Nhổ răng khôn có cần trồng lại không? Cháu bị đau răng khôn. Tình trạng đau nhức đã kéo dài 3 ngày không khỏi. Mặc dù cháu đã mua thuốc uống tại nhà. Qua tìm hiểu cháu nhận thấy răng khôn đau nhức kéo dài là do bị mọc lệch, phải nhổ bỏ. Không biết chiếc răng này sau khi nhổ có cần phải trồng lại cho đủ răng không? Cháu không biết nhiều về răng này, mong được bác sĩ giải đáp giúp ạ! (Kiều Trang - Thủ Đức, TP HCM)
Kiều Trang thân mến!
Răng khôn là chiếc răng mọc gây nhiều trở ngại. Không phải riêng bạn mà bất kỳ ai mọc răng khôn cũng sẽ cảm thấy đau nhức hoặc gặp phải các vấn đề liên quan. Để giúp Kiều Trang hiểu hơn về răng khôn cũng như trút bỏ thắc mắc nhổ răng khôn có cần trồng lại không của mình, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin như sau:
Nội Dung Bài Viết
Các trường hợp nhận chỉ định nhổ răng khôn
Răng khôn - những chiếc răng đáng ghét xuất hiện mà chẳng ai mong muốn. Bởi, sự "ra đời" của chúng gây nên không ít "giông bão" trong hệ thống khoang miệng. Khi răng khôn bắt đầu nhú lên, những cơn đau nhức ập tới khiến khổ chủ khó chịu, sinh hoạt ăn uống và vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Sự đau nhức này phát sinh từ việc nó không có đủ chỗ mọc trên cung hàm vì mọc quá muộn.
Không chỉ đau nhức, răng khôn còn gây ra hàng loạt các vấn đề răng miệng khác như: lợi trùm, viêm nướu, sâu răng, nha chu... Cũng vì lẽ này mà những chiếc răng số 8 dù mọc muộn cũng chẳng mấy được "hoan nghênh". Chúng đa phần được chỉ định nhổ bỏ để chấm dứt tình trạng đau nhức, ngăn ngừa các vấn đề nha khoa khác.
Để giải đáp nhổ răng số 8 có cần trồng lại không, mời Kiều Trang cùng khám phá các trường hợp mọc của răng khôn được chỉ định nhổ bỏ dưới đây:
Mọc lệch
Vì không có chỗ để đâm thẳng lên trên, răng khôn rất dễ mọc nghiêng qua trái qua phải hoặc lệch ra trước hay lùi vô sau so với các răng khác trên cung hàm. Tình trạng mọc lệch này là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau nhức kéo dài. Răng khôn mọc lệch được loại bỏ sớm để tránh nguy cơ đâm vào má hoặc đâm qua răng số 7.
Mọc ngầm
Mọc ngầm cũng là tình trạng phổ biến ở những chiếc răng khôn. Đây là tình trạng răng khôn đủ tuổi mọc và có mầm răng nhưng không thể trồi lên được khỏi nướu. Lúc này, chúng rất dễ đâm vào xương, chân răng số 7 hoặc đâm ra môi, má gây sưng đau dữ dội. Loại bỏ răng khôn để ngăn chặn thương tổn tới các cơ, các bộ phận khoang miệng bị tác động.
Lợi trùm răng khôn
Rất nhiều người bệnh lầm tưởng răng khôn mọc ngầm chính là lợi trùm. Tuy nhiên, đây là 2 dạng mọc hoàn toàn khác biệt. Lợi trùm răng khôn là hiện trạng răng khôn có thể nhú lên khỏi nướu, đã mọc được 1 ít nhưng bị phần lợi lồi lên trên và chắn ngang đầu. Khi bị lợi trùm, răng khôn không thể tiếp tục mọc mà gây sưng viêm vùng nướu và sẽ càng trở nặng hơn nữa nếu không được xử lý kịp thời.
Răng khôn gây đau nhức không nhất thiết phải nhổ
Nếu chỉ tìm hiểu nhổ răng khôn có cần trồng lại không mà không phân tích cặn kẽ hơn, chắc hẳn Kiều Trang cũng nghĩ rằng, mọi trường hợp răng khôn gây đau nhức kéo dài đều được chỉ định nhổ. Song, trên thực tế, không phải chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ. Đau nhức là tình trạng vô cùng bình thường khi mọc răng khôn. Dù cho chúng mọc thẳng, chúng ta cũng vẫn cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ trong từng giai đoạn mà nó nhú lên.
Bạn nên biết rằng, răng khôn mọc để hoàn thiện bộ răng của người trưởng thành gồm 32 chiếc. Đã có rất nhiều trường hợp người trưởng thành sở hữu đủ bộ răng này. Nghĩa là không ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, không gây bất kỳ biến chứng nào. Trong những trường hợp này, răng khôn được khuyến khích giữ lại. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta theo dõi quá trình mọc răng khôn tại nha khoa.
Tại nha khoa, để hạn chế bớt cơn đau nhức cho người bệnh, bác sĩ kê thuốc giảm đau an toàn với từng cơ địa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được kiểm tra, xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như vôi răng, sâu răng... Như vậy, không phải trường hợp đau răng khôn nào cũng phải nhổ bỏ, Kiều Trang không cần phải quá lo lắng có nên trồng răng số 8 sau khi loại bỏ hay không.
Nhổ răng khôn có cần trồng lại không?
Với thắc mắc nhổ răng khôn có cần trồng lại không của không ít người bệnh khi đau răng khôn, bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Sài Gòn đưa ra lời giải đáp là không cần thiết. Răng khôn mọc tại vị trí trong cùng, tuy nó xuất hiện với vai trò hoàn thiện hàm răng nhưng lại không nắm giữ các chức năng quan trọng khác.
Việc mất đi một hay vài răng khôn tại vị trí trong cùng của cung hàm là điều bình thường, không gây cản trở thẩm mỹ hay làm gián đoạn quá trình ăn nhai. Hơn nữa, quá trình trồng lại răng khôn lại tương đối phức tạp, thường sẽ khó khăn so với các răng hàm ở bên ngoài.
Thông thường, lời khuyên phục hình răng sau khi nhổ được áp dụng với các trường hợp răng hàm nắm giữ chức năng ăn nhai quan trọng hoặc có tính chất quyết định thẩm mỹ. Do đó, nếu được chỉ định nhổ bỏ răng khôn, Kiều Trang cũng không cần phải băn khoăn nhổ răng khôn có cần trồng lại không đâu nhé!
Các bước nhổ răng khôn theo tiêu chuẩn
So với các răng khác, quá trình loại bỏ răng khôn diễn ra phức tạp hơn. Do răng này nằm ở vị trí khó và có kích thước khá lớn. Tuy nhiên, với một quy trình chuẩn chỉnh theo tiêu chuẩn, mọi thao tác được tiến hành trong điều kiện vô trùng cùng sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn vững vàng, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ điều trị chất lượng.
Kiểm tra tình trạng răng khôn
Bệnh nhân được kiểm tra kỹ lưỡng vùng răng khôn để xác định tình trạng răng khôn mọc như thế nào. Nếu răng khôn mọc gây biến chứng sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Tại đây, bác sĩ tư vấn về phương pháp nhổ răng phù hợp với cơ địa người bệnh, thời gian thực hiện, các vấn đề có thể gặp phải và hướng xử lý.
Vệ sinh vùng khoang miệng
Qua quá trình khám, nếu phát hiện thấy các vấn đề khác như vôi răng, sâu răng, viêm nướu... bác sĩ thực hiện cạo bỏ, điều trị dứt điểm để đảm bảo việc nhổ răng không xảy ra viêm nhiễm. Với những hàm răng khỏe mạnh, không bệnh lý, bác sĩ cũng sẽ xử lý khoang miệng bằng cách cho bệnh nhân súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng.
Gây tê giảm đau
Gây tê với loại thuốc an toàn, phù hợp cơ địa người bệnh giúp quá trình tiểu phẫu diễn ra thuận lợi. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với tâm lý người bệnh, nhất là những người sợ đau, dễ hoang mang trước các ca phẫu thuật.
Tiểu phẫu nhổ răng khôn
Đầu tiên, bác sĩ rạch một đường tại vùng nướu - nơi răng khôn đang mọc lệch, mọc ngầm hoặc lợi trùm. Vị trí và hình dạng của đường rạch phụ thuộc vào vị trí, hướng mọc, độ khó của răng khôn. Mục đích của việc rạch nướu là để bộc lộ răng khôn và phần xương hàm bao quanh nó.
Sau khi rạch nướu, bác sĩ bóc tách nướu để nhẹ nhàng lật vạt nướu. Vạt nướu là phần mô nướu được tách ra khỏi xương hàm. Việc lật vạt nướu giúp quan sát rõ hơn răng khôn và xương hàm, đồng thời tạo không gian để thao tác nhổ răng dễ dàng hơn.
Khi răng đã được bộc lộ hoàn toàn, sử dụng kìm nhổ răng và bẩy để nhẹ nhàng lung lay, lấy răng ra khỏi ổ răng. Sau khi răng đã được lấy ra sẽ kiểm tra kỹ ổ răng để đảm bảo không sót lại vụn răng hoặc xương. Bác sĩ sẽ áp dụng lực kiểm soát và cẩn thận để tránh làm gãy răng hoặc gây tổn thương cho xương hàm.
Khâu đóng nướu
Nếu vết rạch nướu lớn, bác sĩ sẽ khâu đóng vết thương bằng chỉ khâu. Chỉ khâu có thể là loại tự tiêu (sẽ tự tiêu biến sau một thời gian) hoặc loại không tự tiêu (cần phải được cắt chỉ sau vài ngày). Việc khâu nướu giúp cầm máu, giảm sưng tấy, giúp vết thương mau lành.
Hiểu rõ nhổ răng số 8 có phải trồng lại không cũng như quy trình nhổ răng khôn an toàn, Kiều Trang cũng nên biết rằng, việc chăm sóc và tuân thủ các chỉ định của nha sĩ sau nhổ răng cũng là điều vô cùng quan trọng mà mỗi bệnh nhân cần phải ghi nhớ.
Làm gì hữu ích sau khi nhổ răng khôn?
Sau khi nhổ răng khôn, việc chăm sóc đúng cách giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, tránh các biến chứng. Dưới đây là những lời khuyên nha khoa bệnh nhân nên tuân theo:
- Kiểm soát chảy máu: Ngay sau khi nhổ răng, bệnh nhân được đặt một miếng gạc lên vết thương. Hãy cắn chặt gạc này trong khoảng 30-60 phút để cầm máu. Nếu máu vẫn tiếp tục rỉ ra sau đó, hãy thay gạc mới và tiếp tục cắn chặt.
- Giảm sưng đau: Chườm lạnh bên ngoài má, tại vị trí nhổ răng, trong 24-48 giờ đầu tiên. Chườm 15-20 phút mỗi lần, cách nhau khoảng 1-2 tiếng. Điều này giúp giảm sưng đau hiệu quả. Sau 48 giờ, có thể chuyển sang chườm ấm để tan máu bầm (nếu có).
- Sử dụng thuốc theo chỉ định: Uống thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh theo đúng liều lượng, thời gian.
- Chế độ ăn uống: Những ngày đầu, nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa chua. Tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng, có nhiều vụn nhỏ. Không nhai bên phía răng mới nhổ.
- Vệ sinh răng miệng: Súc miệng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn. Tránh khạc nhổ mạnh. Hạn chế chải răng trực tiếp vào vùng nhổ răng trong vài ngày đầu.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh vận động mạnh, không làm việc quá sức trong 3 - 5 ngày đầu sau nhổ răng.
Trên đây là những thông tin Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn chia sẻ đến Kiều Trang nhằm giúp bạn giải đáp nhổ răng khôn có cần trồng lại không. Để đảm bảo an toàn, không gặp biến chứng nào trong quá trình mọc răng khôn, bạn nên biết trực tiếp tại bệnh viện để được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng. Một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, có chuyên môn sẽ giúp chúng ta duy trì tốt sức khỏe răng miệng và nụ cười tự tin!