Răng khôn là răng số mấy?

Theo dõi: Google New

Bạn có biết răng khôn là răng thứ mấy trên khuôn hàm không? Và liệu khi nào thì nên nhổ chúng để không ảnh hưởng sức khỏe? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít người cảm thấy bối rối. Đó là lý do vì sao bạn nên quan tâm nhiều hơn tới răng khôn bằng việc đọc hết bài viết dưới đây!

Răng khôn là chiếc răng mọc lên cuối cùng trên khuôn hàm và thường khiến chúng ta phải "thương nhớ" bởi những cơn đau nhức kéo dài trong nhiều ngày. Xoay quanh chiếc răng này có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, chẳng hạn như răng khôn là chiếc răng thứ mấy trên khuôn hàm?

Răng khôn là răng thứ mấy?

Răng khôn sẽ bắt đầu mọc ở độ tuổi 18 đến 25 khi mà những chiếc răng khác đã mọc hoàn chỉnh trên khuôn hàm. Vì vậy, khi răng khôn mọc lên sẽ không còn chỗ để nhú lên khỏi nướu, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc ngầm hoặc đâm ngang sang răng bên cạnh. 

Sau khi nhổ răng khôn kiêng gì và ăn gì để mau lành?
Răng khôn dễ mọc lệch*

Khi răng khôn biến chứng sẽ khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức liên tục và thường đi kèm cơn sốt vào chiều tối, thế nên cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi trong suốt thời gian mọc răng khôn.

Bạn có đang quan tâm về những chiếc răng mọc muộn rất muộn và gây kha khá phiền toái cho mình? Chúng chính là răng số 8, còn gọi là răng khôn đấy. Tìm hiểu thông tin về chúng tại: RĂNG KHÔN LÀ RĂNG GÌ?

Quay trở lại với câu hỏi " răng khôn là chiếc răng thứ mấy?" thì Bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cho biết, răng khôn là chiếc răng cối lớn và là răng số 8 nằm trong cùng trên cung hàm. Ở nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề: Tại sao phải nhổ răng khôn? và thời điểm nào nhổ răng khôn là thích hợp nhất?

Vì sao răng khôn thường mọc lệch?

Việc nắm rõ nguyên nhân răng khôn dễ mọc lệch sau khi biết răng khôn là răng thứ mấy cũng giúp bạn hiểu thêm các thông tin bổ ích về chiếc răng khôn này đấy! Như bạn đã biết, chiếc răng khôn mọc muộn, lúc cung hàm không còn nhiều khoảng trống. Những chiếc răng cuối cùng này là có kích thước khá to, do đó không đủ chỗ để mọc tự nhiên như những răng khác.

Răng khôn thường bắt đầu nhú khi xương hàm đã cứng chắc và không còn khả năng thay đổi kích thước. Việc nhú lên trong khoảng diện tích chật chội khiến răng khôn mọc khó khăn dẫn tới mọc chen chấn và lệch sang một bên. Thậm chí, nhiều răng khôn còn không thể trồi lên khỏi nướu dẫn tới mọc ngầm.

Bên cạnh vấn đề mọc lệch mọc ngầm, răng khôn còn gây ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng sức khỏe nha khoa. Bởi khi có thể mọc thẳng, răng khôn cũng ở vị trí rất khó vệ sinh sạch sẽ. Nếu người mọc răng không chú tâm vào việc bảo vệ sức khỏe nha khoa, việc không làm sạch kỹ lưỡng vùng răng khôn dẫn tới vi khuẩn xâm nhập, gây nên viêm nhiễm. Từ đó hình thành nên nhiều bệnh lý khác. 

Răng khôn là răng số mấy?
Các dạng mọc thường gặp*
Chính vì những lý do trên, răng khôn rất dễ mọc lệch và gây ra biến chứng khi xuất hiện. Nhằm giảm thiểu những nguy hại do chiếc răng này gây ra, các chiến gia nha khoa đã khuyên người bệnh nên tiến hành theo dõi nó tại các cơ sở chuyên khoa thông qua việc chụp X Quang. Điều này giúp bác sĩ có thể can thiệp kịp thời và đưa ra giải pháp xử lý nhanh chóng khi xảy ra bất kỳ biến cố nào. 

Thời điểm nào nhổ răng khôn là thích hợp nhất?

Không phải trường hợp nào sau khi thăm khám cũng được chỉ định nhổ răng khôn. Song, theo thống kê từ các Hiệp Hội nha khoa quốc tế, có tới 70% răng khôn gặp các vấn đề bất thường khi mọc. Và hơn 70% trong chúng được khuyên nên loại bỏ sớm.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Việc nhổ răng khôn răng không hề gây ảnh hưởng lớn đến tổng thể chức năng hàm răng, đồng thời không làm biến đổi diện mạo gương mặt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi nhổ răng, người bệnh cần tham gia vào các cuộc kiểm tra tổng quát. Bởi phương pháp này không được khuyến khích với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc các bệnh nhân huyết áp, tim mạch, máu khó đông...

Một số răng khôn được khuyên nên nhổ bỏ sớm để tránh gây biến chứng về sau như:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên vẹo mà không có xu hướng mọc thẳng khiến người bệnh đau nhức âm ĩ trong nhiều ngày liền. Nếu không được loại bỏ, răng này dễ gây viêm các cơ lân cận, viêm răng số 7, gây xô lệch các răng lân cận.
  • Răng khôn có xu hướng bị sâu hoặc gây viêm nướu. Trong trường hợp này, thay vì trám răng hoặc bọc sứ, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng bởi đây là phương pháp điều trị mang tính chất lâu dài và phòng ngừa.
  • Răng khôn mọc dưới nướu lâu ngày không thể trồi lên hoặc bị lợi trùm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng cơ thể người bệnh.

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất

Nhiều người không hề lường trước những hiểm họa răng khôn gây ra cho mình nên thường chủ quan. Chỉ đến khi chiếc răng này gây đau nhức không thể chịu được nữa thì mới tiến hành đến nha khoa để nhổ bỏ. Theo nha sĩ, những chiếc răn khôn không thể giữ lại thì nên loại bỏ sớm sẽ thành công và ít gây biến chứng, các triệu chứng xấu hơn.

Thời điểm nhổ răng khôn là thích hợp nhất là từ 18 đến 25 tuổi khi chân răng hình thành được 2/3. Bước sang 35 tuổi, bác sĩ phải phẫu thuật để loại bỏ răng khôn bởi vì lúc này xương hàm cứng chắc và đặc hơn.

Răng khôn là răng số mấy?
Răng khôn đau nhức dữ dội*
 
Tuy nhiên, các bạn lưu ý rằng: Không phải ai cũng phải nhổ răng khôn, chỉ khi răng khôn biến chứng mọc lệch mọc ngầm gây nguy hại cho răng lân cận thì chúng ta mới phải trải qua ca điều trị này. Hiện nay, quá trình nhổ bỏ răng khôn đã được hỗ trợ bởi thiết bị siêu âm tiên tiến nên giảm thiểu tối đa đau nhức cho bệnh nhân.

Điều bạn cần làm trước khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một số biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nhổ răng là vô cùng quan trọng.

Thực hiện thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng

Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần thực hiện thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm:
  • Tiền sử bệnh lý: Bạn cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các bệnh lý mà bạn đang mắc phải, bao gồm cả các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,...
  • Loại răng khôn cần nhổ: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng khôn của bạn đang mọc như thế nào, có ảnh hưởng đến các răng khác hay không.
  • Các phương pháp nhổ răng khôn: Tùy thuộc vào tình trạng răng khôn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp nhổ răng phù hợp.
Thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng trước khi nhổ răng khôn sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp nhổ răng an toàn và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Sau khi nhổ răng khôn kiêng gì và ăn gì để mau lành?
Loại bỏ răng khôn để tránh biến chứng về sau*

Nghe theo những chỉ định của nha sĩ

Sau khi thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể cho bạn trước khi nhổ răng khôn. Bạn cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ định này để đảm bảo an toàn và quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
  • Ngưng sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, chống đông máu ít nhất 7 ngày trước khi nhổ răng.
  • Ngưng hút thuốc, uống rượu bia ít nhất 24 giờ trước khi nhổ răng.
  • Vệ sinh răng và khoang miệng sạch sẽ, tránh để bị viêm nhiễm.

Nghỉ ngơi khoa học cho tinh thần thoải mái

Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, đồng thời giảm thiểu lo lắng, căng thẳng trước khi nhổ răng.
Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng trước khi nhổ răng. Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách,... 

Ăn gì sau khi nhổ răng khôn?

Cùng với răng khôn là răng thứ mấy, khi nào nên nhổ, việc ăn uống thời gian đầu sau khi nhổ răng khôn cũng quan trọng không kém. Ngoài ra, những thứ cần kiêng khem sau tiểu phẫu cũng tương đối kỹ lưỡng. Bởi, vết thương rất dễ bị kích thích. Vậy nên ăn gì sau khi nhổ bỏ răng khôn và không nên ăn gì? Chúng ta hãy cùng đến với tư vấn của bác sĩ ngay sau đây:
Sau khi nhổ răng khôn kiêng gì và ăn gì để mau lành?
Ăn cháo súp giúp giảm đau*
  • 1 đến 2 giờ đầu sau nhổ răng khôn, vết thương có thể còn chảy máu. Vì vậy bạn không
  • Nhổ răng khiến cơ hàm khá đau, việc cử động miệng diễn ra cũng khó khăn hơn. Do đó, bạn nên ăn cháo loãng hoặc súp để hạn chế lực nhai giúp giảm áp lực cho toàn hàm trong 1 - 2 ngày đầu tiên.
  • Không nên ăn thực phẩm dai cứng, quá lạnh hoặc quá nóng bởi chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương, khiến việc lành thương diễn ra lâu hơn, thậm chí dễ làm viêm nhiễm vùng nhổ răng.
  • Tránh xa đồ ăn cay, chua bởi chúng sẽ làm vết thương lâu lành. Đồ ăn cay chua cũng không tốt cho sức khỏe nói chung, bạn nên nên hạn chế sử dụng.
  • Uống nhiều nước lọc giúp cơ thể cân bằng, tinh thần thư giãn. Nên bổ sung nước ép trái cây để tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên dùng các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia..., hạn chế các loại nước uống có chứa phẩm màu, nhiều đường...

Chăm sóc răng miệng theo khuyến cao của chuyên gia nha khoa

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần phải chú ý đến cách vệ sinh răng miệng để duy trì hàm răng chắc khỏe: Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng do bác sĩ chỉ định và dùng nước muối súc miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, thực hiện cạo vôi răng theo định kỳ...

Chải răng nhẹ nhàng

Chải răng là bước quan trọng nhất trong việc vệ sinh răng miệng. Để chải răng đúng cách, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Chải răng trong 2 phút, hai lần một ngày, mỗi lần tập trung vào một khu vực. Chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, tập trung vào mặt trước, mặt sau và mặt nhai của răng. 

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám khỏi các kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận. Quấn một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 30cm quanh ngón trỏ và ngón giữa của mỗi tay. Giữ chỉ nha khoa ở giữa hai ngón tay và dùng ngón cái và ngón trỏ đẩy chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng. Nhẹ nhàng di chuyển chỉ nha khoa lên xuống để loại bỏ thức ăn và mảng bám. 
Bầu mọc răng khôn phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Thuốc giảm đau răng khôn*

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn. Pha nước ấm cùng với lượng muối vừa phải. Súc miệng trong 30 giây, sau đó nhổ nước ra. 

Cạo vôi răng định kỳ

Vôi răng là một lớp bám cứng của mảng bám và khoáng chất tích tụ trên răng. Vôi răng có thể gây sâu răng, viêm nha chu và các bệnh răng miệng khác. Bạn nên đi khám nha sĩ để cạo vôi răng định kỳ 6 tháng một lần. 

Thông qua bài viết này, bạn không chỉ có được đáp án cho câu hỏi răng khôn là răng thứ mấy? mà còn biết thêm rất nhiều kiến thức liên quan đến răng khôn. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến chiếc răng đặc biệt này, các bạn hãy liên hệ đến Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn để được tư vấn cụ thể nhé!

Trả lời