Trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào? Chuyện là tôi đang gặp phải một sự cố ngoài ý muốn, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, do không cẩn thận tôi đã bị té và gây ra tình trạng mẻ ở chiếc răng cửa hàm trên. Khi quan sát trong gương nhìn rất mất tính thẩm mỹ, với một người thường xuyên phải giao tiếp, có lẽ đây là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy nhờ nha khoa tư vấn giúp tôi vật liệu trám răng cửa phù hợp. Tôi xin cảm ơn! (Tú Vy - 24 tuổi)
Chào bạn Tú Vy!
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật liệu để bạn chọn lựa phục hình trám răng. Tuy nhiên giúp kết quả được lâu dài đặc biệt là tình thẩm mỹ tốt khi cười, nha khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vật liệu để đưa ra quyết định phù hợp.
Nội Dung Bài Viết
Tìm hiểu về vật liệu trám răng phổ biến hiện nay
Tại nha khoa chúng tôi có 5 loại vật liệu trám cho bạn lựa chọn, để biết được “trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?” việc đầu tiên cần nắm những thông tin cụ thể để hiểu rõ đâu là loại phù hợp. Qua các kiến thức nha khoa này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được khi bác sĩ tư vấn từng loại vật liệu phục hình.
Vật liệu trám răng Composite
Đây không phải là một vật liệu quá xa lạ với mọi người khi đến thực hiện trám răng, vì được sử dụng khá phổ biến cho nhiều bệnh nhân giúp khắc phục các vấn đề răng miệng hiệu quả. Vậy ưu điểm và nhược điểm của vật liệu trám răng Composite này ra sao cùng tìm hiểu.
Vật liệu composite là một loại nhựa tổng hợp dùng trong nha khoa phổ biến, giúp phục hình tính thẩm mỹ trên răng cho các trường hợp bị sâu, răng bị hư hỏng. Composite đảm bảo vai trò ăn nhai cho bạn, màu sắc răng tự nhiên, bạn có thể tự tin hoàn toàn sau khi sử dụng vật liệu trám này. Vật liệu trám răng composite có hai thành phần đó là resin (nhựa tổng hợp), filler particles (hạt độn). Giúp cho composite có độ dẻo, độ bền, khả năng chịu lực tốt.
Vật liệu trám răng Amalgam
Về vật liệu trám răng amalgam cũng là một loại được sử dụng phổ biến cho các bệnh nhân tới điều trị. Các thành phần có trong amalgam cụ thể: thuỷ ngân chứa 50%, bạc chứa 20%, còn lại là kim loại chì, kẽm, đồng. Khi thực hiện trám cần nung chảy amalgam, vì thành phần chủ yếu là kim loại nên màu sắc vật liệu có màu sáng bạc, khá phù hợp cho các trường hợp trám ở vị trí bên trong của hàm. Áp dụng cho những tình trạng bị sâu răng, răng thưa hay răng hở. Có ưu điểm như: an toàn cho người sử dụng, mang lại hiệu quả cao, không gây ra trường hợp kích ứng, độ bền đánh giá cao, chịu lực nhai tốt, nên rất phù hợp khi bạn phục hình tại vị trí răng hàm, tuổi thọ khá cao. Một số nhược điểm bạn nên biết: đầu tiên là tính thẩm mỹ không cao, dễ bị đổi màu do các thực phẩm gây ra, vì thành phần chủ yếu là từ kim loại nên có tính dẫn nhiệt khiến cho răng dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ lạnh hoặc đồ nóng.
Vật liệu trám răng GIC
Vật liệu trám răng gic cũng tương tự như các vật liệu trên, được áp dụng trong nhiều cơ sở nha khoa nhằm phục hình khiếm khuyết trên răng. Có nhiều ưu điểm được đánh giá: khả năng giải phóng fluoride ngăn ngừa được tình trạng sâu răng, không gây ra vấn đề kích ứng, được áp dụng cho trường hợp lỗ sâu nhỏ, những vị trí răng không không chịu áp lực nhai quá nhiều. Tuy nhiên vật liệu trám răng gic cũng có các nhược điểm như sau: dễ bị mài mòn, hay nứt vỡ khi có áp lực nhai mạnh, màu sắc răng không khớp với màu răng tự nhiên. Nếu như có ý định lựa chọn vật liệu này bạn cần tham khảo kỹ tư vấn từ bác sĩ, giúp có lựa chọn phù hợp tốt cho mình.
Vật liệu trám răng kim loại
Vật liệu trám răng kim loại đó là đồng, bạc, vàng,… với độ bền cao, tuy nhiên khi phục hình bạn sẽ không hài lòng về tính thẩm mỹ, đặc biệt là vị trí răng cửa. Vì vậy với những trường hợp bị sâu răng hay các tình trạng cần trám răng thì được áp dụng cho vị trí răng hàm.
Vật liệu sứ Inlay/ Onlay
Inlay là miếng trám được làm từ sứ composite hoặc kim loại, áp dụng với trường hợp nứt, sâu răng nhưng chưa gây ảnh hưởng đến múi răng. Còn Onlay có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả múi răng, áp dụng cho trường hợp răng bị hư hỏng nặng hơn. Ưu điểm của vật liệu sứ Inlay/ Onlay: tính thẩm mỹ cao, bảo vệ được mô răng tốt, độ bền cao, tuổi thọ kéo dài từ 10 đến 20 năm có thể lâu hơn nếu bạn biết cách chăm sóc đúng. Chịu lực nhai tốt, vệ sinh dễ dàng, hạn chế được tình trạng kích ứng. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế như: chi phí cao, các bước thực hiện khá phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao, những trường hợp răng bị tổn thương quá nặng thì bạn không nên áp dụng vật liệu sứ này.
Như vậy đây là những vật liệu được áp dụng để trám răng hiện nay, bạn Tú Vy tham khảo từ đó đưa ra quyết định khi phục hình vị trí răng cửa bị mẻ.
Trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?
Trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào? Những nội dung nha khoa chia sẻ về từng vật liệu trám có lẽ bạn đã biết câu trả lời cho mình rồi. Với vị trí răng cửa nơi mà trung tâm của ánh nhìn trong giao tiếp, bạn nên sử dụng vật liệu trám răng composite giúp khắc phục được tính thẩm mỹ tốt tại vị trí này. Đặc biệt độ bền cao, mang lại một kết quả lâu dài vì vậy đó là sự lựa chọn tốt cho bạn. Ngoài nội dung này thì nha khoa muốn chia sẻ các thông tin cần lưu ý khi thực hiện trám răng cửa bị mẻ, giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi hạn chế vấn đề phải thực hiện trám đi trám lại do các sự cố ngoài mong muốn.
- Nha khoa và bác sĩ cần uy tín và có kinh nghiệm: Đây được xem là lưu ý đầu tiên khi phục hình trám răng cửa, một địa chỉ uy tín thực sự không khó để bạn tìm kiếm. Với nhiều cơ sở nha khoa ra đời đi kèm là đa dạng sự lựa chọn cho bạn, không phải đâu cũng là nơi cung cấp dịch vụ không đảm bảo vì vậy đừng quá lo lắng. Để có sự lựa chọn tối ưu cho mình giúp thuận tiện đi lại bạn nên tìm kiếm nhiều cơ sở, từ đó tìm hiểu kỹ càng và quyết định. Khi chọn phải nơi dịch vụ không uy tín dễ gặp các nguy cơ rủi ro trong quá trình phục hình, từ kỹ thuật thực hiện cho đến nguồn gốc sản phẩm sử dụng.
- Vật liệu trám răng có nguồn gốc rõ ràng: Trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám, thông thường khi bạn đến cơ sở nha khoa uy tín sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về vật liệu trám. Nhưng nếu chọn phải một nơi không đảm bảo uy tín, chất lượng, thì liệu những vật liệu trám đó có đảm bảo hay không. Khi sử dụng vật liệu không rõ nguồn gốc, sẽ gặp phải những trường hợp như: miếng trám bị gãy vỡ, không bảo vệ được vị trí trám, gây kích ứng cho người dùng, độ bền kém, vai trò ăn nhai không tốt. Vì vậy đây là lưu ý mà bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định “trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?”.
- Có cách chăm sóc đúng để không gặp các tác động bên ngoài gây gãy vỡ răng sứ: Đúng vậy muốn duy trì được hàm răng khỏe mạnh, hay một cơ thể tốt thì chúng ta cần phải có cách chăm sóc đúng. Đối với trường hợp trám răng cửa bị mẻ bạn cần lưu ý nhiều hơn vấn đề chăm sóc, cần phải phòng tránh gãy vỡ, bám màu, mới đem lại kết quả lâu dài cho chiếc răng điều trị và tính thẩm mỹ tốt.
Như vậy nội dung giải đáp “trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?” sẽ đem lại cho bạn một câu trả lời rõ ràng, từ đó yên tâm đưa ra quyết định phục hình trám răng.
Cách chăm sóc răng cửa sau khi trám
Để duy trì kết quả trám răng cửa được lâu dài, tăng độ bền đảm bảo tính thẩm mỹ tốt, hạn chế chi phí phải phục hình, nha khoa chia sẻ cách chăm sóc răng cửa sau khi trám hiệu quả cho bạn Tú Vy được nắm bắt.
- Sau khi thực hiện 30 phút bạn cần lưu ý không nên sử dụng đồ uống hay ăn món gì, điều này giúp cho miếng trám có thời gian khô và bám chặt ổn định trên răng tốt. Đồng thời nên nghỉ ngơi thay vì vận động, để tăng hiệu quả sau khi trám. Không chỉ thực hiện trám răng cửa, mà bạn áp dụng trám ở vị trí nào trên hàm răng cũng cần lưu ý điều này.
- Thời gian đầu sau khi trám răng, hay trong quá trình lâu dài về sau, bạn cần cẩn trọng với những thức ăn có độ cứng, dai, giòn, nóng, lạnh. Điều này tăng độ bền cho miếng trám, tránh các tình trạng vỡ, nứt.
- Ngoài ra vệ sinh răng miệng mỗi ngày là điều không thể thiếu, đánh răng, dùng các loại tăm nước hay chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn bám trong kẽ răng. Cần dùng nước súc miệng hàng ngày loại bỏ tốt các vi khuẩn gây hại, cũng như giúp nướu khỏe mạnh hơn.
- Lưu ý trong chăm sóc răng miệng đó là dụng cụ đi kèm cần được chọn lựa kỹ, ví dụ như bàn chải nên ưu tiên kích cỡ phù hợp với hàm răng của bạn, cần sử dụng loại có lông mềm mịn để hạn chế tổn thương cho nướu.
- Sau khi trám răng xong nếu bạn thấy các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện các cơn đau nhức, bị cộm vướng khi ăn nhai hoặc khi hai hàm chạm nhau, chảy máu … thì nhanh chóng liên hệ với cơ sở nha khoa để tái khám, bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý kịp thời.
Khi bạn giải đáp được thông tin “trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?”, nên tham khảo cách chăm sóc giúp sở hữu hàm răng thẩm mỹ lâu dài.
Tóm lại với câu trả lời cho bạn Tú Vy về trường hợp “trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?” Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn tin rằng sau khi tham khảo các thông tin, bạn sẽ đưa ra quyết định đúng phù hợp với vị trí mẻ răng cửa. Để không phải lo lắng, bạn hãy liên hệ chúng tôi sẵn sàng tư vấn trực tiếp giúp bạn yên tâm trước khi điều trị.