Trám răng có đau không?

Theo dõi: Google New

Trám răng có đau không? Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không mất nhiều thời gian và không xâm lấn. Thế nhưng, nhiều khách hàng đã trao đổi với bác sĩ về nỗi lo lắng của mình đó là “trám răng có đau không?”. Vậy nên với những thông tin kiến thức về dịch vụ trám răng sau đây sẽ mang lại cho bạn lời giải đáp rõ ràng nhất.

Trong quy trình thực hiện trám răng không đụng chạm dao kéo, không mài mòn men răng,... các bước trám răng được thực hiện nhanh chóng và nhẹ nhàng dưới tác động của ánh sáng Laser. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái trong suốt quá trình hàn trám răng sâu, răng sứt mẻ, răng gãy vỡ hoặc răng thưa,...

Trám răng có đau không
Trám răng có đau không?

Những trường hợp áp dụng trám răng?

Nếu bọc sứ giúp chúng ta có được chiếc răng mới chắc khỏe và trắng sáng hơn, thì phương pháp trám răng thường được áp dụng hiệu quả cho những trường hợp cụ thể sau đây bạn hãy tham khảo để xem xét mình có được áp dụng kỹ thuật này hay không.

Những trường hợp áp dụng trám răng
Những trường hợp áp dụng trám răng
  • Răng bị sâu: Răng bị sâu ở mức độ nhẹ, không phải đến mức điều trị tủy răng thì bạn có thể áp dụng kỹ thuật trám răng để xử lý dứt điểm tình trạng sâu răng nhé. Cụ thể hơn với trường hợp này thì: sâu răng nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu sau khi gây tê, tạo sự dễ chịu và thoải mái cho bệnh nhân. Đối với trường hợp sâu răng: trường hợp nặng hơn, vết sâu ảnh hưởng đến tủy thì tình trạng ê buốt có thể xảy ra.
  • Răng bị sứt mẻ do chấn thương: Khi bị chấn thương ở mức độ cho phép, như sứt mẻ nhẹ bác sĩ khuyên bạn nên phục hình bằng cách trám răng, vừa tiết kiệm được chi phí và duy trì được chiếc răng thật mà không phải sử dụng răng giả và có tính thẩm mỹ cao. Với những trường hợp bị ở vị trí phía trong cung hàm thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng gì nhé.
  • Răng bị mòn men: Trường hợp này có lẽ bạn cần thăm khám khi thấy men răng của mình ố vàng và có biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định theo tình trạng mà bạn gặp phải.

Với từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám phù hợp để cải thiện hiệu quả những khiếm khuyết này cho khách hàng. Miếng trám sẽ che lấp những khiếm khuyết và tổn thương trên bề mặt răng một cách hiệu quả. Hồi phục chức năng ăn nhai ổn định bạn không phải đối diện với các cơn đau do bệnh lý gây ra hay tính thẩm mỹ bị mất trên khuôn hàm.

Trám răng có đau không?

Trám răng có đau không? Như bác sĩ đã chia sẻ ở đầu bài viết, trám răng không hề phức tạp, thế nhưng do tác động trực tiếp lên răng nên sẽ gây ra cho khách hàng một chút khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác đau đớn sẽ không xảy ra bởi các bước trám răng được thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng và không xâm lấn sâu vào thân răng. Chính vì vậy trám răng không đau bạn có thể hoàn toàn yên tâm và không phải đặt nặng vấn đề gây áp lực cho bản thân nữa nhé. Ngoài ra với trường hợp răng bị sâu nặng khi thực hiện sẽ bị ê buốt so với các trường hợp khác chính vì vậy khi đó bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau hỗ trợ sau điều trị, thế nên bạn cũng không phải lo lắng “trám răng có đau không?”. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ trám răng nha khoa sẽ nói rõ hơn về các bước tiến hành sau đây bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin.

Giải đáp trám răng có đau không
Giải đáp trám răng có đau không

Trám răng được tiến hành như thế nào?

Các bước trám răng được tiến hành nhẹ nhàng và nhanh chóng dựa trên năng lượng ánh sáng Laser. Trải qua quá trình hàn trám từ 15 - 30 phút, miếng trám sẽ nằm vừa vặn và gọn gàng tại vùng răng bị tổn thương. Sẽ được tiến hành qua 5 bước với tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ xử lý vấn đề của bạn tốt và hiệu quả, tham khảo quy trình thực hiện tại đây:

Trám răng được tiến hành như thế nào
Trám răng được tiến hành như thế nào

Thăm khám và tư vấn

Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và xác định mức độ tổn thương cũng như khiếm khuyết của răng để tư vấn cho khách hàng vật liệu trám phù hợp. Cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn màu sắc của miếng trám cho phù hợp với màu men răng để sau khi phục hình, miếng trám không bị lộ và thô. Điều này các khách hàng khi thăm khám sẽ cảm thấy yên tâm khi chọn lựa phục hình bởi phương pháp này, hoàn toàn có thể yên tâm về mặt thẩm mỹ.

Vệ sinh răng

Mảng bám hay vôi răng sẽ loại bỏ dứt điểm trước khi hàn trám, bước này bác sĩ sẽ thực hiện kỹ càng để sức khỏe răng miệng của bạn sẽ đảm bảo sau khi trám răng. Đặc biệt, đối với trường hợp sâu răng, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm chứng bệnh này giúp vết sâu răng không ăn sâu vào tủy. Bởi vì nếu không xử lý dứt điểm thì sau khi trám răng sẽ để lại biến chứng ngoài mong muốn và có thể gây ra tình trạng tồi tệ hơn.

Cách ly răng cần trám

Bác sĩ dùng đế cao su để cách ly răng chuẩn bị trám với môi, nướu và khoang miệng để đảm bảo độ kết dính cũng như an toàn của vùng xung quanh khu vực hàn trám. Đây là bước được thực hiện chuẩn xác sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm mà không phải lo lắng “trám răng có đau không?”. Khi thực hiện dễ dàng hơn và không xâm lấn đến những vị trí mô mềm trên khuôn hàm nên bạn không phải lo lắng về vấn đề đau hay bị tổn thương nhé.

Tiến hành trám răng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa đưa vật liệu trám là Composite hoặc Amalgam, GIC,... vào đầy khoang trám. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng đèn chiếu Laser để làm đông cứng vật liệu trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp. Bước này thực hiện nhanh chóng và gọn gàng bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.

Chỉnh sửa lại vết trám

Khi miếng trám đã dính khít trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác cắt và mài để tạo hình miếng trám phù hợp với chiếc răng cần phục hình. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân thực hiện chức năng ăn nhai thoải mái nhất. Tránh trường hợp sau khi phục hình bệnh nhân có cảm giác bị cộm khi ăn hay khi hai hàm răng khép kín vào nhau gây ra vấn đề khó chịu, nếu cố gắng cắn dễ làm vỡ vết trám chính vì vậy đây là vấn đề cần phải chỉnh lại vết trám sau khi đã hoàn thiện xong trám răng. Bạn có thể tham khảo thêm nội dung: QUÁ TRÌNH TRÁM RĂNG MẤT BAO LÂU THỜI GIAN. Từ đó dễ dàng sắp xếp thời gian để phục hình sớm nhất có thể.

Chăm sóc sau khi trám răng đúng cách

Sau khi đã trám răng xong bạn cần phải lưu ý về cách chăm sóc răng, không nên ỉ lại vì đã phục hình bằng miếng trám mà cứ thoải mái với sinh hoạt hàng ngày. Với thông tin sau đây nha khoa muốn bạn hiểu rằng dịch vụ nào cũng cần có sự chăm sóc mới duy trì được độ bền lâu dài, cho dù bạn có sử dụng một dịch vụ cao cấp với những vật liệu đắt tiền mà không có quý trọng chăm sóc thì kết quả cũng chỉ là tạm thời.

Chăm sóc sau khi trám răng đúng cách
Chăm sóc sau khi trám răng đúng cách
  • Để giữ miếng trám bền chặt trên bề mặt răng, 2 giờ đầu sau khi trám răng, bạn không nên ăn uống bất kỳ thứ gì để giúp vật liệu trám đạt độ cứng phù hợp và có thời gian thích ứng tốt với răng hơn. Nếu vì thèm hay quá đói bụng mà bạn không thực hiện đúng thì miếng trám có thể không đạt được độ cứng và vết trám sẽ không được chặt trên khuôn hàm.
  • Thời gian đầu, bạn nên uống nhiều nước lọc và chỉ ăn những thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa chua,…sẽ giúp miếng trám thích nghi tốt hơn với môi trường mới. Đây là một lưu ý mà bạn nên quan tâm, chỉ cần áp dụng với những bữa ăn thì bạn hoàn toàn sẽ cảm thấy thoải mái và không còn để ý đến miếng trám trên răng quá nhiều.
  • Không nên ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh để tránh kích thích đến răng. Bên cạnh đó, bạn cũng không ăn thực phẩm quá cứng và hạn chế sử dụng đường và tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước có gas và các thực phẩm có màu như cafe, socola,… điều này sẽ duy trì độ bền của miếng trám răng và tăng tính thẩm mỹ trên khuôn hàm, ví dụ bạn sử dụng thực phẩm có màu sẽ vô tình làm cho miếng trám không còn được trắng như ban đầu dẫn đến tính thẩm mỹ không còn. Còn nếu ăn đồ ăn quá cưng sẽ làm cho miếng trám bị vỡ hoặc bông ra khỏi răng thật, nếu như không biết thì trong quá trình ăn uống thức ăn dễ bám vào kẽ hở theo thời gian tạo ra các vấn đề về sâu răng, viêm nhiễm khác.
  • Vẫn vệ sinh đánh răng hai lần mỗi ngày, cần thực hiện nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm. Súc miệng với các loại nước chuyên dụng từ nha khoa sẽ hạn chế các vấn đề sâu răng hoặc mảng bám. Khi răng trở nên chắc khỏe bạn không phải lo ngại những vấn đề về bệnh lý trên răng. Việc này đồng thời giúp duy trì kết quả trám răng bên và lâu dài hơn.

Những chia sẻ về cách chăm sóc sau khi trám răng sẽ đem lại cho bạn thông tin cần thiết, đây cũng là lời nhắc nhỡ và lưu ý mà sau khi áp dụng dịch vụ trám răng tại nha khoa đều được các bác sĩ, nha sĩ nhắc cho bạn để tránh gặp các rủi ro ngoài mong muốn. Chính vì vậy bạn không nên lơ là và cần thực hiện đúng tạo thành một thói quen tốt hàng ngày cho quá trình chăm sóc răng miệng của mình.

Nếu bạn đang thắc mắc chi phí thực hiện bao nhiêu cho dịch vụ trám răng thì có thể tham khảo nội dung sau đây: BẢNG GIÁ TRÁM RĂNG TẠI TPHCM.

Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi cung cấp không chỉ giúp bạn giải tỏa được băn khoăn “trám răng có đau không?” mà còn biết cách gìn giữ miếng trám bền đẹp lâu dài. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được tư vấn Miễn phí nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc các vấn đề về nha khoa mà bạn đang gặp, hãy yên tâm bạn chắc chắn sẽ tìm thấy nụ cười tự tin đầy thẩm mỹ tại nha khoa.

Trả lời