Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền? Bất kể một chiếc răng nào tồn tại trên cung hàm cũng đều có chức năng quan trọng liên quan đến quá trình ăn nhai. Nếu lỡ như răng hàm bị sâu nặng, buộc phải nhổ bỏ sớm. Hoặc các tác động từ bên ngoài khiến răng bị gãy vỡ thì cần phải trồng lại chiếc răng mới. Chi phí để trồng lại răng hàm tùy vào từng phương pháp và số lượng răng cần trồng.
Sở dĩ, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân trồng lại răng hàm vì nó có vai trò nhai thức ăn. Đặc biệt là vị trí răng số 6,7 đảm nhận nhiệm vụ nghiền nát thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày. Người bị mất răng hàm nên trồng lại răng mới để lấp đầy khoảng trống và tránh nguy cơ tiêu xương hàm.
Nội Dung Bài Viết
Những ảnh hưởng tiêu cực khi răng hàm mất đi
Răng hàm là chiếc răng to, có nhiều chân răng, nhận nhiệm vụ chính trong quá trình ăn nhai. Khi răng hàm hoạt động tốt, nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru, không xảy ra tình trạng đau dạ dày hay ảnh hưởng đến đường ruột. Nếu bạn bị mất một hoặc nhiều răng hàm, lúc này khả năng ăn nhai sẽ bị suy yếu.
Sở hữu những chiếc răng hàm khỏe mạnh sẽ giúp cho hoạt động ăn nhai của bạn diễn ra hiệu quả. Cho nên, nếu bị mất răng hàm, bạn cần phải trồng lại răng mới. Đừng để khu vực bị mất răng tồn tại lâu, nguy cơ cao sẽ xảy ra tiêu xương, gây mất thẩm mỹ. Như vậy, chiếc răng hàm vô cùng quan trọng nên bệnh nhân phải chú ý đến nó. Đừng để răng hàm mất đi, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Hoạt động ăn nhai gián đoạn
Mất đi răng hàm, lực nhai phải phân bổ chia đều cho các răng khác. Bạn càng mất nhiều răng hàm thì khả năng ăn nhai sẽ càng bị giảm sút. Đặc biệt, bệnh nhân không thể nhai nhuyễn thức ăn, gây ra tình trạng thức ăn chỉ xử lý cơ bản, chưa được nghiền nát đã phải đưa xuống dạ dày. Gây đau dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng nên cũng dẫn tới sụt cân, suy nhược.
Ngoài ra, người bị mất răng hàm cũng có biểu hiện chán ăn, do mỗi khi ăn nhai thức ăn dễ mắc lại tại khu vực trống, gây đau nhức. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Làm lệch khớp cắn
Khi mất răng hàm, bệnh nhân rất dễ bị lệch khớp cắn, lý giải cho vấn đề này, chúng ta sẽ cùng xem xét cụ thể như sau:
- Răng hàm bị rụng sớm khiến cho chiếc răng ở đối diện mất đi “bạn đồng hành” hỗ trợ ăn nhai. Một thời gian sau, răng này có xu hướng trồi lên hoặc tụt xuống ở khu vực răng đã mất. Hiện tượng này gây ra tình trạng lệch khớp cắn tự nhiên của hàm răng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, ảnh hưởng nhiều tới khả năng nhai thức ăn.
- Khoảng trống mất răng hiện hữu trên cung hàm của bạn, lực nhai không chia đều ra toàn hàm. Hai răng bên cạnh đã không còn điểm tựa nên chúng có xu hướng đổ về khu vực trống. Cứ như vậy, sẽ khiến cho hàm răng bị xô lệch nghiêm trọng.
Gây hóp má và lão hóa sớm do tiêu xương hàm
Một trong những hậu quả lớn của việc mất răng chính là dễ xảy ra tình trạng tiêu xương. Làm cho má bị hóp vào, khiến khuôn mặt của bệnh nhân trở nên không đẹp, da mặt bị chảy xệ, dẫn đến lão hóa sớm. Có nhiều bệnh nhân bị mất răng hàm lâu ngày, nhiều người nhận xét là bị già hơn so với tuổi thật.
Ngoài ra, vấn đề tiêu xương hàm diễn ra sau khi mất răng cũng làm cho bệnh nhân khó khăn hơn khi trồng implant. Vì chất lượng xương hàm kém, nên bạn phải ghép xương mới có thể giúp cho trụ implant đứng vững được.
Dễ gây loạn khớp thái dương hàm
Răng hàm cũng có nhiệm vụ kiểm soát các cảm giác trong khoang miệng khi liên quan trực tiếp tới sự vận động cơ mặt thông qua dây thần kinh. Khi mất răng sẽ dễ dẫn tới rối loạn khớp thái dương hàm nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ bị đau đầu, cơn đau lan xuống vai gáy, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Răng hàm mất đi để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nên việc trồng răng mới là điều cần thiết. Đó là lý do nhiều bệnh nhân thắc mắc “Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền?” để chuẩn bị tài chính phục hình răng thẩm mỹ.
Giá trồng răng hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức phí trồng răng sẽ có sự khác nhau, cùng đến nha khoa để trồng răng hàm nhưng có bệnh nhân chỉ cần bỏ ra khoảng vài triệu đã sở hữu được chiếc răng giả ăn nhai tốt. Nhưng cũng có bệnh nhân chi ra số tiền lớn hơn mới có được răng hàm đẹp, sử dụng lâu dài. Trước khi trả lời cụ thể vấn đề giá trồng răng hàm, thì chúng ta cùng xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng, như sau:
Phương pháp trồng răng
Hiện tại, đối với trồng răng hàm sẽ có hai phương pháp chính đó là cấy ghép implant và bọc răng sứ:
- Cấy ghép implant: Trồng implant là kỹ thuật được đánh giá cao khi có thể khôi phục chiếc răng hàm mới nhanh chóng, không làm xâm lấn những chiếc răng khác trên cung hàm. Khi thực hiện trồng implant, bệnh nhân sẽ có răng giả ăn nhai ổn định. Tuổi thọ của răng implant cũng khá cao, nên chi phí để trồng implant sẽ có sự chênh lệch nhiều hơn so với làm cầu răng sứ.
- Làm cầu răng sứ: Cầu răng sứ được sử dụng nhiều vì giá thành hợp lý, đem đến tính thẩm mỹ cao. Hình thức này đòi hỏi bệnh nhân phải chấp nhận mài đi răng bên cạnh. Vì lúc này, bác sĩ sử dụng 3 răng giả, hai răng bọc lên răng bên cạnh và chiếc răng ở giữa được nâng đỡ thay thế cho răng đã mất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là sẽ phải thay mới nếu như chúng có dấu hiệu lỏng lẻo, không chắc chắn. Nó không bền chắc như trồng implant nên chi phí cũng sẽ thấp hơn.
Việc lựa chọn hình thức trồng răng nào sẽ được xác định dựa trên mong muốn của khách hàng. Cho nên bạn đừng lo lắng quá nhiều, chỉ cần tìm tới nha khoa uy tín, các vấn đề của bạn về phương pháp trồng răng sẽ được giải quyết.
Tìm hiểu thêm: Cấy ghép răng Implant có tốt không?
Tình trạng răng miệng
Bên cạnh phương pháp trồng răng thì còn có một yếu tố nữa ảnh hưởng tới “Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền?” đó là tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Người có sức khỏe răng miệng tốt, chỉ khuyết thiếu mỗi răng hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng ngay, không phát sinh thêm chi phí nào.
Còn bệnh nhân mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm nhiễm, sâu răng,... thì phải điều trị xong mới trồng răng được. Bởi vì nếu như trồng răng trong tình trạng răng miệng không ổn định dễ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này cũng tác động tới giá trồng răng hàm của bạn.
Riêng đối với những bệnh nhân áp dụng phương pháp trồng răng implant phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh nền gì nghiêm trọng. Bởi vì trụ răng đặt vào xương hàm phải trải qua một ca phẫu thuật phức tạp. Bên cạnh đó, muốn trồng implant thành công, bệnh nhân cần đáp ứng các yếu tố về mật độ xương, chất lượng xương hàm. Dĩ nhiên, người cần phải ghép xương thì chi phí sẽ cao hơn so với những bệnh nhân có mật độ xương ổn định.
Dựa vào hai yếu tố nêu ở trên, bệnh nhân sẽ biết được giá tiền trồng răng hàm của bản thân. Tuy nhiên, muốn biết chính xác thì phải tới nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ chuyên môn cao tư vấn phương pháp trồng răng cụ thể, phù hợp sức khỏe và khả năng chi trả của bạn.
Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền?
Hiện tại, số lượng người trồng răng hàm bằng kỹ thuật cấy ghép implant tăng cao. Bởi vì khi trồng implant bệnh nhân sẽ sở hữu răng giả ăn nhai tốt mà không phải lo sợ vấn đề ảnh hưởng tới các răng lân cận. Hiểu được điều đó Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cung cấp bảng giá cấy ghép implant dưới đây. Bệnh nhân tham khảo và lựa chọn trụ implant phù hợp với tài chính của bản thân nhé.
BẢNG GIÁ CẤY GHÉP IMPLANT | |||
DỊCH VỤ | GIÁ | ||
I. IMPLANT | |||
1. Implant C1 – Đức | 19.500.000 / trụ | ||
2. Implant Swiss – Thụy Sĩ | 19.500.000 / trụ | ||
3. Implant California – Mỹ | 11.700.000 / trụ | ||
4. Implant Neodent – Thụy Sĩ | 11.700.000 / trụ | ||
5. Implant Adin – Đức | 11.700.000 / trụ | ||
6. Implant Straumann - Thụy Sĩ | 21.500.000 / trụ | ||
7. Implant Nobel - Mỹ | 21.500.000 / trụ | ||
8. Implant Hiossen - Mỹ | 11.700.000 / trụ | ||
9. Implant Paltop - Mỹ | 12.000.000 / trụ | ||
10. Implant Kisplant - Hàn Quốc | 9.500.000 / trụ | ||
11. Máng hướng dẫn Digital | 2 triệu VNĐ/1 Implant (1 triệu VNĐ/1 Implant từ Implant thứ 2 trở đi) | ||
12. Scan Digital | 500.000/ 1 lượt | ||
II. ABUTMENT | |||
1. Abutment C1 – Đức | 10.000.000/ răng | ||
2. Abutment Swiss – Thụy Sĩ | 10.000.000/ răng | ||
3. Abutment California – Mỹ | 13.000.000/ răng | ||
4. Abutment Neodent – Thụy Sĩ | 9.500.000/ răng | ||
5. Abutment Adin – Đức | 9.500.000/ răng | ||
6. Abutment Straumann – Thụy Sĩ | 11.700.000/ răng | ||
7. Abutment Nobel – Mỹ | 11.700.000/ răng | ||
8. Abutment Hiossen – Mỹ | 9.500.000/ răng | ||
9. Abutment Paltop – Mỹ | 9.500.000/ răng | ||
10. Abutment Kisplant - Hàn Quốc | 8.500.000/ răng | ||
III. RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT | |||
1.Implant - Răng sứ Titanium | 3.000.000/ răng | ||
2.Implant - Răng sứ Zirconia | 5.500.000/ răng | ||
3.Implant -Răng sứ Cercon | 6.000.000/ răng | ||
GHÉP XƯƠNG - NÂNG XOANG | |||
1. Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp I | 7.000.000/ răng | ||
2.Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp II | 9.500.000/ răng | ||
3. Ghép xương nhân tạo màng collagen cấp I | 11.500.000/ răng | ||
4. Ghép xương nhân tạo màng collagen cấp II | 14.000.000/ răng | ||
5. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp I | 16.500.000/ răng | ||
6. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp II | 18.500.000/ răng | ||
7. Ghép xương khối nhân tạo | 25.000.000/ vùng | ||
8. Nâng xoang kín - cấp I | 18.500.000/ vùng | ||
9. Nâng xoang kín - cấp II | 23.500.000/ vùng | ||
10. Nâng xoang hở - cấp I | 23.500.000/ vùng | ||
11. Nâng xoang hở - cấp II | 35.000.000/ vùng |
Bảng giá ở trên được cập nhật mới liên tục để bệnh nhân tham khảo. Hy vọng bạn chọn được loại trụ thích hợp để phục hình răng thẩm mỹ. Nếu bạn cần tư vấn gì cứ đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, sẽ có bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ cho bạn.
Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền? Bạn hãy tham khảo giá trồng răng hàm bằng phương pháp cấy ghép implant ở trên để đưa ra quyết định phù hợp. Những ai không có đủ tài chính để trồng implant thì có thể chọn làm cầu răng sứ. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có cung cấp cả hai phương pháp phục hình răng thẩm mỹ gồm: Cấy ghép implant và làm cầu răng sứ. Cho nên, nếu có nhu cầu trồng răng cứ tới chi nhánh gần nhất của bệnh viện để được tư vấn và hỗ trợ.
Hạ Mi.