bền bỉ hay không một phần là do tay nghề của bác sĩ. Thế nên, ngay từ đầu, bệnh nhân hãy chọn phòng khám nha khoa đạt chuẩn để trám răng, bác sĩ có kinh nghiệm đắp chất trám một cách khéo léo, tạo hình vết trám đẹp. Giúp cho chất trám có thể tồn tại trên răng một cách lâu dài, bảo vệ chiếc răng tự nhiên của bạn.

Kiểm tra răng miệng định kỳ

Việc kiểm tra răng miệng định kỳ tầm 3 - 6 tháng/lần rất cần thiết. Đặc biệt là những bệnh nhân đã trám răng và thực hiện phục hình nha khoa. Nhờ hoạt động thăm khám định kỳ, bác sĩ kiểm tra, nếu phát hiện miếng trám có dấu hiệu bất thường sẽ xử lý sớm, ngăn chặn tình trạng miếng trám rơi ra bất ngờ khi ăn nhai.

Bạn không nên chủ quan để miếng trám răng quá lâu mà không đi kiểm tra. Vì dù có sử dụng chất trám tốt thì tuổi thọ duy trì chỉ khoảng 5 - 10 năm. Vậy nên bạn hãy đến nha khoa để kiểm tra răng miệng đúng như hướng dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng liên quan đến độ bền chắc của miếng trám răng. Bạn hãy thiết lập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt như:

  • Đánh răng thường xuyên nhưng đừng tác động lực quá mạnh lên miếng trám răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, không dùng vật nhọn như tăm xỉa vì dễ khiến miếng trám bị bong tróc.
  • Sử dụng máy tăm nước với lực bắn của tia nước vừa phải, tránh làm hỏng miếng trám.
  • Súc miệng sạch sẽ với nước muối mỗi ngày, nhằm duy trì sự ổn định của khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn có hại.
Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 6
Vệ sinh răng miệng đúng cách*

Tránh các thói quen xấu

Ngoài những lưu ý được kể ở trên, bệnh nhân cũng cần chủ động loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, cắn đá lạnh,... Bởi những thực phẩm này dễ làm hỏng miếng trám răng. Đó là chưa kể, thuốc lá làm đổi màu miếng trám, gây ra hôi miệng và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bạn tuân thủ hết các tiêu chí về chăm sóc sức khỏe răng miệng mà chúng tôi nêu ra ở trên sẽ bảo vệ miếng trám một cách hiệu quả. Tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất liệu, tay nghề của bác sĩ hay cách chăm sóc của mỗi người. Nhưng sau một thời gian sử dụng, miếng trám cũng bị xuống cấp, vì thế bạn vẫn phải đến nha khoa để xử lý kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Địa chỉ trám răng an toàn tại TPHCM

Như đã nói ở phần trên, muốn miếng trám răng nằm ổn định trên răng, có tuổi thọ lâu dài thì cần phải tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp trám răng cho bạn. Hiện tại, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân khi gặp phải các vấn đề như răng sứt mẻ, gãy vỡ hay mắc bệnh răng miệng. Bệnh viện cung cấp cho bệnh nhân những giải pháp điều trị chi tiết, giải quyết dứt điểm các tình trạng đang gặp phải.

Gỡ miếng trám răng có đau không? Quá trình gỡ miếng trám 7
Địa chỉ trám răng tại TPHCM*

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, sẽ cẩn thận xử lý chiếc răng bị tổn thương và trám răng theo quy trình chuẩn. Tại đây cung cấp nhiều chất trám răng khác nhau như: Trám răng Composite, trám răng Amalgam, trám răng Inlay/Onlay,... Bác sĩ sẽ kiểm tra răng của bạn, đề xuất phương án trám răng thích hợp, không làm tổn hại tới chiếc răng tự nhiên.

Chi phí trám răng ở Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cũng rất phải chăng. So với các hình thức cải thiện răng miệng khác thì trám răng được xếp vào kỹ thuật nha khoa rẻ và an toàn. Những bệnh nhân bị sâu răng nặng, bác sĩ sẽ xử lý tủy viêm rồi mới trám răng, đem đến sự an toàn cao.

Gỡ miếng trám răng có đau không? Câu trả lời là không đau nhiều như bạn nghĩ, chỉ có một số trường hợp chiếc răng sau khi trám bị viêm nặng bạn mới cảm thấy đau. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy đến khi trám răng, bạn hãy đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, tại đây có bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn trám răng hiệu quả, nhanh chóng.

Để lại một bình luận

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN
CHUYÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT TOÀN HÀM ALL ON 4

Là thành viên chính thức tại Việt Nam của Malo Dental, là đơn vị đào tạo Implant All On 4 chính thống khu vực ASEAN

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - BV