Vôi hóa tuyến nước bọt là gì? Vì sao cần phải điều trị sớm khi phát hiện bản thân bị bệnh? Thực chất, bệnh vôi hóa tuyến nước bọt liên quan đến những thay đổi xấu trong ống dẫn tuyến nước bọt. Lúc này có một viên sỏi tồn đọng gây ra hiện tượng tắc nghẽn, bệnh nhân bị khó chịu và đau nhức, lâu dần ảnh hưởng tới dây thần kinh cơ mặt.
Có rất nhiều lý do gây ra bệnh sỏi tuyến nước bọt, trong đó có vấn đề xuất phát từ bên trong hoặc liên quan tới những thói quen không tốt của người bệnh. Để biết thêm thông tin về căn bệnh này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như cách xử lý dứt điểm bệnh vôi hóa tuyến nước bọt.
Nội Dung Bài Viết

Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh gì?
Vôi hóa tuyến nước bọt là một bệnh lý có biểu hiện sưng phồng tuyến nước bọt một cách bất thường khi ăn nhai. Điều này xảy ra do sự lắng đọng của canxi, có nghĩa là canxi tồn đọng lâu ngày, gây ra hiện tượng vôi hóa kéo dài sẽ hình thành sỏi. Đó là lý do bệnh này còn có tên gọi sỏi tuyến nước bọt. Viên sỏi nằm trong không gian tuyến nước bọt, kích thích và làm cho chúng bị ảnh hưởng, sưng to lên.
Tuy nhiên, tuyến nước bọt sẽ hết phồng to khi nước bọt được tiết ra nhiều mỗi khi ăn nhai. Nên nhiều người lầm tưởng chúng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Nhưng sự tích tụ canxi nhiều sẽ làm cho viên sỏi có kích thước ngày càng to hơn. Chúng quá to và chắn ngang tuyến nước bọt, khiến cho tuyến nước bọt bị tắc nghẽn, gây sưng đau, khó chịu. Tình trạng sỏi có trong tuyến nước bọt xuất hiện nhiều ở dưới hàm và mang tai, còn những tuyến khác hầu như không có.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh sỏi tuyến nước bọt
Khi nói tới nguyên nhân gây ra bệnh vôi hóa tuyến nước bọt thì sẽ có rất nhiều ý kiến xoay quanh. Người thì cho rằng sự xuất hiện sỏi ở tuyến nước bọt do rối loạn chuyển hóa canxi và một số chất trong cơ thể. Tinh thể canxi tồn tại quá nhiều, lắng đọng ở lòng ống tuyến, gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hoặc có trường hợp, viên sỏi được hình thành ở tuyến nước bọt vì ảnh hưởng của ổ nhiễm trùng trước đó do dị vật gây ra. Cũng có một số người bị bệnh sỏi nước bọt nhưng không rõ lý do cụ thể. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân gây ra bệnh vôi hóa tuyến nước bọt như sau:
- Cơ thể mất nước làm cho dịch trong tuyến nước bọt cô đặc lại.
- Các bữa ăn hằng ngày không đảm bảo dinh dưỡng, dẫn tới thiếu dưỡng chất.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh liên quan ở tuyến nước bọt hoặc túi mật.
- Dùng thuốc đặc trị bệnh trong thời gian dài.
- Người hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích thường xuyên cũng có nguy cơ cao xuất hiện sỏi trong tuyến nước bọt.
Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị sỏi tuyến nước bọt
Bệnh nhân bị bệnh sỏi tuyến nước bọt sẽ cảm thấy khó chịu vì viên sỏi tồn tại gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt. Các biểu hiện cho thấy có thể bạn bị bệnh vôi hóa tuyến nước bọt gồm:
- Khu vực tuyến nước bọt bị viêm sẽ gây đau nhức, cơn đau từ nhẹ đến nặng, đau nhất khi bạn ăn uống.
- Vùng ống dẫn sỏi sưng phù, bệnh nhân cảm thấy có gì đó đè nặng ngay ở tuyến nước bọt.
- Ống dẫn chứa sỏi sẽ bị sưng đỏ, viêm to, dù sờ tay bên ngoài thôi cũng thấy rõ viên sỏi.
- Kích thước viên sỏi sẽ khác nhau tùy vào từng người, viên sỏi có trong tuyến nước bọt có thể hành sốt, xuất hiện hạch ở góc hàm và thậm chí là có mủ.
Những biến chứng nguy hiểm của vôi hóa tuyến nước bọt
Thoạt đầu, tình trạng sỏi có trong tuyến nước bọt chỉ gây khó chịu một chút khi ăn nhai chứ chưa có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi viên sỏi bắt đầu lớn dần, có kích thước to hơn sẽ cản trở sự lưu thông của dòng chảy trong tuyến, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Thức ăn chưa được xử lý kỹ càng đã được đưa xuống dạ dày, làm hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh mẽ, áp lực dồn nén nhiều hơn. Ngoài ra, người bị bệnh này còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Viêm tuyến dưới hàm
Viên sỏi có kích thước to chúng ma sát với bề mặt của ống tuyến nước bọt, gây ra viêm nhiễm. Lúc này, vùng dưới hàm sẽ có cảm giác đau nhức nhiều, cơn đau lan sang vùng tai và đầu. Một số bệnh nhân bị nặng hơn còn có triệu chứng nóng rát, sốt cao, mưng mủ,... Không điều trị kịp thời chất dịch mủ chảy ra ở ngoài da, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Viêm nhiễm vùng sàn miệng
Vùng sàn miệng là khu vực được xếp vào vị trí dễ bị ảnh hưởng của sỏi tuyến nước bọt nhất. Bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ăn uống, giao tiếp nếu bị vôi hóa tuyến nước bọt dẫn tới viêm nhiễm ở vùng sàn miệng, đi kèm với những triệu chứng là sốt, đau nhức.
Xuất hiện áp xe và liệt mặt
Viêm nhiễm kéo dài, sỏi xuất hiện trong tuyến nước bọt gây áp xe và liệt mặt. Đây là biểu hiện nguy hiểm nhất vì lúc này các dây thần kinh bị chèn ép nhiều, tổn thương cơ mặt nghiêm trọng. Bệnh nhân nếu bị liệt mặt sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
Điều trị bệnh vôi hóa tuyến nước bọt như thế nào?
Có thể thấy, nếu để tình trạng sỏi tuyến nước bọt kéo dài mà không tìm cách xử lý nhanh chóng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe. Viên sỏi ngày càng to hơn, gây chèn ép và tắc nghẽn tuyến nước bọt. Dưới đây là hướng điều trị của bệnh sỏi tuyến nước bọt theo từng trường hợp khác nhau, bao gồm:
Bị nhiễm khuẩn
Sỏi trong tuyến nước bọt gây nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng ra ảnh hưởng tới sức khỏe. Quá trình điều trị khi dùng thuốc kháng sinh sẽ kéo dài tầm 3 - 7 ngày tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dùng thuốc kháng sinh có thể điều trị bệnh viêm nhiễm nhưng phải sử dụng đúng theo đơn bác sĩ kê. Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh không kê đơn vì dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Hậu quả của kháng thuốc kháng sinh để lại rất nghiêm trọng, khiến cho việc điều trị các bệnh lý sau này không đạt kết quả.
Điều trị sỏi nhỏ
Bệnh nhân bị bệnh vôi hóa tuyến nước bọt nhưng viên sỏi chưa to, vẫn còn nhỏ thì có thể áp dụng cách ngậm đồ chua trong miệng như chanh để kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn. Đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến nước bọt mà không cần phải can thiệp điều trị nhiều.
Điều trị sỏi lớn
Viên sỏi trong tuyến nước bọt đã to, bạn sờ vào thấy cộm cấn thì không thể áp dụng cách đẩy sỏi ra ngoài bằng đồ chua được nữa. Lúc này, phải can thiệp dao kéo, rạch một đường nhỏ ở tuyến nước bọt, cẩn thận đưa viên sỏi ra ngoài. Cách này phải tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị chứ không được tự ý thực hiện ở nhà.
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng đối với những bệnh nhân gặp tình trạng sỏi tuyến nước bọt phức tạp. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện và kiểm tra, sau đó lấy viên sỏi ra ngoài bằng phương pháp nội soi. Trường hợp nặng hơn có khi phải cắt bỏ tuyến giáp mới xử lý được.
Chung quy lại, sử dụng phương pháp điều trị vôi hóa tuyến nước bọt nào còn liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất vẫn là tình trạng bệnh của mỗi người. Điều trị sỏi có trong tuyến nước bọt không phải là kỹ thuật quá khó khăn. Tuy nhiên, vì tác động trực tiếp vào khoang miệng của bệnh nhân nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững vàng, kiểm tra và đưa ra kết luận bệnh, từ đó giải quyết nhanh bệnh lý này.
Bạn có thể đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, tại đây chuyên điều trị các vấn đề về răng miệng. Bệnh viện sở hữu bác sĩ giàu kinh nghiệm, sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng vôi hóa tuyến nước bọt, xác định viên sỏi và đưa nó ra ngoài. Giúp cho tuyến nước bọt không bị tắc nghẽn, loại bỏ cảm giác đau nhức và khó chịu.
Sự uy tín của bệnh viện thể hiện ở đánh giá của những bệnh nhân đã sử dụng dịch vụ trước đó. Hiện tại, bệnh viện có tới 18 chi nhánh, toàn bộ đều được xây mới khang trang, có cơ sở vật chất đảm bảo, máy móc nội soi hiện đại phục vụ cho ca phẫu thuật,... Nhờ đó mà bệnh sỏi tuyến nước bọt của bệnh nhân được điều trị dứt điểm, không để lại những biến chứng nguy hiểm sau này.
Hiện tại, bệnh viện làm việc xuyên suốt từ thứ 2 tới chủ nhật, bác sĩ có làm việc ngoài giờ hành chính để tạo ra sự tiện lợi cho bệnh nhân đến khám và điều trị. Phòng khám có nhận đặt lịch hẹn trước, giúp bệnh nhân chủ động về giờ giấc, rất phù hợp với những người bận bịu.
Cách phòng bệnh vôi hóa tuyến nước bọt
Bệnh sỏi tuyến nước bọt xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã liệt kê ở trên. Vậy có cách nào phòng tránh bệnh sỏi tuyến nước bọt hay không? Hầu hết bệnh nhân phát hiện bản thân bị vôi hóa tuyến nước bọt khi có cảm giác đau nhức, khó chịu. Lúc này viên sỏi đã hình thành và chỉ khi đẩy nó ra khỏi tuyến nước bọt tình trạng sưng đau mới chấm dứt. Với mong muốn giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi tuyến nước bọt chúng tôi cung cấp một số biện pháp như sau:
- Uống đủ nước, bổ sung nước cho cơ thể ít nhất 2 lít/ ngày để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Bởi vì khi thiếu nước, nước bọt sẽ dễ bị cô đặc, canxi lắng đọng và dễ hình thành sỏi hơn.
- Không được tự ý dùng thuốc mua bên ngoài.
- Ngưng sử dụng thuốc lá để ngăn chặn sỏi hình thành trong tuyến nước bọt.
- Chăm sóc răng miệng tốt, khám răng miệng định kỳ.
Vôi hóa tuyến nước bọt cần phải điều trị sớm để không làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng nói chung của bạn. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh này hãy tới Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, bác sĩ sẽ kiểm tra và loại bỏ viên sỏi nhanh chóng, an toàn, không để lại biến chứng nguy hiểm.