Trồng răng implant có đau và nguy hiểm không? Trồng răng giải pháp khôi phục lại những chiếc răng đã mất, mang đến một tính thẩm mỹ cao. Song, không phải trường hợp nào cũng có thể tham gia trồng răng an toàn. Nếu bạn đang trong tình trạng mất răng và mong muốn được phục hình răng thẩm mỹ, xin đừng bỏ qua các thông tin hữu ích dưới đây!
Một hàm răng chắc khỏe, đầy đủ răng là điều kiện để quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi. Khi chẳng may một hay nhiều răng trên cung hàm mất đi, sự kết hợp hài hòa giữa 2 cung hàm trên và dưới dường như bị phá bỏ. Lúc này, việc phục hình răng với kỹ thuật phù hợp là điều thiết yếu để quá trình ăn uống diễn ra tự nhiên.
Nội Dung Bài Viết
Sự bất tiện thường gặp khi chẳng may bị mất răng
Mất răng là một tình trạng đáng lo ngại, nó không chỉ khiến chúng ta cảm thấy tự ti mà còn gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là những bất tiện thường gặp khi mất răng:
- Khó khăn trong ăn nhai: Việc mất răng khiến quá trình nhai trở nên khó khăn hơn, phải hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai hoặc cần nhai kỹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thưởng thức thức ăn mà còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khoảng trống do răng mất gây ra sẽ làm mất đi sự hài hòa của khuôn mặt, khiến khổ chủ cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Nụ cười không còn tươi tắn và rạng rỡ như trước.
- Răng xô lệch: Khi mất một răng, các răng xung quanh có xu hướng xô lệch để lấp đầy khoảng trống. Răng mất không chỉ khiến ngoại hình kém xinh mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, gây hại cho răng miệng.
- Tiêu xương hàm: Lực nhai của răng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương hàm. Khi mất răng, lực nhai giảm đi, xương hàm sẽ dần tiêu biến. Điều này làm cho khuôn mặt bị hóp, lão hóa nhanh chóng.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Mất răng có thể gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm, dẫn đến tình trạng đau đầu, đau tai, khó mở miệng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Việc mất răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tổng thể như rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng, người bị mất răng nên chăm sóc răng miệng tốt, đi khám nha khoa định kỳ và tìm cách phục hình răng càng sớm càng tốt.
Trồng răng bị mất bằng phương pháp nào tốt?
Trong những năm gần đây, Cấy ghép Implant đang được công nhận là giải pháp tối ưu cho người mất răng. Thay vì chỉ phục hồi phần nhìn thấy được của răng như các phương pháp khác, Implant còn thay thế cả chân răng, giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Trụ implant làm từ titan, là một cấu trúc nhân tạo có tính tương quan sinh học cao. Trụ implant sẽ được đặt vào xương hàm để thay thế chân răng thật, tạo nên một nền tảng vững chắc cho răng sứ.
- Độ bền cao, gần như vĩnh viễn: Chất liệu titan của Implant không chỉ bền vững mà còn có khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể người. Việc tích hợp chặt chẽ giữa trụ Implant và xương hàm đảm bảo sự ổn định lâu dài cho răng sứ. Implant có tuổi thọ rất cao, thậm chí có thể kéo dài cả đời nếu được chăm sóc đúng cách.
- Chức năng nhai hoàn hảo như răng thật: Implant mang đến trải nghiệm ăn nhai tự nhiên như răng thật, không gây bất kỳ khó chịu nào. Cảm giác tự nhiên khi ăn nhai giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn các món ăn yêu thích.
- Ngăn ngừa tiêu xương hiệu quả: Khi mất răng, xương hàm không được kích thích bởi lực nhai, dẫn đến tình trạng tiêu hủy dần. Nhờ Implant, xương hàm sẽ được kích thích liên tục, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương xảy ra.
- Thẩm mỹ tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt: Răng sứ được gắn trên Implant được chế tạo với màu sắc, hình dáng và kích thước giống hệt răng thật. Hàm răng sẽ trở nên đều đặn, trắng sáng và tự nhiên hơn, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
- Bảo tồn răng thật, không xâm lấn: Một trong những ưu điểm vượt trội của Implant so với các phương pháp khác là không cần phải mài nhỏ răng thật bên cạnh để làm trụ cầu. Điều này giúp bảo vệ răng thật, tránh tổn thương và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
- Tăng cường sự tự tin: Hàm răng chắc khỏe, đều đẹp không chỉ giúp ăn nhai tốt hơn mà còn mang lại sự tự tin trong giao tiếp. Người dùng sẽ thoải mái cười nói, giao tiếp mà không còn phải lo lắng về hàm răng của mình.
Trồng răng implant có đau và nguy hiểm không?
Để giải đáp trồng răng implant có đau và nguy hiểm không thì trước tiên chúng tôi sẽ nêu sơ qua về kỹ thuật trồng răng trước cho bạn hiểu kỹ. Kỹ thuật trồng răng implant đây là một dạng tiểu phẫu trong nha khoa, các bước thực hiện chữa trị đều được sử dụng thuốc gây tê để tránh tình trạng gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian phục hồi nhanh chóng kết quả mang lại cho bệnh nhân rất hài lòng.
Với câu hỏi trồng răng implant có đau và nguy hiểm không, xin khẳng định là sẽ không đau và không nguy hiểm, từ những bước nhỏ đến phức tạp đều được xử lý và điều trị rất kỹ lưỡng. Khi cắm trụ implant được làm bằng titan, bệnh nhân sẽ không hề cảm thấy đau đớn, miệng chỉ có chút cảm giác hơi tê cứng chút thôi.
Sau khi đã xong quá trình cắm ghép implant thì sau vài phút thuốc gây tê sẽ hết tác dụng, người trồng răng sẽ thấy đau chút ít, những trường hợp này thì không thể không tránh khỏi, điều này bạn yên tâm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau trước khi ra về để ngăn chặn cơn đau.
Cảm giác ê nhức sau khi trồng răng implant tương tự như khi nhổ răng, hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau nên không cần quá sợ hãi về việc trồng răng implant có đau và nguy hiểm không.
Implant phục hình răng được thực hiện thế nào?
Vì implant là kỹ thuật phục hình răng khá phức tạp nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện cực kỳ quan trọng trong việc quyết định sự thành công, cũng như các rủi ro có thể xảy đến. Hiện nay, với kinh nghiệm thực tiễn hàng chục năm trong việc trồng răng implant, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn tự tin mang đến quý khách hàng dịch vụ phục hình răng chuẩn quốc tế, giúp các bệnh nhân trút bỏ lo lắng trồng răng implant có đau và nguy hiểm không.
Tại bệnh viện, quá trình phục hình răng implant diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn trong phòng phẫu thuật vô trùng. Mỗi thao tác đều được cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể xảy đến, cụ thể, bạn có thể hình dung như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Kiểm tra toàn diện tình trạng răng miệng của bạn để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Quá trình này bao gồm việc khám lâm sàng, chụp X-quang và tư vấn chi tiết. Bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về quy trình, chi phí và thời gian điều trị. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ xây dựng một lộ trình điều trị phù hợp, xác định vị trí, số lượng Implant cần thiết và loại mão sứ thích hợp.
Bước 2: Giai đoạn phẫu thuật
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cấy ghép Implant theo đúng kế hoạch đã đề ra. Gây tê cục bộ sẽ giúp bạn không cảm thấy đau trong khi bác sĩ tiến hành cấy ghép. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tạo các lỗ khoan nhỏ trên xương hàm, sau đó đặt trụ vào các lỗ khoan này và cố định bằng vít. Cuối cùng, vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
Bước 3: Giai đoạn lành thương
Đây là giai đoạn quan trọng để trụ Implant tích hợp với xương hàm. Sau khi phẫu thuật, bạn cần thời gian để vết thương lành lại và trụ răng ổn định. Trung bình, quá trình lành thương và tích hợp Implant kéo dài khoảng 2-6 tháng. Để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.
Bước 4: Gắn Abutment
Sau khi trụ Implant đã hòa hợp hoàn toàn với xương hàm, tạo thành một nền tảng vững chắc, bác sĩ sẽ tiến hành bước tiếp theo: gắn Abutment. Abutment chính là thành phần trung gian, kết nối trụ Implant với mão răng sứ bên trên. Abutment đảm bảo sự ổn định của mão răng sứ, cho phép bạn thưởng thức mọi loại thức ăn mà không lo bị lung lay.
Bước 5: Gắn mão răng sứ
Sau khi gắn Abutment, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tạo mão răng sứ. Mão răng sứ được thiết kế riêng cho từng trường hợp, đảm bảo về màu sắc, hình dáng và kích thước giống với răng thật. Khi mão răng sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn lên Abutment để hoàn tất quá trình phục hình.
Bước 6: Tái khám định kỳ
Để đảm bảo răng Implant luôn chắc khỏe và bền vững, bạn nên đến nha khoa tái khám định kỳ. Việc tái khám giúp bác sĩ theo dõi quá trình lành thương, kiểm tra độ ổn định của Implant và thực hiện vệ sinh răng miệng chuyên sâu. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra, đồng thời duy trì một hàm răng đẹp tự nhiên và chức năng ăn nhai hoàn hảo.
Việc bệnh nhân cần làm khi quá trình trồng răng implant kết thúc là áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học để thúc đẩy quá trình lành thương. Đừng quá lo lắng, bởi bác sĩ sẽ có những lời khuyên bổ ích, phù hợp với từng giai đoạn phục hồi vết thương. Để hàm răng luôn bền chắc, làm tốt vai trò ăn nhai, người trồng răng đừng quên phải luôn chăm sóc thật tốt, ăn uống điều độ và không để lực va chạm lực quá mạnh, làm sứt mẻ, gãy vỡ răng.
Với những gì chia sẻ trên đây, khách hàng đã hiểu rõ hơn về phương pháp phục hình răng tối ưu cũng như trồng răng implant có đau và nguy hiểm không chưa nhỉ? Hãy đến trực tiếp Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn hoặc có thể liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu bất kỳ thông tin nào khác về dịch vụ trồng răng, các dịch vụ chăm sóc - điều trị nha khoa để được hỗ trợ nhanh chóng.