Còn chân răng có trồng răng được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân tìm hiểu khi đến điều trị tại các nha khoa. Bạn có thể trồng răng khi chân răng vẫn còn. Bởi điều này không gây ra tác động gì đến sức khỏe của người bệnh. Ngược lại còn đem lại những lợi ích tuyệt vời. Đặc biệt là giúp bệnh nhân có nụ cười tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Để tìm hiểu rõ thêm về các thông tin liên quan đến việc trồng răng khi còn chân răng, cùng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn đọc ngay bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Trồng răng khi còn chân răng có ảnh hưởng gì không?
Thực hiện trồng răng còn chân răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và răng miệng của bệnh nhân. Nếu được thăm khám, điều trị đúng cách. Nếu chân răng của bạn vẫn chắc khỏe. Bác sẽ sử dụng phương pháp bảo tồn như là điều trị tủy, bọc sứ thay vì nhổ bỏ.
Tuy nhiên, nếu chân răng của bệnh nhân tổn thương quá nặng hoặc gây ra viêm nhiễm. Việc giữ lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chiếc răng lân cận. Như thế, đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn là nhổ bỏ chân răng trước khi trồng răng mới nhằm mang lại hiệu quả lâu dài. Vì thế, điều cần thiết là người bệnh hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Để dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng
Việc mất răng của bệnh nhân đa phần xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, đó chính là:
- Do gặp tai nạn: Tai nạn là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn, việc mất răng phần lớn có thể xảy ra do bạn té ngã khi tham gia chơi thể thao,...
- Răng thiếu canxi: Trường hợp này thường xuất hiện khi bạn ăn uống thất thường và không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu răng bị thiếu canxi bẩm sinh, khả năng bị tổn thương sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- Do bệnh lý răng miệng: Một số bệnh thường gặp như viêm tủy, sâu răng hay viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng ở nhiều người. Trên thực tế cho thấy rằng, răng của bạn sẽ bị phá hủy cấu trúc nếu như không được phát hiện, chữa trị đúng lúc. Từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Các phương pháp trồng răng còn chân răng
Dựa vào tình trạng chân răng của bệnh nhân dài hay ngắn để bác sĩ dễ dàng đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp, cụ thể là:
Trồng răng khi còn chân răng dài
Đối với trường hợp răng chỉ sứt mẻ ở phần trên, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hay bọc răng nếu chân răng của bệnh nhân còn dài.
Hàn trám răng
Đây có thể xem là một phương pháp thích hợp dành cho những người bệnh có răng bị mẻ, gãy vỡ nhưng chưa có dấu hiệu tổn thương đến tủy. Quy trình trám răng được thực hiện khá nhanh chóng và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp. Chỉ trong tầm khoảng 15 - 20 phút, bệnh nhân đã có chiếc răng giống như ban đầu. Nhưng nếu sử dụng phương pháp này, tuổi thọ của chúng sẽ không được cao.
Bọc răng sứ
Giải pháp này đem lại tính thẩm mỹ và độ bền cao cho bệnh nhân khi có thời hạn sử dụng lên đến 20 năm. Đối với các bệnh nhân có răng bị sứt mẻ nặng và cần chữa tủy răng. Đây có thể xem là kỹ thuật khá phù hợp cho bạn. Khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ sẽ xem xét, tính toán tỷ lệ chuẩn xác. Để giúp mài cùi răng không làm tổn thương đến cấu trúc răng và hàm răng trở nên đều, đẹp hơn.
Thời gian phục hồi răng khi bọc sứ khá nhanh nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bệnh nhân sẽ có một hàm răng đẹp và tự nhiên trong khoảng tầm 2 ngày sau khi điều trị. Bên cạnh đó, việc bọc răng sứ có chi phí cao hơn so với phương pháp hàn trám răng. Nếu bạn không biết cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ dễ làm giảm tuổi thọ của răng sứ.
Trồng răng khi còn chân răng ngắn
Khi chân răng của bạn quá ngắn hoặc nằm sát phần lợi. Thay vì loại bỏ chúng, bác sĩ sẽ đưa ra 2 giải pháp phù hợp dành cho bệnh nhân đó là thực hiện cầu răng sứ và trồng Implant.
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp không thể không nhắc tới khi bạn có nhu cầu trồng răng khi còn chân răng. Tuy khá giống với phương pháp bọc răng sứ được đề cập bên trên. Nhưng cách thức thực hiện kỹ thuật này lại hoàn toàn khác nhau.
Để có thể điều trị, đòi hỏi 2 chiếc răng bên cạnh phải thật sự khỏe mạnh. Nhằm làm điểm tựa cho 3 mão sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng của hai chiếc răng kia. Mục đích chính đó là tạo thành 2 trụ vững chắc.
Bạn không cần lo lắng khi ăn nhai. Bởi cầu sứ sẽ nhanh chóng khôi phục lại chiếc răng đã mất, duy trì sự vững chắc của hàm răng. Tuy nhiên, xương hàm của bệnh nhân rất dễ bị tiêu biến sau một thời gian khi chữa trị bằng cách thức này. Điều này dẫn đến tụt lợi và biến dạng khuôn mặt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ không thể làm cầu răng sứ nếu như mất quá nhiều răng.
Cấy ghép Implant
Cấy Implant là kỹ thuật trồng răng còn chân răng hiện đại được các bác sĩ tin dùng. Người bệnh sẽ được cấy trực tiếp trụ Implant vào xương hàm. Để thay thế phần chân răng bị mất trước đó.
Để phục hồi các chiếc răng trên khung hàm, bác sĩ sẽ thực hiện gắn khớp nối Abutment và bọc mão sứ cho bạn. Cách thức này đem đến độ bền chắc cho răng người bệnh, cải thiện khả năng ăn nhai và mang tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, cấy ghép Implant có tuổi thọ khá cao nên bạn không cần lo lắng quá nhiều khi sử dụng. Nếu như người bệnh biết cách chăm sóc răng miệng cẩn thận. Rất có khả năng bạn sẽ sử dụng được chiếc răng đó vĩnh viễn.
Lợi ích trồng răng khi còn chân răng
Việc điều trị trồng răng còn chân răng đem lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích không tưởng, đó chính là:
Bảo vệ cấu trúc hàm răng tự nhiên
Cấu trúc xương hàm sẽ tự nhiên hơn rất nhiều khi chân răng được giữ lại và bác sĩ tiến hành phục hình đúng cách. Từ đó, nhằm bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh và hạn chế tình trạng tiêu xương, biến dạng trên khuôn mặt.
Nâng cao tính thẩm mỹ và tự tin khi giao tiếp
Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp với đám đông khi thực hiện trồng răng. Sử dụng các phương pháp trồng răng hiện đại giúp cho màu sắc của răng không khác biệt mấy so với răng thật và có hình dáng tự nhiên hơn.
Phục hồi chức năng ăn nhai hoàn chỉnh
Chức năng ăn nhai của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và có một vẻ đẹp tự nhiên hơn khi điều trị trồng răng tại nha khoa. Khi nền tảng chân răng đủ vững chắc sẽ giúp cho quá trình ăn nhai của bệnh nhân được thoải mái hơn.
Quy trình thực hiện trồng răng khi còn chân răng
Để tiến hành điều trị, nhằm đem lại hiệu quả cao khi thực hiện trồng răng. Bạn sẽ phải trải qua giai đoạn với 4 bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám và đánh giá tình trạng chân răng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chụp X - quang và tiến hành xét nghiệm các vấn đề liên quan. Để kiểm tra tình trạng chân răng của bệnh nhân. Quá trình này nhằm dễ dàng xác định chân răng của bạn có đủ chắc khỏe. Từ đó giúp làm nền tảng cho việc có nên thực hiện phục hình răng hay không.
Bước 2: Làm sạch chân răng
Khi đã hoàn tất quá trình đánh giá tổng quan, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng. Nhằm dễ dàng loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám dễ gây ra nhiễm trùng trong lúc điều trị. Mục đích chính đó là làm sạch răng miệng. Đồng thời giúp răng giả hay mão răng sứ cấy ghép vào luôn bám chắc và giữ độ bền lâu hơn.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp
Dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ đưa ra cách thức trồng răng phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành hàm trám răng hay bọc răng sứ nếu chân răng của bệnh nhân đủ dài. Ngược lại, chân răng của bệnh nhân quá ngắn. Bác sĩ sẽ làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Bước 4: Hoàn tất quá trình điều trị
Cuối cùng, khi đã trồng răng xong, bác sĩ kê đơn thuốc cho người bệnh và đưa ra các chỉ dẫn về việc chăm sóc răng miệng sau quá trình chữa trị. Điều bạn cần làm bây giờ đó chính là tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chân răng có bất cứ tình trạng gì, hãy đến nha khoa ngay để được điều trị kịp thời.
Một số điều cần lưu ý khi trồng răng còn chân răng
Nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Bạn cần lưu ý kỹ những vấn đề sau đây để hạn chế các rủi ro bất trắc sau khi thực hiện, đó là:
Lựa chọn chất liệu răng phù hợp
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã tạo ra đa dạng các loại mão sứ dành cho người bệnh. Trong đó không thể không kể đến răng toàn sứ Zirconia hay răng sứ kim loại, đối với mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Dựa vào tình trạng răng, ngân sách và nhu cầu của bệnh nhân để đưa ra lựa chọn chất liệu phù hợp. Bác sĩ sẽ tư vấn một cách kỹ lưỡng nhằm giúp người bệnh có quyết định đúng đắn.
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trồng răng
Để răng mới luôn đem lại tính thẩm mĩ và độ bền cao, bạn cần biết cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thông qua các cách như sau:
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và sử dụng dạng kem chứa fluoride nhằm giúp răng luôn được trắng sáng.
- Làm sạch các kẽ chân răng bằng chỉ nha khoa hay tăm nước.
- Tránh làm tổn hại mão răng bằng cách hạn chế sử dụng đồ ăn quá cứng, dẻo, quá nóng hay quá lạnh.
- Nhằm giúp răng luôn được bảo vệ tốt nhất, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ tại nha khoa.
Nói tóm lại, trồng răng khi còn chân răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người bệnh. Để biết tình trạng răng của bạn có thể phù hợp với giải pháp nào. Lúc này, bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa để được tư vấn. Nếu bệnh nhân đang muốn chữa trị tại địa điểm uy tín, hãy thử đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để trải nghiệm dịch vụ tại đây nhé.
Minh Nguyệt.